Đề thi HK1 môn Vật lý 10 năm 2018-2019 - THPT Nguyễn Tất Thành

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 8455

    Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm hợp lực của hai lực song song, cùng chiều? 

    • A.Độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
    • B.Cùng chiều với hai lực thành phần.
    • C.Phương song song với hai lực thành phần. 
    • D. Cả ba đặc điểm trên.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 8456

    Một bàn nằm ngang quay tròn đều với chu kì T = 2 s. Trên bàn đặt một vật cách trục quay R = 25 cm. Hệ số ma sát giữa vật và bàn tối thiểu bằng bao nhiêu để vật không trượt trên mặt bàn. Lấy g = 10 m/s2, π2 = 10. 

    • A.0,35.
    • B.0,05.  
    • C.0,12.  
    • D. 0,25.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 8457

    Chuyển động của một vật có đồ thị vận tốc theo thời gian như hình vẽ. Tổng quãng đường vật đã đi bằng?

     

         

    • A.240 m.
    • B.140 m.
    • C.120 m. 
    • D. 320 m.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 8458

    Gia tốc rơi tự do ở bề Mặt Trăng là g0 và bán kính Mặt Trăng là 1740 km. Ở độ cao h = 3480 km so với bề mặt Mặt Trăng thì gia tốc tự do tại đó bằng 

    • A.g0/3. 
    • B.g0/9. 
    • C.g0/12.  
    • D.g0/2.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 8459

    Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật chuyển động như một chất điểm ? 

    • A.Quyển sách rơi từ trên bàn xuống sàn nhà.
    • B.Chiếc ô tô trong bến xe.
    • C.Mặt trăng trong chuyển động quanh trái đất. 
    • D.Con cá trong chậu nước.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 8460

    Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của vật chuyển động rơi tự do? 

    • A.Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
    • B.Chuyển động nhanh dần đều.
    • C.Tại một vị trí xác định và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau. 
    • D.Công thức tính vận tốc v = g.t2
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 8461

    Lò xo có chiều dài l0 = 60cm và có độ cứng k0. Cắt lò xo thành hai lò xo có chiều dài l1 = 20cm và l2 = 40cm với độ cứng của hai lò xo này lần lượt là k1, k2. Phát biểu nào sau đây là đúng ? 

    • A. k0 = k1 = k2 A.
    • B.k0 > k1 > k2 .
    • C.k0 < k1 < k2 . 
    • D.k0 < k2 < k1 .
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 8462

    Phát biểu nào sau đây là đúng ? 

    • A.Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.
    • B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
    • C.Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật. 
    • D.Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 8463

    Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ: 

    • A.trọng lượng của xe.
    • B.lực ma sát nhỏ.
    • C.quán tính của xe. 
    • D.phản lực của mặt đường.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 8464

    Chọn câu đúng. 

    • A.Trong các chuyển động tròn đều có cùng bán kính, chuyển động nào có chu kỳ quay lớn hơn thì có vận tốc dài lớn hơn.
    • B.Trong chuyển động tròn đều, chuyển động nào có chu kỳ quay nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn.
    • C.Trong các chuyển động tròn đều, chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kỳ nhỏ hơn. 
    • D.Trong các chuyển động tròn đều, với cùng chu kỳ, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn thì có vận tốc góc nhỏ hơn.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 8465

    Thanh OA = 60cm có trọng lượng P1 = 40N được giữ nằm ngang nhờ bản lề tại O và dây treo AD. Tại B (AB = 20cm) người ta treo vật nặng P2 = 60N. Biết α = 45º. Tính momen lực P2 đối với O. 

    • A.24 N.m  
    • B.36 N.m
    • C.12 N.m     
    • D.18 N.m
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 8466

    Một mẩu gỗ có khối lượng m = 250 g đặt trên sàn nhà nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời v0 = 5 m/s. Tính thời gian để mẩu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được cho tới lúc đó. Hệ số ma sát trượt giữa mẩu gỗ và sàn nhà là μt = 0,25. Lấy g = 10 m/s2

    • A.1 s, 5 m.
    • B. 2 s, 5 m.
    • C.1 s, 8 m.  
    • D.2 s, 8 m.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 8467

    Trái đất quay một vòng quanh của nó trong thời gian 24 giờ. Bán kính Trái đất bằng 6400 km. Gia tốc hướng tâm của một điểm ở xích đạo Trái đất là: 

    • A.2,65.10-3 m/s2  
    • B.33,85.10-3 m/s2
    • C.25,72.10-3 m/s2     
    • D.37,56.10-3 m/s2
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 8468

    Điều nào sau đây không đúng khi nói về chuyển động của vật ném ngang ? 

    • A.Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là đường thẳng.
    • B.Vectơ vận tốc tại mỗi điểm trùng với tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đó.
    • C.Lực duy nhất tác dụng vào vật là trọng lực (bỏ qua sức cản của không khí). 
    • D.Tầm xa của vật phụ thuộc vào vận tốc ban đầu.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 8469

    Điều kiện cân bằng của vật có mặt chân đế là: 

    • A.vị trí trọng tâm không thay đổi
    • B.giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế
    • C.mặt chân đế của vật phải có diện tích đủ lớn 
    • D.kích thước của vật phải đủ lớn
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 8470

    Một ròng rọc chuyển động tròn đều với tốc độ góc ω, hai điểm A và B nằm trên cùng bán kính R của một ròng tọc như hình vẽ. Điểm A ngoài vành của ròng rọc có vận tốc vA = 2,4 m/s. Điểm B cách A 10 cm có vận tốc vB = 0,8 m/s. Coi ròng rọc chuyển động đều quanh trục. Tốc độ góc ω và bán kính R của ròng rọc lần lượt là: 

    • A.8 rad/s và 15 cm. 
    • B.16 rad/s và 5 cm.
    • C.16 rad/s và 15 cm.    
    • D.8 rad/s và 5 cm
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 8471

    Một ròng rọc chuyển động tròn đều với tốc độ góc ω, hai điểm A và B nằm trên cùng bán kính R của một ròng tọc như hình vẽ. Điểm A ngoài vành của ròng rọc có vận tốc vA = 2,4 m/s. Điểm B cách A 10 cm có vận tốc vB = 0,8 m/s. Coi ròng rọc chuyển động đều quanh trục. Tốc độ góc ω và bán kính R của ròng rọc lần lượt là: 

    • A.8 rad/s và 15 cm. 
    • B.16 rad/s và 5 cm.
    • C.16 rad/s và 15 cm.    
    • D.8 rad/s và 5 cm
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 8472

    Trường hợp nào sau đây không liên quan đến tính quán tính của vật ? 

    • A. khi áo có bụi ta giũ mạnh, áo sẽ sạch bụi.
    • B.bút máy tắc mực, ta vẩy cho mực ra
    • C.khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc 
    • D.khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 8473

    Trường hợp nào sau đây không liên quan đến tính quán tính của vật ? 

    • A. khi áo có bụi ta giũ mạnh, áo sẽ sạch bụi.
    • B.bút máy tắc mực, ta vẩy cho mực ra
    • C.khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc 
    • D.khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 8474

    Một phi công muốn máy bay của mình bay về hướng Tây trong khi gió thổi về hướng Nam với vận tốc 50 km/h. Biết rằng khi không có gió, vận tốc của máy bay là 200 km/h. Khi đó vận tốc của máy bay so với mặt đất là bao nhiêu ? 

    • A.120,65 km/h.    
    • B.123,8 km/h.
    • C.193,65 km/h.     
    • D.165,39 km/h.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 8475

    Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 8 m, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người đi xe đạp trên vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 80 kg. Lấy g = 9,8 m/s2, tính lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm cao nhất với vận tốc tại điểm này là v = 10 m/s. 

    • A.164 N.    
    • B.186 N
    • C.254 N.       
    • D.216 N.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 8476

    Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 8 m, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người đi xe đạp trên vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 80 kg. Lấy g = 9,8 m/s2, tính lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm cao nhất với vận tốc tại điểm này là v = 10 m/s. 

    • A.164 N.    
    • B.186 N
    • C.254 N.       
    • D.216 N.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 8477

    Tính khoảng cách giữa tâm vệ tinh địa tĩnh của Trái Đất với tâm Trái Đất. Biết khối lượng của Trái Đất là M = 6,1024 kg. Chu kì quay của Trái Đất quanh trục của nó là 24 h. Hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 Nm2/kg2

    • A.422980 km.  
    • B.42298 km.
    • C.42982 km.      
    • D.42982 m.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 8478

    Tính khoảng cách giữa tâm vệ tinh địa tĩnh của Trái Đất với tâm Trái Đất. Biết khối lượng của Trái Đất là M = 6,1024 kg. Chu kì quay của Trái Đất quanh trục của nó là 24 h. Hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 Nm2/kg2

    • A.422980 km.  
    • B.42298 km.
    • C.42982 km.      
    • D.42982 m.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 8479

    Một vật chịu 4 lực tác dụng: lực F1 = 40 N hướng về phía Đông, lực F2 = 50 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 70 N hướng về phía Tây, lực F4 = 90 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu ? 

    • A.50 N.    
    • B.170 N.  
    • C.131 N.   
    • D.250 N.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 8480

    Một vật chịu 4 lực tác dụng: lực F1 = 40 N hướng về phía Đông, lực F2 = 50 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 70 N hướng về phía Tây, lực F4 = 90 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu ? 

    • A.50 N.    
    • B.170 N.  
    • C.131 N.   
    • D.250 N.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 8481

    Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng như hình vẽ. Chuyển động thẳng nhanh dần đều là đoạn 

    • A.MN. 
    • B. NO.
    • C.OP.      
    • D.PQ.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 8482

    Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 3s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9,9 m/s2. Độ sâu định lượng của giếng nước đó là: 

    • A.43 m. 
    • B.45 m
    • C.39 m.      
    • D.41 m.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 8483

    Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi: 

    • A.hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không.
    • B.hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số. 
    • C.vật chuyển động với gia tốc không đổi.
    • D.vật đứng yên.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 8484

    Điều nào sau đây là sai khi nói về phép tổng hợp lực? 

    • A.Tổng hợp lực là phép thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như toàn bộ các lực ấy. 
    • B.Phép tổng hợp lực có thể thực hiện bằng quy tắc hình bình hành.
    • C.Độ lớn của hợp lực luôn bằng tổng độ lớn của các lực thành phần.
    • D.Về mặt toán học, phép tổng hợp lực thực chất là phép cộng tất cả các vectơ lực thành phần.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 8485

    Lực ma sát trượt xuất hiện khi 

    • A.vật đặt trên mặt phẳng nghiêng
    • B.vật bị biến dạng
    • C.vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên 
    • D.vật trượt trên bề mặt nhám của vật khác
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 8486

    Hai xe chạy ngược chiều đến gặp nhau, cùng khởi hành một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 120km. Vận tốc của xe đi từ A là 40 km/h, của xe đi từ B là 20 km/h. Phương trình chuyển động của hai xe khi chọn trục toạ độ 0x hướng từ A sang B, gốc 0 ≡ A là 

    • A. xA = 40t (km); xB = 120 + 20t (km)
    • B.xA = 40t (km); xB = 120 – 20t (km)
    • C.xA = 120 + 40t (km); xB = 20t (km) 
    • D.xA = 120 – 40t (km); xB = 20t (km)
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 8487

    Vòi vặn nước có hai tai vặn. Tác dụng của các tai này là gì? 

    • A.Tăng độ bền của đai ốc
    • B.Tăng mômen của ngẫu lực
    • C.Tăng mômen lực 
    • D.Đảm bảo mỹ thuật
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 8488

    Vòi vặn nước có hai tai vặn. Tác dụng của các tai này là gì? 

    • A.Tăng độ bền của đai ốc
    • B.Tăng mômen của ngẫu lực
    • C.Tăng mômen lực 
    • D.Đảm bảo mỹ thuật
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 8489

    Trong ba vật bằng sắt dưới đây, vật ở hình nào có cân bằng bền hơn cả ?

     

     

    • A.Hình c
    • B.Ba hình cân bằng như nhau
    • C.Hình a 
    • D.Hình b
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 8490

    Hình vẽ sau mô tả ba ô tô chở hàng leo dốc. Hình nào cho biết ô tô dễ gây tai nạn nhất? 

    • A.Hình c  
    • B.Hình b
    • C.Hình a       
    • D.Như nhau
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 8491

    Người ta khoét một lỗ tròn bán kính R/2 trong một đĩa tròn đồng chất bán kính R. Trọng tâm của phần còn lại cách tâm đĩa tròn lớn bao nhiêu ? 

    • A.R/2
    • B.R/4  
    • C.R/3     
    • D.R/6
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 8492

    Một lò xo có độ cứng k, có chiều dài tự nhiên l0 một đầu giữ cố định ở A đầu kia gắn vào quả cầu khối lượng m có thể trượt không ma sát trên thanh (Δ) nằm ngang. Thanh (Δ) quay đều với vận tốc góc ω quanh trục (Δ) thẳng đứng. Tính độ dãn của lò xo khi l0 = 20 cm, ω = 20π rad/s, m = 10 g; k = 200 N/m. 

    • A.5 cm.
    • B.3,5 cm.
    • C.6 cm.     
    • D.8 cm.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 8493

    Chọn câu đúng: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn 

    • A.tác dụng vào cùng một vật.
    • B.tác dụng vào hai vật khác nhau.
    • C.không bằng nhau về độ lớn. 
    • D.bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 8494

    Chọn câu đúng: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn 

    • A.tác dụng vào cùng một vật.
    • B.tác dụng vào hai vật khác nhau.
    • C.không bằng nhau về độ lớn. 
    • D.bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?