Đề thi HK1 môn Vật lý 12 năm học 2019-2020 trường THPT Thuận An

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 137276

    Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \(x = 8.cos\omega t\)  (cm). Chất điểm dao động với biên độ

    • A.8 cm.        
    • B. 4 cm.         
    • C.2 cm. 
    • D.1 cm.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 137278

    Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?

    • A.Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức
    • B.Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
    • C.Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần số riêng của hệ dao động.
    • D. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 137279

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ?

    • A.Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
    • B.Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang.
    • C.Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng dọc.
    • D.Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 137281

     Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Hệ số công suất của đoạn  mạch không phụ thuộc vào

    • A.tần số của điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch.            
    • B.điện trở thuần của đoạn mạch.
    • C.điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đoạn mạch.             
    • D.độ tự cảm và điện dung của đoạn mạch.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 137283

    Cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch có biểu thức \(i = 2\cos 100\pi t\,(A)\) . Cường độ hiệu dụng có giá trị là

    • A.\(\sqrt 2 \,A\)
    • B.\(2\sqrt 2 \,A\)
    • C.1A.   
    • D.2A.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 137285

    Khi có sóng dừng trên dây hai đầu cố định với 8 bụng sóng thì chiều dài dây bằng

    • A.bốn lần bước sóng.             
    • B.ba lần bước sóng.
    • C.hai lần bước sóng.      
    • D.một lần bước sóng.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 137287

    Kích thích cho một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A thì cơ năng của nó bằng 36 mJ. Khi kích thích cho con lắc lò xo đó dao động điều hòa với biên độ bằng 0,5A thì cơ năng của nó bằng

    • A.54 mJ.  
    • B.18 mJ.          
    • C.9 mJ.          
    • D.144 mJ.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 137289

    Đặt điện áp  \(u = 100\sqrt 2 \cos (100\pi t)\)(V) vào hai đầu đoạn mạch có điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức \(i = 2\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{3})\) (A). Hệ số công suất của mạch điện là

    • A.0,75.      
    • B.1.
    • C.0,25.      
    • D. 0,5.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 137291

    Đặt điện áp  \(u = U\sqrt 2 \cos (2\pi ft)\)(V) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện  Cường độ dòng điện tức thời trong mạch có pha ban đầu bằng

    • A.\(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\)
    • B.0.                
    • C.\(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{3}}}\)
    • D.\(-\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 137293

    Cho máy tăng áp lí tưởng có tỉ số tăng áp là 10. Tổng số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp là 3300 vòng. Số vòng dây cuộn sơ cấp là

    • A.600 vòng.        
    • B. 300 vòng.
    • C.330 vòng.       
    • D.3000 vòng.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 137295

    Con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 100g gắn với một lò xo nhẹ. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình \(x = 10\cos 10\pi t\)  cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc bằng

    • A.0,10 J.        
    • B.0,05 J.            
    • C. 1,00 J.      
    • D. 0,50 J.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 137296

    Trên một sợi dây dài 1 m, hai đầu cố định, có sóng dừng với 2 bụng sóng. Bước sóng của sóng trên dây là

    • A.1 m.    
    • B.2 m.              
    • C. 0,5 m.    
    • D.0,25 m.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 137298

    Cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây lần lượt là N1 và N2. Biết  N1 = N2. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều u = U0coswt V thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp để hở là

    • A.\(\frac{{{U_0} }}{{20}}\)
    • B.\(\frac{{{U_0}\sqrt 2 }}{{20}}\)
    • C.\(\frac{{{U_0} }}{{10}}\)
    • D.\(5\sqrt 2 {U_0}\)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 137300

    Một con lắc lò xo thẳng đứng, khi treo vật lò xo giãn 4 cm. Kích thích cho vật dao động theo phương thẳng đứng với biên độ 8 cm, trong một chu kỳ dao động T khoảng thời gian lò xo bị nén là

    • A.\(\frac{T}{4}\)
    • B.\(\frac{T}{2}\)
    • C.\(\frac{T}{6}\)
    • D.\(\frac{T}{3}\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 137302

    Hai con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật treo có khối lượng lần lượt là 2m và m. Tại thời điểm ban đầu đưa các vật về vị trí để lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ cho hai vật dao động điều hòa, biết tỉ số cơ năng dao động của hai con lắc bằng 4. Tỉ số độ cứng của hai lò xo là

    • A.4.            
    • B. 2.    
    • C.8.    
    • D.1
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 137304

    Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 18 s, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là

    • A. v = 2 m/s.      
    • B.v = 8 m/s.    
    • C.v = 4 m/s.       
    • D.v = 1 m/s.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 137306

    Điện áp ở hai đầu một đoạn mạch có biểu thức là  \(u = 220\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{4})\)(V) (t tính bằng s). Giá trị của u ở thời điểm t = 5 ms là

    • A.- 220 V.      
    • B.\(110\sqrt 2 \)V.     
    • C.220 V.       
    • D. \(-110\sqrt 2 \) V.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 137308

    Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cảm kháng của cuộn cảm bằng 3 lần dung kháng của tụ điện. Tại thời điểm t, điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở và điện áp tức thời giữa hai đầu tụ điện có giá trị tương ứng là 60 V và 20 V. Khi đó điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch là

    • A. \(20\sqrt {13} \) V.    
    • B. \(10\sqrt {13} \) V.    
    • C. 140 V.      
    • D.20 V.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 137310

    Mạch điện xoay chiều AB có uAB = 200 \(\sqrt 2 \)cos100\(\pi\) t(V),  gồm biến trở R, cuộn dây thuần cảm L =  \(\frac{2}{\pi }\)(H), tụ  điện có điện dung C ghép nối tiếp theo thứ tự R, L, C. Vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu đoạn R nối tiếp L. Thay đổi giá trị của R mà số chỉ của vôn kế không đổi, giá trị của C phải là

    • A. \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{4\pi }}\)  (F).    
    • B. \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{3\pi }}\) (F).  
    • C.  \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}\)(F).     
    • D. \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{\pi }}\)(F).  
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 137312

    Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm một cuộn dây mắc nối tiếp với một tụ điện. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây có giá trị bằng điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện. Dòng điện tức thời trong đoạn mạch chậm pha \(\frac{\pi }{4}\) so với điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn dây. Hệ số công suất của đoạn mạch là

    • A.0,707.      
    • B. 0,866.       
    • C.0,924.     
    • D.0,999.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 137314

    Trong hiện tương giao thao sóng nước, hai nguồn A, B cách nhau 25 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là \({u_A} = {u_B} = a\cos (20\pi t + 0,5\pi )\) (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Xét các điểm trên mặt nước thuộc đường tròn tâm A, bán kính  Điểm dao động với biên độ cực đại cách B một đoạn nhỏ nhất là

    • A.0,5 cm.  
    • B. 5 cm.   
    • C.3 cm.   
    • D. 1 cm.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 137316

    Một vật tham gia vào hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt là \({x_1} = 6\cos (10\pi t + \frac{\pi }{6})\,(cm);{x_2} = 6\cos (10\pi t + \frac{{5\pi }}{6})\,(cm)\). Tại thời điểm li độ dao động tổng hợp là \(3\sqrt 3 \) cm và đang tăng thì li độ của dao động thứ nhất là

    • A.0 cm.   
    • B.3 cm.  
    • C.-3 cm.         
    • D. \(3\sqrt 3 \) cm.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 137318

    Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số thay đổi được vào hai đầu đoạn  mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Khi tần số của điện áp là 25 Hz hoặc 64 Hz thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở là như nhau. Để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở cực đại thì tần số phải bằng

    • A.60 Hz.        
    • B.65 Hz.          
    • C.40 Hz. 
    • D.50 Hz.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 137320

    Một sóng dừng trên sợi dây có bước sóng λ. N là nút, hai điểm M1, M2 ở hai bên N cách N những khoảng \(\frac{\lambda }{{12}}\) và \(\frac{\lambda }{{8}}\) . Tại thời điểm t, li độ của M­1, M2 lần lượt là u1, u2 và khác không. Tỉ số \(\frac{{{u_1}}}{{{u_2}}}\)  là

    • A.\(-\frac{1}{{\sqrt 2 }}\)
    • B.\(\frac{1}{{\sqrt 2 }}\)
    • C.\(\sqrt 2\)
    • D.\(-\sqrt 2\)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 137321

    Một con lắc lò xo có khối lượng vật nặng 100 g, treo thẳng đứng dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 với chu kì 0,4 s và biên độ 6 cm. Lấy π2 = 10. Khi vật lên đến vị trí cao nhất, lực đàn hồi tác dụng vào vật có độ lớn

    • A.0,25 N.      
    • B.0.   
    • C.0,5 N.        
    • D.0,1 N.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 137323

    Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa theo phương trình \(x = 10\sin (4\pi t - \pi /2)\) (cm) với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kì bằng:

    • A.0,25s.   
    • B. 0,50s.       
    • C.1,00s.         
    • D.1,50s.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 137325

    Trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện sớm pha \(\varphi {\rm{ (0 < }}\varphi {\rm{ < 0,5}}\pi {\rm{)}}\)  so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Đoạn mạch đó:

    • A.gồm điện trở thuần, tụ điện có dung kháng ZC và cảm kháng ZLC.
    • B.gồm điện trở thuần, và cuộn cảm thuần.
    • C.gồm cuộn cảm thuần và tụ điện.
    • D.gồm điện trở thuần, tụ điện có dung kháng ZC và cảm kháng ZL>ZC.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 137327

    Một sợi dây dài 2L được kéo căng hai đầu cố định A và B. Kích thích để trên dây có sóng dừng ngoài hai đầu là hai nút chỉ còn điểm chính giữa C của sợi dây là nút. Hai điểm M và N trên dây đối xứng nhau qua C. Dao động tại các điểm M và N sẽ có biên độ:

    • A.như nhau và cùng pha.           
    • B.khác nhau và cùng pha.
    • C.như nhau và ngược pha.      
    • D.khác nhau và ngược pha.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 137328

    Hai con lắc lò xo giống hệt nhau, đầu trên của mỗi lò xo được cố định trên một giá đỡ nằm ngang. Vật nặng của mỗi con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ của con lắc 1 là A, của con lắc 2 là \(A\sqrt 3 \)  . Trong quá trình dao động chênh lệch độ cao lớn nhất là A. Khi động năng của con lắc 1 cực đại và bằng 0,12 J thì động năng của con lắc 2 là:

    • A.0,27J.   
    • B.0,12J.      
    • C. 0,08J.  
    • D.0,09J.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 137329

    Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 60 V vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là \({i_1} = {I_0}\cos (100\pi t + \frac{\pi }{4})(A).\) Nếu ngắt bỏ tụ điện C thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch là \({i_2} = {I_0}\cos (100\pi t - \frac{\pi }{{12}})(A).\) Điện áp hai đầu đoạn mạch là:

    • A.\(u = 60\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{{12}})(V)\)
    • B.\(u = 60\sqrt 2 \cos (100\pi t - \frac{\pi }{{6}})(V)\)
    • C.\(u = 60\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{{12}})(V)\)
    • D.\(u = 60\sqrt 2 \cos (100\pi t + \frac{\pi }{{6}})(V)\)
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 137330

    Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 \cos \omega t(V){\rm{ }}\) vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp theo thứ tự gồm cuộn dây cảm thuần L, biến trở R và tụ điện có điện dung C. Khi R = R1 thì dòng điện trễ pha một góc \(\alpha {\rm{ }}(\alpha > 0)\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch và công suất mạch tiêu thụ là P1. Khi R = R2 thì dòng điện trễ pha \(2\alpha \) so với điện áp hai đầu đoạn mạch và công suất mạch tiêu thụ là P2. Khi R=R0 thì dòng điện trễ pha \({\varphi _0}\) so với điện áp hai đầu mạch và công suất mạch tiêu thụ cực đại. Nếu P1=P2 thì:

    • A.\({\rm{ }}\alpha {\rm{ = }}\pi {\rm{/3 ; }}{\varphi _0} = \pi /4.\)
    • B.\({\rm{ }}\alpha {\rm{ = }}\pi {\rm{/6 ; }}{\varphi _0} = \pi /4\)
    • C.\({\rm{ }}\alpha {\rm{ = }}\pi {\rm{/3 ; }}{\varphi _0} = \pi /3.\)
    • D.\({\rm{ }}\alpha {\rm{ = }}\pi {\rm{/6 ; }}{\varphi _0} = \pi /3.\)
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 137331

    Một nguồn điểm S phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, ba điểm S, A, B nằm trên một phương truyền sóng (A, B cùng phía so với S và AB = 33 m). Điểm M là trung điểm AB và cách S 80 m có mức cường độ âm 70 dB. Biết vận tốc âm trong không khí là 340 m/s và cho rằng môi trường không hấp thụ âm (cường độ âm chuẩn Io = 10-12 W/m2). Năng lượng của sóng âm trong không gian giới hạn bởi hai mặt cầu tâm S qua A và B gần bằng

    • A.71 mJ.        
    • B.71 mJ.   
    • C.78 mJ.          
    • D.78 mJ.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 137332

    Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp gồm cuộn cảm L, biến trở R, và tụ điện C mắc nối tiếp theo đúng thứ tự trên.

    Gọi M là điểm giữa L và R, N là điểm giữa R và C. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của các điện áp hiệu dụng UAN và UMB theo giá trị của biến trở R được cho như hình vẽ bên. Khi giá trị của R bằng 60 W thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm gần giá trị nào nhất sau đây?

    • A.75V.            
    • B.260 V.             
    • C.150 V.      
    • D.130 V.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 137333

    Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1 m và vật nhỏ có khối lượng 200 g mang điện tích \(q = {10^{ - 5}}\,C.\) Treo con lắc đơn này trong điện trường đều với vectơ cường độ điện trường hướng theo phương nằm ngang có độ lớn 104 V/m. Khi quả cầu đang cân bằng, người ta đột ngột đổi chiều điện trường nhưng vẫn giữ nguyên cường độ. Lấy g = 10 m/s2. Trong quá trình dao động, hai vị trí trên quỹ đạo của quả nặng có độ cao chênh lệch nhau lớn nhất là

    • A.0,97 cm
    • B.1,12 cm.       
    • C. 1,44 cm.      
    • D.1,96 cm.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 137334

    Đặt điện áp u = U0coswt (U0 không đổi, w thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm R,L,C mắc nối tiếp. Biết cuộn cảm thuần L và tụ điện C và điện trở R có giá trị hữu hạn và không đổi. Khi \(\omega = {\omega _1}\) thì công suất tiêu thụ của mạch là 30 W và dòng điện trong mạch sớm pha hơn u góc j1. Khi \(\omega = {\omega _2}\) thì công suất tiêu thụ của mạch là 210 W và dòng điện trong mạch sớm pha hơn u góc \({\varphi _2} = {90^0} - {\varphi _1}\). Hệ số công suất của mạch khi \(\omega = {\omega _1}\) là

    • A.\(\frac{1}{{\sqrt {10} }}.\)
    • B.\(\frac{1}{{2\sqrt {2} }}.\)
    • C.\(\frac{1}{{2 }}.\)
    • D.\(\frac{1}{{\sqrt {5} }}.\)
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 137335

    Một lò xo nhẹ độ cứng  20N/m đặt thẳng đứng, đầu dưới gắn cố định, đầu trên gắn với 1 cái đĩa nhỏ khối lượng M = 600g, một vật nhỏ khối lượng  200g được thả rơi từ độ cao  20cm so với đĩa, khi vật nhỏ chạm đĩa thì chúng bắt đầu dao động điều hòa, coi va chạm hoàn toàn không đàn hồi. Chọn t = 0 ngay lúc va chạm, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng của hệ vật M+m, chiều dương hướng xuống. Phương trình dao động của hệ vật là

    • A.\(x = 20\sqrt 2 c{\rm{os}}(5t - \frac{{3\pi }}{4})\)cm.   
    • B.  \(x = 10\sqrt 2 c{\rm{os}}(5t- \frac{{3\pi }}{4})\)cm.
    • C. \(x = 10\sqrt 2 c{\rm{os}}(5t+ \frac{{\pi }}{4})\) cm.  
    • D. \(x = 20\sqrt 2 c{\rm{os}}(5t - \frac{{\pi }}{4})\)cm.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 137336

    Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B cách nhau 16cm, dao động điều hòa vuông góc với mặt chất lỏng với phương trình sóng tại A và B lần lượt là:  uA = 2cos(40πt) (cm) và  uB = 2cos(40πt + π) (cm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40cm/s. Gọi M là một điểm thuộc mặt chất lỏng, nằm trên đường Ax vuông góc với AB cách A một đoạn ngắn nhất mà phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách AM là

    • A.0,515 cm.     
    • B.1,03 cm
    • C. 0,821 cm.        
    • D.1,27 cm.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 137337

    Cho hai máy biến áp lý tưởng, các cuộn dây sơ cấp có cùng số vòng dây, nhưng các cuộn thứ cấp có số vòng dây khác nhau. Khi lần lượt đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu cuộn sơ cấp của hai máy thì tỉ số giữa điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở và hai đầu cuộn sơ cấp của mỗi máy tương ứng là 1,5 và 1,8. Khi thay đổi số vòng dây cuộn sơ cấp của mỗi máy đi 20 vòng dây rồi lặp lại thí nghiệm thì tỉ số điện áp nói trên của 2 máy là như nhau. Số vòng dây của cuộn sơ cấp của mỗi máy ban đầu là

    • A.440 vòng.             
    • B.120 vòng.         
    • C.250 vòng.  
    • D. 220 vòng.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 137338

    Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, vuông pha nhau, có biên độ tương ứng là A1 và A2. Biết dao động tổng hợp có phương trình \(x = 16\cos \omega t\) (cm) và lệch pha so với dao động thứ nhất một góc α1 . Thay đổi biên độ của hai dao động, trong đó biên độ của dao động thứ hai tăng lên \(\sqrt {15} \)  lần nhưng vân giữ nguyên pha của hai dao động thành phần. Khi đó, dao động tổng hợp có biên độ không đổi nhưng lệch pha so với dao động thứ nhất một góc α1 với \({\alpha _1} + {\alpha _2} = \frac{\pi }{2}\) . Giá trị của A2 bằng

    • A.4 cm.          
    • B.13 cm.         
    • C.9 cm.
    • D.6 cm.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 137339

    Một con lắc gồm lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng k, một đầu gắn vật nhỏ có khối lượng m, đầu còn lại được treo vào một điểm cố định. Con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kỳ dao động của con lắc là

    • A.\(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{m}{k}} \)
    • B.\(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} .\)
    • C.\(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} .\)
    • D.\(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} .\)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?