Đề thi HK1 môn Vật Lý 8 năm 2020 trường THCS Kim Đồng

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 51244

    Chuyển động nào sau đây không là chuyển động cơ học?

    • A.Sự rơi của chiếc lá.
    • B.Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời.
    • C.Sự thay đổi hướng đi của tia sáng từ không khí vào nước.
    • D.Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 51246

    Hành khách trên tàu A thấy tàu B đang chuyển động về phía trước. Còn hành khách trên tàu B lại thấy tàu C cũng chuyển động về phía trước. Vậy hành khách trên tàu A sẽ thấy tàu C:

    • A.Đứng yên.
    • B.Chạy lùi về phía sau.
    • C.Tiến về phía trước.
    • D.Tất cả đều sai.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 51248

    Biết độ lớn vận tốc của một vật , ta có thể.

    • A.Biết được quỹ đạo của vật là đường tròn hay dường thẳng.
    • B.Biết được vật chuyển động nhanh hay chậm.
    • C.Biết được tại sao vật chuyển động.
    • D.Biết được hướng chuyển động của vật.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 51250

    Một chiếc máy bay mất 5h 15 phút để bay được đọan đường 630 km. Vận tốc trung bình của máy bay là.

    • A.2km/phút
    • B.120 km/h
    • C.33,33m/s
    • D.Tất cả các giá trị trên đều đúng.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 51252

    Lực là nguyên nhân làm: 

    • A.Vật bị biến dạng
    • B.Thay đổi dạng quỹ đạo của vật.
    • C.Thay đổi vận tốc của vật.
    • D.Các tác động A,B,C
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 51254

    Dấu hiệu nào sau đây là chuển động theo quán tính.

    • A.Vận tốc của vật luôn thay đổi.
    • B.Độ lớn vận tốc của vật không đổi.
    • C.Chuyển động của vật theo đường cong.
    • D.Vật tiếp tục đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 51256

    Những cách nào sau đây sẽ làm giảm lực ma sát.

    • A.Mài nhẵn bề mặt tiếp xúc giữa các vật.
    • B.Thêm dầu mỡ.
    • C.Giảm lực ép giữa các vật lên nhau.
    • D.Tất cả các biện pháp trên.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 51258

    Trường hợp nào sau đây không có áp lực.

    • A.Lực của búa đóng vào đinh.
    • B.Trọng lượng của vật.
    • C.Lực của vợt tác dụng vào quả bóng.
    • D.Lực kéo của một vật lên cao.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 51260

    Lực đẩy Ắc- si - mét không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?

    • A.Khối lượng của vật bị nhúng.
    • B.Thể tích của vật bị nhúng.
    • C.Trọng lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.
    • D.Khối lượng riêng của chất lỏng đựng trong chậu.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 51262

    Tìm trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào là chuyển động không đều?

    • A.Chuyển động quay của Trái Đất xung quanh trục của nó.
    • B.Chuyển động quay của cánh quạt điện khi nguồn điện đã ổn định.  
    • C.Chuyển động của kim phút đồng hồ.
    • D.Chuyển động của một quả bóng đá lăn xuống dốc.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 51263

    Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét nào dưới đây không đúng?

    • A.Thuyền chuyển động so với người lái thuyền. 
    • B.Thuyền chuyển động so với bờ sông.
    • C.Thuyền đứng yên so với người lái thuyền.             
    • D.Thuyền chuyển động so với cây cối trên bờ.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 51264

    Một vật chuyển động thẳng đều, thời gian để vật chuyển động hết quãng đường dài 4,8 m là 10 phút. Tốc độ chuyển động vật là:

    • A.4,8 m/ph
    • B.48 m/ph 
    • C. 0,48 m/ph
    • D.480m/ph
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 51265

    Khi nói lực là đại lượng véctơ, bởi vì

    • A.Lực có độ lớn, phương và chiều
    • B.Lực làm cho vật bị biến dạng
    • C.Lực làm cho vật thay đổi tốc độ
    • D.Lực làm cho vật chuyển động
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 51266

    Một vật đang chuyển động chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì

    • A.vật chuyển động với tốc độ tăng đần.
    • B.vật chuyển động với tốc độ giảm dần.
    • C.hướng chuyển động của vật thay đổi.
    • D.vật giữ nguyên tốc độ.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 51267

    Áp lực là

    • A.Lực tác dụng lên mặt bị ép.  
    • B.Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
    • C.Trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng.  
    • D.Lực tác dụng lên vật.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 51268

    Áp suất có đơn vị đo là

    • A.N/m3
    • B.N/cm
    • C.N/m 
    • D.N/m2
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 51269

    Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không mô tả sự tồn tại của lực đẩy Acsimét?

    • A.Nâng một vật dưới nước ta thấy nhẹ hơn nâng vật ở trên không khí.
    • B.Nhấn quả bóng bàn chìm trong nước, rồi thả tay ra, quả bóng lại nổi lên mặt nước.
    • C.Ô tô bị xa lầy khi đi vào chỗ đất mềm, mọi người hỗ trợ đẩy thì ô tô lại lên được.
    • D.Thả một trứng vào bình đựng nước muối mặn, quả trứng không chìm xuống đáy bình.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 51270

    Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng, vật nổi lên khi

    • A.Trọng lượng riêng của vật lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
    • B.Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.
    • C.Trọng lượng riêng của vật bằng trọng lượng riêng của chất lỏng.
    • D.Trọng lượng của vật bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 51271

    Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất:

    • A.p=F/S  
    • B.p=F.s
    • C.p=P/S 
    • D.p=d.V
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 51272

    Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

    • A.Điểm đặt của lực   
    • B.Chiều của lực     
    • C.Phương của lực   
    • D.Độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 51273

    Muốn tăng áp suất thì:

    • A.Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ   
    • B.Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực
    • C.Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ    
    • D.Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 51274

    Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào?

    • A.Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu  
    • B.Trọng lực của tàu
    • C.Lực ma sát giữa tàu và đường ray  
    • D.Cả ba lực trên
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 51275

    Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?

    • A.Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
    • B.Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.
    • C.Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
    • D.Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 51276

    Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết:

    • A.Tăng
    • B.Giảm    
    • C.Không đổi.  
    • D.Có thể tăng, cũng có thể giảm
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 51277

    Công thức tính áp suất chất lỏng là:

    • A.p=d/h
    • B.p= d.h
    • C.p = d.V
    • D.p=h/d
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 51278

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển?

    • A.Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương.
    • B.Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân.
    • C.Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên.
    • D.Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 51279

    Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?

    • A.Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ 
    • B.Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm
    • C.Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi         
    • D.Uống nước trong cốc bằng ống hút
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 51280

    Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất

    • A.Tại đỉnh núi
    • B.Tại chân núi 
    • C.Tại đáy hầm mỏ
    • D.Trên bãi biển
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 51281

    Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì?

    • A.Không khí càng đặc 
    • B.Không khí càng loãng    
    • C.Lực hút trái đất giảm nên áp suất giảm
    • D.Không khí càng nhiều tạp chất
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 51282

    Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

    • A.Trọng lực   
    • B.Lực đẩy Acsimét và lực ma sát
    • C.Lực đẩy Acsimét  
    • D.Trọng lực và lực đẩy Acsimét

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?