Đề thi HK1 môn Vật Lý 11 năm 2020 trường THPT Mạc Đĩnh Chi

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 88395

    Hai điện tích q1, q2 đặt trong không khí cách nhau khoảng r. Lực tĩnh điện giữa chúng là:

    • A.\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{r}\)
    • B.\(F = k\frac{{\left| {{q_1} + {q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
    • C.\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
    • D.\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{2r}}\)
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 88396

    Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên 3 lần thì lực tương tác giữa chúng sẽ:

    • A.tăng lên gấp 3 lần
    • B.giảm đi 9 lần
    • C.tăng lên gấp 9 lần
    • D.không thay đổi
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 88397

    Người ta làm nhiễm điện cho một thanh kim loại bằng cách hưởng ứng. Sau khi nhiễm điện thì số electron trong thanh kim loại sẽ:

    • A.tăng
    • B.giảm
    • C.không đổi
    • D.lúc đầu tăng, lúc sau giảm dần.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 88398

    Chọn câu phát biểu sai

    • A.Điện tích nguyên tố là điện tích nhỏ nhất mà ta đã biết trong tự nhiên.
    • B.Độ lớn điện tích của electron và proton là điện tích nguyên tố.
    • C.Khi một nguyên tử bị mất bớt electron hoặc nhận thêm electron thì nó trở thành ion dương.
    • D.Khi một vật mang điện tích thì điện tích của nó có độ lớn bằng số nguyên lần điện tích nguyên tố.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 88399

    Tính chất cơ bản của điện trường là:

    • A.tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
    • B.làm nhiễm điện các vật đặt gần nó.
    • C.có mang năng lượng rất lớn.
    • D.gây ra lực tác dụng lên nam châm đặt trong nó.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 88400

    Một quả cầu mang điện tích Q đặt trong điện môi đồng chất. Cường độ điện trường do Q gây ra tại điểm M trong không gian không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

    • A.độ lớn của điện tích Q
    • B.hằng số điện môi của môi trường
    • C.bản chất của chất cấu tạo nên quả cầu
    • D.Khoảng cách từ điện tích Q đến điểm M
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 88401

    Chọn phát biểu sai về đường sức điện

    • A.Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm trùng với giá của vecto cường độ điện trường tại điểm đó.
    • B.Tại một điểm trong điện trường, ta chỉ vẽ được một đường sức đi qua.
    • C.Ở chỗ cường độ điện trường lớn thì đường sức điện sẽ thưa, còn ở chỗ cường độ điện trường nhỏ thì đường sức sẽ mau.
    • D.Đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều nhau.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 88402

    Công của lực điện trong sự di chuyển điện tích từ điểm M đến N trong điện trường đều

    • A.phụ thuộc vào hình dạng đường đi từ M đến N
    • B.không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích di chuyển
    • C.không phụ thuộc vào cường độ điện trường
    • D.phụ thuộc vào vị trí điểm đầu M và điểm cuối N
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 88403

    Người ta thả một electron tự do không vận tốc đầu trong một điện trường đều. Khi đó electron sẽ

    • A.đứng yên
    • B.chuyển động dọc theo một đường sức và cùng chiều đường sức
    • C.chuyển động dọc theo một đường sức và ngược chiều đường sức
    • D.chuyển động theo phương vuông góc với các đường sức.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 88404

    Điều nào sau đây là không đúng khi nói về tụ điện?

    • A.Tụ điện là hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và được ngăn cách bởi một lớp điện môi
    • B.Khi tích điện cho tụ điện bằng một hiệu điện thế thì điện tích Q của tụ điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U giữa hai bản tụ điện.
    • C.Công thức tính điện dung của tụ điện là C=UQ
    • D.Đơn vị của điện dung là Fara (F)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 88405

    Dòng điện không đổi là dòng điện

    • A.có chiều không đổi theo thời gian
    • B.có chiều và cường độ không đổi theo thời gian
    • C.có cường độ không đổi theo thời gian
    • D.có chiều thay đổi nhưng cường độ không thay đổi theo thời gian.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 88406

    Trong các pin điện hóa, dạng năng lượng nào sau đây được biến đổi thành điện năng?

    • A.Hóa năng
    • B.Quang năng
    • C.Cơ năng 
    • D.Nhiệt năng
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 88407

    Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng

    • A.tạo ra năng lượng của nguồn
    • B.thực hiện công của nguồn điện
    • C.nhiễm điện cho các vật
    • D.duy trì hiệu điện thế của nguồn điện
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 88408

    Trong một mạch kín chứa nguồn điện, cường độ dòng điện trong mạch

    • A.tỉ lệ thuận với điện trở toàn phần của mạch
    • B.phụ thuộc vào tính chất của đoạn mạch
    • C.tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện
    • D.tỉ lệ thuận với điện trở toàn phần của mạch và tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn điện.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 88409

    Một bộ nguồn gồm các nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động e và điện trở trong r. Bộ nguồn được mắc kiểu hỗn hợp đối xứng gồm m dãy mắc song song, mỗi dãy gồn n nguồn. Chọn công thức đúng để tính suất điện động và điện trở trong tương đương của bộ nguồn?

    • A.\({E_b} = me;{r_b} = \frac{{m{\rm{r}}}}{n}\)
    • B.\({E_b} = me;{r_b} = n{\rm{r}}\)
    • C.\({E_b} = \frac{{ne}}{m};{r_b} = n{\rm{r}}\)
    • D.\({E_b} = ne;{r_b} = \frac{{n{\rm{r}}}}{m}\)
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 88410

    Một tụ điện có ghi  25μF−500V. Nối hai bản tụ vào một nguồn điện có hiệu điện thế 300V. Điện tích của tụ điện là

    • A.7,5.10-4C
    • B.9,5.10-3C
    • C.8,5.10-3C
    • D.7,5.10-3C
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 88411

    Một tụ điện có ghi  25μF−500V. Nối hai bản tụ vào một nguồn điện có hiệu điện thế 300V. Tính điện tích tối đa mà tụ tích được.

    • A.125C
    • B.1,25C
    • C.0,0125C
    • D.0,125C
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 88412

    Tính công mà lực điện trường tác dụng lên một electron sinh ra khi nó chuyển động từ điểm M đến điểm N trong điện trường có hiệu điện thế bằng 100V.

    • A.-1,6.10-14J
    • B.-1,6.10-15J
    • C.-1,6.10-16J
    • D.-1,6.10-17J
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 88413

    Cho hai điện tích điểm q1 = 6 µC; q2 = – 8 µC đặt cố định lần lượt tại hai điểm A, B trong chân không, với AB = 4 cm. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích

    • A.là lực đẩy, độ lớn 270 N.
    • B.là lực đẩy, độ lớn 0,027 N.
    • C.là lực hút, độ lớn 0,027 N
    • D.là lực hút, độ lớn 270 N.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 88414

    Hai dây dẫn đồng chất có cùng chiều dài nhưng khác tiết diện (S2 = 2S1) được mắc nối tiếp vào một mạch điện. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên hai dây liên hệ với nhau qua biểu thức

    • A. Q1 = 2Q2
    • B.Q1  = Q2/4
    • C.Q1  = 4Q2
    • D. Q1  =Q2 /2
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 88415

    Cho mạch điện như hình vẽ (a), R1= R=40Ω; R3=20Ω. Đặt vào hai điểm AB hiệu điện thế U thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R3 là U3 = 60 V. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R1 là

    • A.32,4 W.     
    • B.60,0 W.
    • C.360,0 W. 
    • D.90,0 W.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 88416

    Xét một tam giác ABC đặt trong điện trường đều \(\vec E\) cùng hướng với \(\vec {BC}\) và E = 2500V/m. Biết chiều dài các cạnh AB = 4 cm, AC = 5 cm, BC = 3cm. Hiệu điện thế giữa C và A bằng

    • A.– 75 V
    • B.75 V
    • C.7,5.104 V
    • D. – 7,5.10 – 4 V
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 88418

    Khi nối hai bản tụ điện đã tích điện bằng một dây dẫn. Chọn phát biểu sai.

    • A.Bản tụ ban đầu tích điện dương sẽ nhận thêm electron.
    • B.Bản tụ ban đầu tích điện âm sẽ mất bớt electron.
    • C.Có dòng điện qua dây dẫn.
    • D.Năng lượng của tụ điện đã chuyển từ bản âm sang bản dương.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 88421

    Dòng điện có cường độ I lần lượt đi qua nguồn có suất điện động E, đoạn mạch có hiệu điện thế U, điện trở R trong thời gian t. Chọn biểu thức sai.

    • A.Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R: Pnh = RI2
    • B.Điện năng tiêu thụ trên một đoạn mạch: A = UIt
    • C.Công của nguồn điện: Ang = EIt
    • D.Công suất của nguồn điện: Png = EIt
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 88423

    Một hạt proton chuyển động ngược chiều đường sức điện trường đều với tốc độ ban đầu 4.105 m/s. Cho cường độ điện trường đều có độ lớn E = 3000 V/m, e = 1,6.10 – 19 C,  mp = 1,67.10 – 27 kg. Bỏ qua tác dụng của trọng lực lên proton. Sau khi đi được đoạn đường 3 cm, tốc độ của proton là

    • A.3,98.10m/s  
    • B.5,64.105 m/s
    • C.3,78.105 m/s.  
    • D.4,21.105 m/s
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 88425

    Dùng các kí hiệu theo sách giáo khoa Vật lí 11, ban Cơ bản. Chọn biểu thức đúng. Khi điện tích q dịch chuyển từ M đến N trong vùng không gian có điện trường đều, cường độ điện trường có độ lớn E thì

    • A.AMN = W- WM
    • B.AMN = q.E.MN
    • C.UMN = E.MN
    • D.UNM  = VN - VM
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 88427

    Cho hai điện tích điểm q1 = – q2 = 4 μC đặt tại hai điểm A, B trong không khí với AB = 5 cm. Cường độ điện trường tại M với MA = 3 cm, MB = 8 cm là

    • A.40,000.106 V/m, không cùng phương với \(\vec {AB}\)
    • B.45,625.106 V/m, hướng ra xa A.
    • C.45,625.106 V/m hướng về A.
    • D.34,375.106 V/m, hướng ra xa B.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 88429

    Chọn phát biểu đúng.

    • A.Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tỉ lệ nghịch với điện tích Q.
    • B.Điện trường xung quanh điện tích điểm là điện trường đều.
    • C.Cường độ điện trường là đại lượng vô hướng.
    • D.Cường độ điện trường đặc trưng cho điện trường về khả năng tác dụng lực điện.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 88431

    Chọn phát biểu sai. 

    • A.Điện tích của tụ điện được qui ước là điện tích trên bản dương của tụ.
    • B.Tụ chưa tích điện được nối vào hai cực của nguồn điện thì bản nối với cực dương sẽ nhận proton.
    • C.Điện dung của tụ điện có giá trị phụ thuộc cấu tạo của tụ điện.
    • D.Tụ điện là hệ thống gồm hai bản kim loại đặt song song và cách điện với nhau.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 88433

    Cho hai điện tích q1 = 16 nC và q2 = – 36 nC đặt tại hai điểm A, B trong không khí với AB = 10 cm. Vị trí của điểm M mà tại đó cường độ điện trường bằng 0.

    • A.nằm trên đường thẳng AB, ngoài đoạn AB, MA = 20 cm.
    • B.nằm trên đường thẳng AB, ngoài đoạn AB, MB = 20 cm.
    • C.nằm trên đoạn thẳng AB, MA = 4 cm.
    • D.nằm trên đoạn thẳng AB, MB = 4 cm.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 88435

    Treo hai quả cầu kim loại, nhỏ, cùng khối lượng và chưa nhiễm điện bằng hai sợi chỉ tơ có cùng chiều dài l = 1 m vào cùng một điểm cố định trong không khí. Cho một vật nhiễm điện tiếp xúc với một trong hai quả cầu để truyền điện tích 21 nC cho hai quả cầu rồi lấy vật đó ra thì khi hệ cân bằng, hai quả cầu cách nhau một đoạn r = 8 cm. Lấy g = 10 m/s2. Khối lượng m của mỗi quả cầu là

    • A.1,55 g.   
    • B.0,62 g.
    • C.0,39 g.  
    • D.0,20 g.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 88437

    Một điện tích q = 2 µC dịch chuyển giữa hai điểm M, N trong điện trường đều giữa hai bản tụ điện. Thế năng của q tại M và N lần lượt là WM = 0,03 J; WN = 0,05 J. Chọn phát biểu đúng.

    • A.M nằm gần bản dương của tụ điện hơn N.
    • B.Điện thế tại M là 1,5.10 4 V.
    • C.Công lực điện thực hiện khi q dịch chuyển từ M đến N là 0,02 J.
    • D.Hiệu điện thế giữa hai điểm N và M là 2.104 V
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 88439

    Chọn phát biểu đúng. Theo thuyết electron cổ điển,

    • A.một vật mang điện âm, nếu nhận thêm proton sẽ trung hòa về điện.
    • B. ion dương là nguyên tử trung hòa mất bớt proton.
    • C.ion âm là nguyên tử trung hòa mất bớt electron.
    • D.một vật trung hòa điện khi nhận thêm electron sẽ mang điện âm.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 88441

    Thả không vận tốc đầu một điện tích q = – 2 µC trong điện trường đều có độ lớn cường độ điện trường E = 4.10V/m thì nó di chuyển từ M đến N (với MN = 3 cm), khi đó lực điện trường thực hiện công là

    • A.0,024 J.
    • B.– 0,024 J.
    • C.2,4 J.
    • D.Chưa đủ dữ kiện để tính.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 88443

    Chọn phát biểu sai về đặc điểm của điện tích.

    • A.Khi cọ sát thanh thủy tinh với lụa, thủy tinh mất bớt electron nên nhiễm điện dương.
    • B.Khi vật dẫn A tích điện dương tiếp xúc với vật dẫn B trung hòa về điện thì có proton di chuyển từ A sang B.
    • C.Khi hòa muối ăn vào nước tinh khiết sẽ tạo được dung dịch dẫn điện vì dung dịch có thêm điện tích tự do.
    • D.Kim loại có khả năng dẫn điện tốt vì có nhiều electron tự do.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 88445

    Điện tích điểm q = 80 nC đặt cố định tại O trong dầu. Hằng số điện môi của dầu là ε = 4. Cường độ điện trường do q gây ra tại M cách O một khoảng MO = 30 cm là

    • A.0,6.103 V/m  
    • B.0,6.104 V/m
    • C.2.103 V/m     
    • D.2.105 V/m
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 88447

    Các kí hiệu theo sách giáo khoa Vật lí 11, ban cơ bản. Chọn phát biểu đúng. Xét hai điểm M, N bên trong điện trường đều giữa hai bản tụ điện,

    • A.UMN tỉ lệ với MN.
    • B.VM > VN thì M nằm gần bản âm hơn N.
    • C.thả nhẹ điện tích điểm dương q tại M, nếu q đến N thì UMN > 0.
    • D.thả nhẹ điện tích điểm âm q tại M, nếu q đến N thì lực điện đã thực hiện công cản.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 88450

    Chọn phát biểu sai. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không

    • A.tỉ lệ với tích độ lớn của hai điện tích.
    • B.là lực hút nếu hai điện tích trái dấu.
    • C.tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
    • D.là lực đẩy nếu hai điện tích cùng dấu.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 88452

    Đặt cố định hai điện tích điểm q1 = 0,4 µC và q2 = 0,2 µC trong môi trường điện môi đồng chất, cách nhau một đoạn r. Nếu lực tương tác tĩnh điện giữa chúng là 0,9 N và hằng số điện môi là 2 thì r bằng

    • A.0,02 m.  
    • B.0,1 mm
    • C.0,01 m. 
    • D.0,4 mm.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 88454

    Một tụ điện nếu được tích điện ở hiệu điện thế 25 V thì điện tích của tụ tích được là 1,25 mC. Nếu tụ này được tích điện ở hiệu điện thế 50 V thì điện tích mà tụ có thể tích được là

    • A.2,500 mC.  
    • B.0,625 mC
    • C.0,400 mC.   
    • D.1,2500 mC

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?