Đề thi HK1 môn Toán lớp 10 năm 2018 Trường THPT Lê Quý Đôn Đà Nẵng

Câu hỏi Trắc nghiệm (34 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 207617

    Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
    mx + y = 3\\
    x + my = 2m + 1
    \end{array} \right.\) với m là tham số. Tìm m để hệ phương trình có nghiệm duy nhất?

    • A.\(m \in \left\{ { - 1;1;0} \right\}\)
    • B.\(m \in R\)
    • C.\(m \in \left\{ { - 1;1} \right\}.\)
    • D.\(m \in R\backslash \left\{ { - 1;1} \right\}\)
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 207618

    Cho \({0^0} < x < {180^0}\) và thỏa mãn \(\sin x + \cos x = \frac{1}{2}\). Tính giá trị biểu thức \(S = {\sin ^3}x + {\cos ^3}x\)

    • A.\(\frac{{11}}{{16}}\)
    • B.\(\frac{{11}}{{13}}\)
    • C.\(\frac{9}{{16}}\)
    • D.\(\frac{{13}}{{16}}\)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 207619

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho tam giác ABC có trọng tâm G(1; 2). Biết A(2; 2), B(0; - 1), tìm tọa độ điểm C:

    • A.C(5;1)
    • B.C(- 1;3)
    • C.C(- 3;2)
    • D.C(1;5)
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 207620

    Tìm tập xác định D của hàm số \(y = \sqrt {2x - 6}  - \frac{3}{{x - 3}}\)

    • A.\(D=( - 3; + \infty )\backslash \left\{ 3 \right\}\)
    • B.\(D=(3; + \infty )\)
    • C.\(D=R\backslash \left\{ 3 \right\}\)
    • D.\(D=\left[ {3; + \infty } \right)\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 207621

    Cho hình bình hành ABCD có tâm O. Chọn hệ thức đúng trong các hệ thức sau:

    • A.\(\overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {AB}  = 2\overrightarrow {OC} \)
    • B.\(\overrightarrow {OD}  + \overrightarrow {OB}  = 2\overrightarrow {OA} \)
    • C.\(\overrightarrow {OD}  + \overrightarrow {OB}  = \overrightarrow {BD} \)
    • D.\(\overrightarrow {AC}  = \overrightarrow {BD} \)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 207622

    Cho tam giác ABC vuông cân tại B có \(AC = 2\sqrt 2 \). Tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

    • A.\(r = \frac{{2 - \sqrt 2 }}{2}\)
    • B.\(r = \frac{2}{{2 - \sqrt 2 }}\)
    • C.\(r = \frac{{2 +\sqrt 2 }}{2}\)
    • D.\(r = \frac{2}{{2 + \sqrt 2 }}\)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 207623

    Cho tam giác ABC là tam giác đều cạnh a. Khi đó \(\left| {\overrightarrow {AC}  - \overrightarrow {BA} } \right|\) bằng:

    • A.\(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
    • B.\(\frac{{3a}}{2}\)
    • C.\(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
    • D.\(a\sqrt 3 \)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 207624

    Cho phương trình \({x^2} - x - 1 = 0\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\). Giá trị \(x_1^2 + x_2^2\) bằng:

    • A.4
    • B.2
    • C.3
    • D.5
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 207625

    Tổng các nghiệm của phương trình \(\left| {2{\rm{x}} + 1} \right| = \left| {x - 2} \right|\) bằng:

    • A.4
    • B.\( - \frac{5}{3}\)
    • C.\( - \frac{8}{3}\)
    • D.- 3
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 207626

    Tọa độ giao điểm của parabol (P): y = x2 – 3x + 2 và đường thẳng y = x – 1 là:

    • A.(1; 0); (3; 2)
    • B.(0; –1); (–2; –3)
    • C.(–1; 2); (2; 1)
    • D.(2;1); (0; –1).
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 207628

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho tam giác ABC có trực tâm H. Tìm tọa độ tâm I của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC biết A(1;0), H(3;2) và trung điểm BC là M(1; 3).

    • A.I(1; 3)
    • B.I(3; 1)
    • C.I(2; 0)
    • D.I(0; 2)
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 207630

    Cho hai tập hợp  E = \(( - \infty ;6]\) và F = \(\left[ { - 2;7} \right]\). Khi đó \(E \cap F\) là:

    • A.\(E \cap F=\left[ { - 2;6} \right]\)
    • B.\(E \cap F=( - \infty ;7]\)
    • C.\(E \cap F=[6;7]\)
    • D.\(E \cap F=( - \infty ; - 2)\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 207632

    Cho phương trình \(\sqrt {x + 1}  = x - 1\) (1). Hãy chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây:

    • A.Phương trình (1)  có tập xác định là \(\left[ {1; + \infty } \right)\)
    • B.Phương trình (1) tương đương với phương trình \(x + 1 = {(x - 1)^2}\) 
    • C.Tập xác định của phương trình (1) chứa đoạn \(\left[ { - 1;1} \right]\)
    • D.Phương trình (1) vô nghiệm.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 207634

    Cho mệnh đề “\(\forall x \in R,{x^2} + 1 > 0\) ” . Mệnh đề phủ định của mệnh đề đã cho là :

    • A.\(\forall x \in R,{x^2} + 1 \le 0\)
    • B.\(\forall x \in R,{x^2} + 1 < 0\)
    • C.\(\exists x \in R,{x^2} + 1 \le 0\)
    • D.\(\exists x \in R,{x^2} + 1 > 0\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 207636

    Cho phương trình \(({m^2} - 4)x + 3m - 1 = 0\), với m là tham số. Tìm tất cả giá trị m để phương trình có nghiệm duy nhất.

    • A.\(m \ne 2\)
    • B.\(m \notin \left\{ { - 2;2} \right\}\)
    • C.\(\left[ \begin{array}{l}
      m \ne  - 2\\
      m \ne 2
      \end{array} \right.\)
    • D.\(m \ne  - 2\)
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 207638

    Hai đồ thị hàm số \(y =  - {x^2} - 2x + 3\) và \(y = {x^2} - m\) (với m là tham số ) có điểm chung khi và chỉ khi m thỏa mãn :

    • A.\(m \le 3\)
    • B.\(m \ge  - \frac{7}{2}\)
    • C.\(m \ge 3\)
    • D.\(m \ge 0\)
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 207640

    Phương trình \({x^2} + (m + 1)x + m - 2 = 0\) (với m là tham số ) có hai nghiệm trái dấu khi:

    • A.\(0 < m < 2\)
    • B.\(m \ge 2\)
    • C.m < 2
    • D.m > 2
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 207642

    Cho hàm số \(y = -{x^2} + 4x + 2\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A.Hàm số giảm trên khoảng \(\left( {3; + \infty } \right)\).
    • B.Hàm số giảm trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\)
    • C.Hàm số giảm trên khoảng \(\left( { - \infty ;2} \right)\)
    • D.Hàm số tăng trên khoảng \(\left( { - \infty ;6} \right)\)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 207644

    Cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng, B nằm giữa A và C sao cho AB = 3a, AC = 4a. Khẳng định nào sau đây sai:

    • A.\(\left| {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {CB} } \right| = 2a\)
    • B.\(\left| {\overrightarrow {BC}  + \overrightarrow {BA} } \right| = 4a\)
    • C.\(\left| {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC} } \right| = 7a\)
    • D.\(\left| {\overrightarrow {BC}  + \overrightarrow {AB} } \right| = 4a\)
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 207646

    Phương trình \({x^2} = 3x\) tương đương với phương trình nào sau đây:

    • A.\({x^2} + \sqrt {x - 2}  = 3x + \sqrt {x - 2} \)
    • B.\({x^2} + \frac{1}{{x - 3}} = 3x + \frac{1}{{x - 3}}\)
    • C.\(2{x^2} + \sqrt {x + 1}  = 6x + \sqrt {x + 1} \)
    • D.\({x^2}.\sqrt {x - 3}  = 3x.\sqrt {x - 3} \)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 207648

    Trong các hàm số sau, có bao nhiêu hàm số chẵn?

    1) \(y = \frac{{{x^4} + 10}}{x}\) ;      2) \(y = \frac{1}{{20 - {x^2}}};\) ;        3) \(y =  - 7{x^4} + 2\left| x \right| + 1;\) ;      4) \(y = \left| {x + 2} \right| - \left| {x - 2} \right|.\)

    • A.2
    • B.3
    • C.1
    • D.4
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 207650

    Cho hình thang vuông ABCD (vuông tại C và D) có CD = a. Khi đó tích vô hướng \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {CD} \) bằng:

    • A.- a2
    • B.a2
    • C.0
    • D.- 2a2
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 207652

    Cho phương trình \(\left( {{x^2} - 4} \right).\sqrt { - x}  = 0\) có tập nghiệm là S. Số phần tử của tập S là:

    • A.0
    • B.2
    • C.3
    • D.1
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 207654

    Cho tam giác ABC có \(AB = \sqrt 2 ,\widehat B = {60^0},\widehat C = {45^0}\). Tính độ dài đoạn AC.

    • A.\(AC = \sqrt 3 \)
    • B.\(AC = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
    • C.AC = 3
    • D.\(AC = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 207656

    Cho hàm số \(y = 2{x^2} - 4x - 1\) có đồ thị như hình vẽ bên dưới.

    Phương trình \(\left| {2{x^2} - 4x - 1} \right| = m\) (với m là tham số) có hai nghiệm khi và chỉ khi  m thuộc tập hợp nào sau đây?

    • A.\(m \in \left( { - 3; + \infty } \right)\)
    • B.\(m \in \left( {3; + \infty } \right) \cup \left\{ 0 \right\}\)
    • C.\(m \in \left[ {0; + \infty } \right)\)
    • D.\(m \in \left( {3; + \infty } \right)\)
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 207658

    Cho hai vectơ \(\overrightarrow x  = \left( {1;0} \right),\overrightarrow y  = \left( { - 2;0} \right)\). Số đo của góc giữa hai vectơ \(\overrightarrow x\) và \(\overrightarrow y\) bằng:

    • A.900
    • B.1800
    • C.450
    • D.00
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 207660

    Đỉnh của parabol \(y =  - {x^2} + 2x + 3\) có tọa độ là:

    • A.(4; - 1)
    • B.(- 4;1)
    • C.(- 1;4)
    • D.(1;4)
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 207662

    Cho tam giác ABC có \(AB = 3,BC = \sqrt 7 ,CA = 5\). Gọi \({m_a},{m_b},{m_c}\) lần lượt là độ dài các đường trung tuyến đi qua các đỉnh A, B, C của tam giác. Khi đó \({m_a}^2 + {m_b}^2 + {m_c}^2\) bằng

    • A.\(\frac{{234}}{5}\)
    • B.\(\frac{{125}}{4}\)
    • C.\(\frac{{123}}{5}\)
    • D.\(\frac{{123}}{4}\)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 207664

    Tìm tập nghiệm S của phương trình \(3{\rm{x}} + \sqrt {1 - x}  = 4 + \sqrt {x - 1} \).

    • A.\(S=\left\{ {\frac{4}{3}} \right\}\)
    • B.\(S=\left\{ {1;\frac{4}{3}} \right\}\)
    • C.\(S=\emptyset \)
    • D.S = {1}
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 207666

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho \(A(1;1),B( - 1;1)\). Tìm điểm M thuộc trục tung sao cho MA2 + MB2 đạt giá trị bé nhất.

    • A.M(0;1)
    • B.M(1;0)
    • C.M(- 1;0)
    • D.M(0;0)
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 207668

    Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \(y = {x^2} - 2x - 3\).

  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 207669

    Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
    2{x^2} - 3x = {y^2} + 4\\
    2{y^2} - 3y = {x^2} + 4
    \end{array} \right.\)

  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 207671

    Giải phương trình \(\left( {x + 8} \right)\sqrt {x + 7}  = {x^2} + 10x + 6\).

  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 207673

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho 3 điểm \(A\left( {1;2} \right),B( - 2;1),C(3;1)\).

    a) Chứng minh rằng A, B, C là 3 đỉnh của một tam giác. Tìm tọa độ điểm D sao cho tứ giác ABCD là hình bình hành.

    b) Tìm tọa độ điểm M để tam giác MAB vuông cân tại M.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?