Đề thi HK1 môn Toán 9 năm 2019 Trường THCS Nguyễn Tất Thành

Câu hỏi Trắc nghiệm (20 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 66267

    Căn bậc hai số học của 0,49 là 

    • A.0,7
    • B.-0,7 
    • C.\( \pm 0,7\)
    • D.0,49
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 66268

    Để \(\sqrt { - 2x + 3} \) xác định khi :

    • A.\(x \ge \frac{3}{{ - 2}}\)  
    • B. \(x \le \frac{3}{2}\)
    • C.\(x \ge \frac{3}{2}\) 
    • D.\(x \le \frac{{ - 3}}{2}\) 
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 66269

    Rút gọn biểu thức \(\sqrt {{{(3 - \sqrt 2 )}^2}} \) bằng 

    • A.\(3 - \sqrt 2 \)  
    • B.\(\sqrt 2  - 3\)   
    • C. \( - 3 - \sqrt 2 \)   
    • D.Một kết quả khác
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 66270

    Giá trị của biểu thức \(\sqrt {10}  \cdot \sqrt {40} \) bằng

    • A.400
    • B.40
    • C.20
    • D.Một kết quả khác
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 66271

    Kết quả rút gọn của biểu thức \(2\sqrt {3x}  - 4\sqrt {3x}  + 27 - 3\sqrt {3x} \) với \(x \ge 0\) là:

    • A.25
    • B. \(5\sqrt {3x} \)
    • C.- \(5\sqrt {3x} \) 
    • D.- \(5\sqrt {3x} \)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 66272

    Giá trị của biểu thức \(\frac{1}{{2 + \sqrt 3 }} + \frac{1}{{2 - \sqrt 3 }}\) là:

    • A.\(\frac{1}{2}\)
    • B.1
    • C.4
    • D.-4
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 66274

    Tam giác có độ dài các cạnh là: 2,5cm; 2cm; 1,5cm thì độ dài đường cao ứng với cạnh lớn nhất là:

    • A.1,5cm
    • B.2,7cm
    • C.\( \approx \) 1,71cm 
    • D.1, 2cm
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 66276

    Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A, biết AC = 10cm, \(\widehat C = {45^0}\). khi đó độ dài cạnh AB bằng:

    • A.10cm
    • B.7cm
    • C.5cm
    • D.Một kết quả khác
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 66278

    Cho \(\Delta ABC\) vuông tại A, biết AC = 18cm, AB = 21cm, khi đó số đo góc B  bằng:

    • A.590 
    • B.410 
    • C.310 
    • D.490 
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 66280

    Hàm số bậc nhất y = (m-2)x +3, đồng biến khi m :

    • A.m = 2
    • B.m < 2
    • C.m > 2
    • D.Không có giá trị m thỏa mãn
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 66282

    Hai hàm số bậc nhất y = mx + 3 và y = (2m + 1)x – 5 là hai đường thẳng song song khi m bằng:

    • A.m \( \ne \) 0
    • B.m \( \ne \frac{{ - 1}}{2}\)
    • C.m = -1
    • D.m = \(\frac{1}{2}\)
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 66283

    Gọi A là giao điểm của đồ thị hàm số y = x + 1 và y = -x + 3 . Tọa độ điểm A là

    • A.(0; 1)
    • B.(-1;0)                       
    • C.(0;3)                       
    • D.(1; 2)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 66284

    Gọi giao điểm của hai đường thẳng  y= x + 4 và y = -x + 2 với trục hoành theo thứ là A,B và gọi giao điểm của hai đường thẳng đó là C . Chu vi của \(\Delta ABC\) (đơn vị đo trên các trục tọa độ là xentimét) là

    • A.6cm
    • B.6 + 6\(\sqrt 2 \) cm
    • C.6 + 3\(\sqrt 2 \) cm
    • D. 3\(\sqrt 2 \) cm
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 66285

    Đồ thị hàm số y = ax +  3 đi qua điểm A(2;6) khi đó hệ số góc a bằng

    • A.2
    • B.6
    • C.\(\frac{3}{2}\)
    • D.Một kết quả khác
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 66286

    Góc tạo bởi đường thẳng  y = 2x +3 và trục Ox ( làm tròn đến phút) là:

    • A.\({63^0}26'\)
    • B.300
    • C.600
    • D.Một kết quả khác
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 66287

    Cho đường tròn (O;5cm) dây AB = 8cm. Khoảng  cách từ tâm O đến dây AB là:

    • A.5cm
    • B.8cm
    • C.1cm
    • D.3cm
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 66288

    Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, Cho điểm A(3;4). Vị trí tương đối của đường tròn (A;3) và trục Ox là:

    • A.Cắt nhau                                 
    • B.Không giao nhau      
    • C.Tiếp xúc nhau     
    • D.Trùng nhau
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 66289

    Cho đường tròn (O;R), điểm A thuộc đường tròn. Đường thẳng đi qua A và vuông góc với bán kính được gọi là:

    • A.Cát tuyến                      
    • B.Tiếp tuyến                   
    • C.Cắt đường tròn      
    • D.Một kết quả khác 
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 66290

    Cho đường tròn tâm O bán kính OA và đường tròn đường kính OA. Vị trí tương đối của hai đương tròn là:

    • A.Cắt nhau                             
    • B.Không giao nhau             
    • C.Tiếp xúc ngoài      
    • D.Tiếp xúc trong
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 66291

    Trong các hàm số sau hàm số nào là hàm số bậc nhất:

    • A.y = 2x + 5                           
    • B.y = 2(x +3) – (2x + 1)        
    • C. y = x2 + 5             
    • D.y = x2 – 2x -3

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?