Đề thi HK1 môn Vật Lý 12 năm 2020 trường THPT Phan Đình Phùng

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 136860

    Máy phát điện xoay chiều ba pha kiểu cảm ứng có các cuộn dây của phần ứng mắc hình sao thì tải tiêu thụ của nó được mắc với nhau:

    • A.theo kiểu hình sao hoặc theo kiểu hình tam giác.
    • B.luôn theo kiểu hình tam giác.
    • C.luôn theo kiểu hình sao.
    • D.luôn phải mắc song song với nhau.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 136861

    Khi nói về hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha, phát biểu nào sau đây là sai?

    • A.Từ trường quay có cùng tần số với tần số điện áp mà động cơ sử dụng.
    • B.Điện năng đưa vào động cơ biến thành cơ năng quay của rôto.
    • C.Tốc độ quay của rôto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.
    • D.Tốc độ quay của roto bằng tần số góc của dòng điện xoay chiều qua động cơ.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 136862

    Đoạn mạch điện xoay chiều AB chỉ chứa một trong các phần tử: điện trở thuần, cuộn cảm thuần hoặc tụ điện. Khi đặt điện áp u=U0cos(100πt+π/4) lên hai đầu A và B thì dòng điện trong mạch có biểu thức i=I0cos(100πt−π/4). Đoạn mạch AB chứa

    • A.cuộn dây có điện trở.
    • B.cuộn cảm thuần.
    • C.tụ điện.
    • D.điện trở thuần.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 136863

    Một đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L, tụ điện có điện dung C và một điện trở thuần R: mắc nối tiếp. Nếu hai đầu đoạn mạch được duy trì bởi điện áp U0√2cos(ωt) thì công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại khi

    • A.\({\omega = \sqrt {LC} }\)
    • B.\({\omega = \sqrt {\frac{L}{C}} }\)
    • C.\({\omega = \frac{1}{{LC}}}\)
    • D.\({\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}}\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 136864

    Chọn phát biểu đúng:

    Tốc độ truyền sóng cơ trong một môi trường

    • A.phụ thuộc vào bản chất của môi trường và tần số của sóng.
    • B.phụ thuộc vào mật độ vật chất của môi trường và năng lượng của sóng.
    • C.chỉ phụ thuộc vào mật độ vật chất của môi trường (mật độ khối lượng, độ đàn hồi) và nhiệt độ của môi trường.
    • D.phụ thuộc vào độ đàn hồi của môi trường và cường độ sóng.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 136865

    Sóng cơ không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?

    • A.chất rắn    
    • B.chất lỏng
    • C.chất khí    
    • D.chân không
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 136866

    Trong sự giao thoa sóng trên mặt của hai nguồn kết hợp, cùng pha, những điểm dao động với biên độ cực đại có hiệu khoảng cách từ đó tới các nguồn bằng:

    • A.\({{d_2} - {d_1} = k\lambda }\)
    • B.\({{d_2} - {d_1} = k\frac{\lambda }{2}}\)
    • C.\({{d_2} - {d_1} = \left( {k + \frac{1}{2}} \right)\lambda }\)
    • D.\({{d_2} - {d_1} = 2k\lambda }\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 136867

    Một sóng có tần số 100 Hz truyền trong một môi trường với tốc đọ 50 m/s, thì bước sóng của nó là

    • A.0,25m  
    • B.1,0m
    • C.0,25m   
    • D.0,5m
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 136868

    Cho hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 giống hệt nhau cách nhau 5 cm. Sóng do hai nguồn này tạo ra có bước sóng 2 cm. Trên S1, S2 quan sát được số cực đại giao thoa là:

    • A.7
    • B.5
    • C.9
    • D.3
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 136869

    Trong một môi trường có sóng tần số 50 Hz lan truyền với tốc độ 160 m/s. Hai điểm gần nhau nhất trên cùng phương truyền sóng dao động vuông pha nhau thì cách nhau là:

    • A.3,2 m  
    • B.8m
    • C.0,8m 
    • D.1,6m
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 136870

    Một sóng cơ truyền theo trục Ox có phương trình u=12cos(20t−4x)(cm) trong đó x là tọa độ tính bằng mét (m), t là thời gian được tính bằng giây (s). Tốc độ truyền sóng là:

    • A.5 m/s  
    • B.0,5 m/s
    • C.40 m/s     
    • D.4 m/s
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 136871

    Một sóng có tần số 500 Hz có tốc độ lan truyền 350 m/s. Hai điểm gần nhất trên sóng phải cách nhau một khoảng là bao nhiêu để giữa chúng có độ chênh lệch pha bằng π/3 rad?

    • A.4,285m  
    • B.0,233m
    • C.0,476m  
    • D.0,116m
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 136872

    Một người quan sát trên mặt biển nhận thấy trong 4s có ba ngọn sóng biển đi qua trước mặt mình, ngoài ra khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 12cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là:

    • A.24 cm/s      
    • B.12 cm/s
    • C.6 cm/s   
    • D.18 cm/s
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 136873

    Hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2, nằm trên mặt chất lỏng thực hiện các dao động điều hòa theo phương vuông góc với mặt chất lỏng với hiệu số pha ban đầu bằng φ. Biết rằng trên đường nối hai nguồn, trong số những điểm có biên độ dao động bằng 0 thì điểm M gần đường trung trực nhất cách đường trung trực một khoảng bằng λ/6. Hiệu số pha ban đầu φ có giá trị bằng: 

    • A.2π/3
    • B.π/2
    • C.π/3
    • D.π/6
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 136874

    Một vật dao động điều hòa, trong thời gian 1 phút vật thực hiện được 30 dao động. Chu kì dao động của vật là:

    • A.2s
    • B.1s
    • C. 0,5s
    • D.30s
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 136875

    Cho một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình x=10cos(20t−π/3)(cm). Biết vật nặng có khối lượng m = 100g. Động năng của vật tại li độ x = 8cm là:

    • A.7,2J   
    • B.0,072J
    • C.0,72J  
    • D.2,6J
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 136876

    Hiện tượng cộng hưởng cơ học xảy ra khi nào?

    • A.tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.
    • B.tần số của lực cưỡng bức bé hơn tần số riêng của hệ.
    • C.tần số của lực cưỡng bức bằng tần số của dao động cưỡng bức.
    • D.tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 136877

    Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 40cm. Khi vật ở vị trí x = 10cm thì vật có vận tốc là v=20π√3cm/s. Chu kì dao động của vật là:

    • A.5s 
    • B.1s
    • C.0,5s 
    • D.0,1s
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 136878

    Một vật dao động điều hòa có phương trình dao động là x=5cos(2πt+π/3)(cm). Vận tốc của vật khi có li độ x = 3cm là:

    • A.±12,56cm/s±12,56cm/s   
    • B.25,12cm/s
    • C.±25,12cm/s±25,12cm/s 
    • D.12,56cm/s
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 136879

    Một vật dao động điều hòa khi đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương ở thời điểm ban đầu. Khi vật có li độ 3cm thì vận tốc của vật bằng 8π cm/s và khi vật có li độ bằng 4cm thì vận tốc của vật bằng 6π cm/s. Phương trình dao động của vật có dạng:

    • A.\(x = 10\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( {cm} \right)\)
    • B.\(x = 5\cos \left( {\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\left( {cm} \right)\)
    • C.\(x = 5\cos \left( {2\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\left( {cm} \right)\)
    • D.\(x = 5\cos \left( {2\pi t + \pi } \right)\left( {cm} \right)\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 136880

    Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình:

     \({x_1} = 3\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right);{x_2} = 7\cos \left( {10\pi t + \frac{{13\pi }}{6}} \right)\left( {cm} \right)\).

    Dao động tổng hợp có phương trình là:

    • A.\(x = 10\cos \left( {10\pi t + \frac{{7\pi }}{3}} \right)\left( {cm} \right)\)
    • B.\(x = 4\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)\)
    • C.\(x = 10\cos \left( {20\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)\)
    • D.\(x = 10\cos \left( {10\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( {cm} \right)\)
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 136881

    Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình x=10cosωt(cm). Tại vị trí có li độ x = 5cm, tỉ số giữa động năng và thế năng của con lắc là:

    • A.4
    • B.1
    • C.2
    • D.3
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 136882

    Cho một con lắc lò xo dao động với phương trình x=10cos(20t−π/3)(cm). Biết vật nặng có khối lượng m = 100g. Thế năng của con lắc tại thời điểm t=π(s) bằng:

    • A.0,25J  
    • B.0,5J
    • C.0,5mJ  
    • D.0,05J
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 136883

    Trong dao động điều hòa

    • A.lực tác dụng lên vật trái dấu với li độ và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ.
    • B.vận tốc luôn trễ pha π/2  so với li độ.
    • C.gia tốc luôn trễ pha π/2 so với vận tốc.
    • D.gia tốc và li độ luôn cùng pha.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 136884

    Một vật dao động điều hòa theo phương trình: x = 3cos(2 t+π/2) (cm) 

    Tần số của dao động là:

    • A.π/2 Hz
    • B.2π Hz
    • C.1/π Hz
    • D.3 Hz
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 136885

    Một vật nhỏ khối lượng m = 0,01kg treo ở đầu một lò xo có độ cứng k = 4 N/m, dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng. Chu kì dao động của vật là: 

    • A.0,624s   
    • B.0,314s
    • C.0,196s    
    • D.0,157s
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 136886

    Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=2cos(πt−3π/4) trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây (s). Vào thời điểm t =3,5s vật đi qua vị trí có li độ

    • A.-2cm
    • B.2cm
    • C.√2cm
    • D.−√2cm
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 136887

    Một vật nặng treo vào đầu lò xo làm cho lò xo dãn ra 4 cm. Đầu kia treo vào một điểm O cố định. Hệ dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Cho g=π2 m/s2.  Chu kì dao động của hệ là:

    • A.0,8s   
    • B.0,4s
    • C.0,2s  
    • D.1,6s
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 136888

    Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m và vật nặng có khối lượng m, dao động điều hòa theo trục Ox nằm ngang. Thế năng của con lắc đó khi vật đi qua vị trí có li độ x = 3cm theo chiều âm là:

    • A.0,045J 
    • B.0,09J
    • C.-0,045J  
    • D.-0,09J
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 136889

    Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ A = 10,0cm và cơ năng 0,8J. Độ cứng của lò xo là:

    • A.80 N/m  
    • B.40 N/m
    • C.1,6 N/m  
    • D.160 N/m
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 136890

    Một dòng điện xoay chiều có tần số f = 50Hz. Trong mỗi giây, dòng điện đổi chiều:

    • A.50 lần  
    • B.150 lần
    • C.100 lần  
    • D.200 lần
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 136891

    Điện áp tức thời giữa hai đầu một đoạn mạch là u=220cos100πt(V).  Thời điểm gần nhất kể từ lúc t = 0, điện áp tức thời đạt giá trị 110V là:

    • A.1/600s
    • B.1/100s
    • C.0,02s
    • D.1/300s
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 136892

    Một máy phát điện xoay chiều (kiểu cảm ứng) có 6 cặp cực. Rôt phải quay với tốc độ bằng bao nhiêu để dòng điện nó phát ra có tần số 50Hz?

    • A.n = 500 vòng/phút
    • B.n = 500 vòng/phút
    • C.n = 750 vòng/phút
    • D.n = 1000 vòng/ phút
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 136893

    Trong đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, nếu ZL > ZC thì pha của cường độ dòng điện I chạy trong mạch so với pha của điện áp u giữa hai đầu đoạn mạch là:

    • A.sớm hơn 
    • B.trễ hơn
    • C.cùng pha  
    • D.ngược pha
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 136894

    Một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc vào điện áp xoay chiều có tần số f. Nếu tăng L lên 2 lần, giảm f đi 4 lần thì cảm kháng của cuộn cảm sẽ

    • A.giảm 4 lần
    • B.tăng 4 lần
    • C.giảm 2 lần
    • D.tăng 2 lần
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 136895

    Một tụ điện có điện dung C=10−4πF  vào điện áp xoay chiều có tần số f = 50Hz thì dung kháng của tụ điện là:

    • A.50Ω
    • B.100Ω
    • C.0,01Ω
    • D.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 136896

    Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R=100Ω mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=1/πH.  Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u=200cos(100πt)(V).  Công suất tiêu thụ của mạch điện là:

    • A.200√2W
    • B.200W
    • C.100W
    • D.50W
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 136897

    Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R=100Ω mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C=10−4/πF.  Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều u=200cos(100πt)(V). Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện chạy trong mạch là:

    • A.1,2√2A
    • B.1
    • C.2A
    • D.2A
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 136898

    Cho đoạn mạch xoay chiều gồm các phần tử R, L, C mắc nối tiếp với R thay đổi được, cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL=15Ω,  tụ điện có điện dung ZC=4Ω,  điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch là 12√2cos100πt(V).  Công suất tiêu thụ điện của mạch cực đại khi R bằng:

    • A.11Ω
    • B.
    • C.
    • D.14Ω
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 136899

    So với pha dao động của li độ thì pha dao động của gia tốc có đặc điểm gì?

    • A.ngược pha
    • B.vuông pha
    • C.cùng pha
    • D.trễ pha

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?