Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 28785
Một cặp sách có trọng lượng 35 N thì có khối lượng bao nhiêu gam?
- A.3,5 g.
- B.35 g.
- C.350 g.
- D.3500 g.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 28786
Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là 0,1cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?
- A.20cm3
- B.20,20cm3
- C.20,2cm3
- D.20,25cm3
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 28787
Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. Viên gạch đứng yên vì lí do nào sau đây?
- A.Không chịu tác dụng của lực nào.
- B.Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực hút của Trái đất.
- C.Chịu tác dụng của lực cản của nền nhà lớn hơn trọng lượng của vật.
- D.Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 28788
Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?
- A.Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
- B.Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
- C.Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.
- D.Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 28789
Kéo vật trọng lượng 10 N lên theo phương thẳng đứng phải dùng lực như thế nào?
- A.Lực ít nhất bằng 10 N.
- B.Lực ít nhất bằng 1 N.
- C.Lực ít nhất bằng 100 N.
- D.Lực ít nhất bằng 1000 N.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 28791
Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
- A.Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp
- B.Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt
- C.Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng
- D.Trọng lượng của một quả nặng
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 28792
Treo một quả nặng 50 g vào móc của một lực kế lò xo thì kim chỉ thị của lực kế dừng lại ở
- A.0,5 N
- B.5 N
- C.50 N
- D.500 N
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 28795
Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều rộng cuốn sách giáo khoa vật lí 6.
- A.Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
- B.Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
- C.Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
- D.Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 28796
Giới hạn đo của một cái thước là gì?
- A.Số nhỏ nhất ghi trên thước.
- B.Số lớn nhất ghi trên thước.
- C.Số ghi ở giữa thước.
- D.Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 28798
Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là:
- A.Xen-ti-mét khối (cm3)
- B.Mét (m)
- C.Ki-lô-gam (kg)
- D.Niu-tơn(N)
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 28801
Khi đo chiều dài của một tờ giấy, ba bạn cùng dùng một thước nhưng lại thu được các kết quả khác nhau là: 25 cm, 25,5 cm, 25,1 cm. Thước đo đó có ĐCNN là:
- A.1 mm
- B.0,5 cm
- C.1 cm
- D.5 mm
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 28803
Để đo chiều dài và chu vi miệng của một cái cốc ta nên dùng thước nào?
- A.Thước thẳng
- B.Thước dây
- C.Cả 2 thước đều được
- D.Cả 2 thước đều không được
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 28805
Trang cuối sách Vật lý 6 có ghi “ khổ 17x24cm” các con số đó có nghĩa là:
- A.Chiều dài của sách bằng 24cm và chiều dày bằng 17cm.
- B.Chiều dài của sách bằng 17cm, chiều rộng bằng 24cm.
- C.Chiều dài của sách bằng 24cm, chiều rộng bằng 17cm.
- D.Chiều dài của sách bằng 17x24cm=408cm.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 28806
Để đo thể tích của một hòn sỏi ta dùng dụng cụ nào?
- A.Thước dây
- B.Thước thẳng.
- C.Cân đồng hồ.
- D.Bình chia độ.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 28809
Trên một hộp mứt tết có ghi 250g, số đó chỉ điều gì?
- A.Sức nặng của hộp mứt.
- B.Thể tích của hộp mứt.
- C.Khối lượng của mứt trong hộp.
- D.Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 28811
Đầu một cái cầu có gắn biển báo giao thông hình tròn, viền đỏ, nền trằng, chữ đen ghi 10T. Ý nghĩa của biển đó là gì?
- A.Khối lượng của cầu là 10 tấn.
- B.Trọng lượng của cầu là 10 tấn.
- C.Xe có khối lượng trên 10 tấn không được đi qua cầu.
- D. Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 28812
Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào?
- A.Bình chia độ.
- B.Bình tràn.
- C.Cân.
- D.Cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 28815
Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?
- A.Khối đồng.
- B.Khối sắt.
- C.Khối nhôm.
- D.Ba khối có trọng lượng bằng nhau.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 28817
Hãy chọn câu trả lời đúng: Một quyển sách có 200 trang dày 2,0 cm. Độ dày của mỗi tờ giấy là:
- A.0,01 cm
- B.0,02 cm
- C.0,01 mm
- D.0,02 mm
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 28819
Dùng bình chia độ để đo thể tích của một hòn đá, thể tích nước ban đầu đọc trên bình là V1=60cm3, sau khi thả hòn đá vào bình, đọc được thể tích nước và đá là V2=105cm3, thể tích hòn đá là:
- A.60cm3
- B.105cm3
- C.45cm3
- D.165cm3
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 28821
Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, thì thể tích của vật bằng
- A.thể tích bình tràn
- B.thể tích bình chứa
- C.thể tích nước còn lại trong bình tràn
- D.thể tích nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 28823
Người ta dùng bình chia độ chứa \(50{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\) nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới \(150{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\). Hỏi thể tích hòn đá là bao nhiêu?
- A.\(100{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)
- B.\(150{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)
- C.\(200{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)
- D.\(50{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} c{m^3}\)
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 28825
Một quyển sách nằm yên trên bàn thì nó
- A.chỉ chịu tác dụng của trọng lực
- B.không chịu tác dụng của lực nào cả
- C.chỉ chịu tác dụng của lực đỡ mặt bàn
- D.chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 28827
Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài?
- A.thước thẳng
- B.bình tràn
- C.cân
- D.bình chia độ
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 28829
Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?
- A.quả bóng bị biến dạng
- B.chuyển động của quả bóng bị biến đổi
- C.không có sự biến đổi nào xảy ra cả
- D.quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 28831
Để đo thể tích một vật, người ta dùng đơn vị
- A.kg
- B.N
- C.m3
- D.m
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 28832
Một quả cầu có khối lượng là 15kg thì trọng lượng của nó là
- A.150N
- B.15N
- C.1500N
- D.1,5N
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 28834
Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là
- A.ca đong và bình chia độ.
- B.bình tràn và bình chứa
- C.bình tràn và ca đong.
- D.. bình chứa và bình chia độ.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 28836
Độ chia nhỏ nhất của thước là
- A.độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
- B.độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
- C.độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.
- D.độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 28838
Trọng lực là
- A.lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất
- B.lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia
- C.lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật
- D.lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật