Đề thi HK1 môn Toán 11 năm 2020 trường THPT Nguyễn Hiền

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 80473

    Tập giá trị của hàm số \(y = \sqrt 3 \sin 2x - cos2x\) là đoạn nào dưới đây?

    • A.[-1; 1]
    • B.[-2; 2]
    • C.[-3; 3]
    • D.[-4; 4]
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 80474

    Phương trình \(2\sin \left( {2x + \dfrac{\pi }{4}} \right) = 1\) có các họ nghiệm là gì?

    • A.\(x = - \dfrac{\pi }{{12}} + k2\pi ;\,k \in \mathbb{Z}\)
    • B.\(x = \dfrac{{7\pi }}{{12}} + k2\pi ;\,k \in \mathbb{Z}\)
    • C.Cả A và B
    • D.Đáp án khác
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 80475

    Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \dfrac{{\sin x + 2\cos x + 1}}{{\cos x - 3\sin x + 4}}\) là giá trị nào sau đây?

    • A.2
    • B.\(- \dfrac{1}{3}\)
    • C.\(\dfrac{{ - 1}}{2}\)
    • D.1
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 80476

    Tổng các nghiệm thuộc đoạn \(\left[ { - \pi ;\pi } \right]\) của phương trình \(\cos 5x + \cos x = \sin 2x - \sin 4x\) bằng bao nhiêu?

    • A.0
    • B.\(2\pi\)
    • C.\(4\pi\)
    • D.\(6\pi\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 80477

    Tìm tập xác định của hàm số: \(y = \dfrac{1}{{\sqrt {1 - cos3x} }}\)

    • A.\(\left\{ {k\dfrac{\pi }{3};k \in \mathbb{Z}} \right\}\)
    • B.\(\mathbb{R}\backslash \left\{ {k\dfrac{{2\pi }}{3};k \in \mathbb{Z}} \right\}\)
    • C.\(\left\{ {\dfrac{{k2\pi }}{3};k \in \mathbb{Z}} \right\}\)
    • D.\(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\dfrac{{k\pi }}{3};k \in \mathbb{Z}} \right\}\)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 80478

    Hàm số \(y = \sin 3x.\cos x\) là một hàm số tuần hoàn có chu kì bao nhiêu?

    • A.\(\pi\)
    • B.\(\dfrac{\pi }{4}\)
    • C.\(\dfrac{\pi }{3}\)
    • D.\(\dfrac{\pi }{2}\)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 80479

    Tìm giá trị lớn nhất M và giá trị nhỏ nhất m của hàm số \(y = {\sin ^4}x - 2{\cos ^2}x + 1\).

    • A.\(M = 2, m = -2\)
    • B.M = 1,  m = 0
    • C.M = 4, m = -1
    • D.M = 2, m = -1
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 80480

    Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left| x \right|\sin x.\) Phát biểu nào sau đây là đúng về hàm số đã cho?

    • A.Hàm số đã cho có tập xác định \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ 0 \right\}.\)
    • B.Đồ thị hàm số đã cho có tâm đối xứng.
    • C.Đồ thị hàm số đã cho có trục đối xứng.
    • D.Hàm số có tập giá trị là \(\left[ { - 1;\,1} \right].\)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 80481

    Trong các phương trình sau đây,phương trình nào có tập nghiệm là \(x = - \dfrac{\pi }{3} + k2\pi \) và \(x = \dfrac{{4\pi }}{3} + k2\pi ,\,\,\,(k \in \mathbb{Z})\).

    • A.\(\sin \,x = \dfrac{2}{{\sqrt 2 }}\)
    • B.\(\sin \,x = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\)
    • C.\(\sin \,x = - \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}\)
    • D.\(\sin \,x = \dfrac{{\sqrt 2 }}{{\sqrt 3 }}\)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 80482

    Phương trình \(\tan \left( {3x - {{15}^0}} \right) = \sqrt 3 \) có các nghiệm là giá trị nào dưới đây?

    • A.\(x = {60^0} + k{180^0}\)
    • B.\(x = {75^0} + k{180^0}\)
    • C.\(x = {75^0} + k{60^0}\)
    • D.\(x = {25^0} + k{60^0}\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 80483

    Phương trình \(\tan \left( {3x - {{15}^0}} \right) = \sqrt 3 \) có các nghiệm là giá trị nào dưới đây?

    • A.\(x = {60^0} + k{180^0}\)
    • B.\(x = {75^0} + k{180^0}\)
    • C.\(x = {75^0} + k{60^0}\)
    • D.\(x = {25^0} + k{60^0}\)
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 80484

    Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau?

    • A.\(\cos x \ne 1 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
    • B.\(\cos x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
    • C.\(\cos x \ne - 1 \Leftrightarrow x \ne - \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
    • D.\(\cos x \ne 0 \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{2} + k2\pi \left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 80485

    Nghiệm của phương trình \(\tan 4x.\cot 2x = 1\) là giá trị nào dưới đây?

    • A.\(k\pi ,k \in \mathbb{Z}\)
    • B.\(\dfrac{\pi }{4} + \dfrac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}\)
    • C.\(\dfrac{{k\pi }}{2},k \in \mathbb{Z}\)
    • D.Vô nghiệm
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 80486

    Từ các số 1, 2, 3 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên khác nhau và mỗi số có các chữ số khác nhau?

    • A.15
    • B.20
    • C.72
    • D.36
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 80487

    Tìm số nguyên dương n sao cho \(C_n^1 + C_n^2 + C_n^3 = \dfrac{{7n}}{2}\).

    • A.n = 3
    • B.n = 6
    • C.n = 4
    • D.n = 8
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 80488

    Có bao nhiêu cách sắp xếp 3 nữ sinh, 3 nam sinh thành một hàng dọc sao cho các bạn nam và nữ ngồi xen kẽ?

    • A.6
    • B.72
    • C.720
    • D.144
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 80489

    Tìm số hạng không chứa x trong khai triển \({\left( {x - \dfrac{2}{x}} \right)^{12}}(x \ne 0)\).

    • A.59136
    • B.213012
    • C.12373
    • D.139412
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 80490

    Một tổ gồm 7 nam và 6 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách chọn 4 em đi trực sao cho có ít nhất 2 nữ?

    • A.\((C_7^2 + C_6^5) + (C_7^1 + C_6^3) + C_6^4\)
    • B.\((C_7^2.C_6^2) + (C_7^1.C_6^3) + C_6^4\)
    • C.\(C_{11}^2.C_{12}^2\)
    • D.\(C_7^2.C_6^2 + C_7^3.C_6^1 + C_7^4\)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 80491

    Trong khai triển \({\left( {a - 2b} \right)^8}\) hệ số của số hạng chứa \({a^4}.{b^4}\) là giá trị nào dưới đây?

    • A.140
    • B.560
    • C.1120
    • D.70
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 80492

    Một bình chứa 16 viên bi với 7 viên bi trắng, 6 viên bi đen, 3 viên bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên 3 viên bi. Tính xác suất lấy được cả 3 viên bi đỏ. 

    • A.\(\dfrac{1}{{560}}\)
    • B.\(\dfrac{9}{{40}}\)
    • C.\(\dfrac{1}{{28}}\)
    • D.\(\dfrac{{143}}{{280}}\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 80493

    Giá trị n thỏa mãn \(3A_n^2 - A_{2n}^2 + 42 = 0\) là bao nhiêu?

    • A.8
    • B.6
    • C.9
    • D.10
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 80494

    Nếu tất cả các đường chéo của một đa giác đều 12 cạnh được vẽ thì số đường chéo là bao nhiêu?

    • A.66
    • B.121
    • C.132
    • D.54
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 80495

    Trong khai triển \({\left( {x + \dfrac{2}{{\sqrt x }}} \right)^6}\), hệ số của \({x^3},(x > 0)\) là giá trị nào dưới đây?

    • A.60
    • B.80
    • C.160
    • D.240
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 80496

    Xếp 6 người A, B, C, D, E, F vào một ghế dài. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho A và F ngồi ở hai đầu ghế?

    • A.48
    • B.42
    • C.46
    • D.50
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 80497

    Từ các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau và tổng các chữ số ở hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn bằng 8?

    • A.1300
    • B.1440
    • C.1500
    • D.1600
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 80498

    Cho hình bình hành ABCD. Ảnh của điểm D qua phép tịnh tiến theo véctơ \(\overrightarrow {AB} \) là điểm nào dưới đây?

    • A.B
    • B.C
    • C.D
    • D.A
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 80499

    Phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v = \left( {1;0} \right)\) biến điểm \(A\left( { - 2;3} \right)\) thành điểm nào dưới đây?

    • A.\(A'\left( {3;0} \right)\)
    • B.\(A'\left( { - 3;0} \right)\)
    • C.\(A'\left( { - 1;3} \right)\)
    • D.\(A'\left( { - 1;6} \right)\)
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 80500

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tìm phương trình đường thẳng \(\Delta '\) là ảnh của đường thẳng \(\Delta :x + 2y - 1 = 0\) qua phép tịnh tiến theo véctơ \(\vec v = \left( {1; - 1} \right)\).

    • A.\(\Delta ':x + 2y - 3 = 0\)
    • B.\(\Delta ':x + 2y = 0\)
    • C.\(\Delta ':x + 2y + 1 = 0\)
    • D.\(\Delta ':x + 2y + 2 = 0\)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 80501

    Cho phép quay \({Q_{\left( {O,\;\varphi } \right)}}\) biến điểm A thành điểm A' và biến điểm M thành điểm M'. Mệnh đề nào sau đây là sai?

    • A.\(\overrightarrow {AM} = \overrightarrow {A'M'}\)
    • B.\(\widehat {\left( {OA,{\rm{ }}OA'} \right)} = \widehat {\left( {OM,{\rm{ }}OM'} \right)} = \varphi\)
    • C.\(\widehat {\left( {\overrightarrow {AM} ,{\rm{ }}\overrightarrow {A'M'} } \right)} = \varphi\) với \(0 \le \varphi \le \pi\)
    • D.AM = A'M'
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 80502

    Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy , cho điểm A(1;2) và một góc \(\alpha = {90^0}\). Tìm trong các điểm sau điểm nào là ảnh của A qua qua phép quay tâm O góc quay \(\alpha = {90^0}\).

    • A.A'(1; - 2)
    • B.A'(2;1)
    • C.A'( - 2;1)
    • D.A'( - 2; - 1)
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 80503

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn \(\left( {\rm{C}} \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 4\). Ảnh của (C) qua phép vị tự tâm \(I = \left( {2; - 2} \right)\) tỉ số vị tự bằng 3 là đường tròn có phương trình là đáp án nào dưới đây?

    • A.\({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 10} \right)^2} = 36\)
    • B.\({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y - 6} \right)^2} = 36\)
    • C.\({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 10} \right)^2} = 36\)
    • D.\({\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} = 36\)
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 80504

    Phép vị tự tâm O tỉ số \(k\left( {k \ne 0} \right)\) biến mỗi điểm M thành điểm M'. Mệnh đề nào sau đây đúng?

    • A.\(k\overrightarrow {OM} = \overrightarrow {OM'}\)
    • B.\(\overrightarrow {OM} = k\overrightarrow {OM'} \)
    • C.\(\overrightarrow {OM} = - k\overrightarrow {OM'}\)
    • D.\(\overrightarrow {OM} = - \overrightarrow {OM'}\)
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 80505

    Phát biểu nào sau đây sai?

    • A.Phép tịnh tiến biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
    • B.Phép quay biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
    • C.Phép vị tự tỉ số k biến đường tròn bán kính R thành đường tròn có cùng bán kính R.
    • D.Phép vị tự biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 80506

    Cho đường thẳng d: 3x + y + 3 = 0. Viết phương trình của đường thẳng d' là ảnh của d qua phép dời hình có được bằng cách thược hiện liên tiếp phép quay tâm I(1;2), góc \(- {180^0}\) và phép tịnh tiến theo vec tơ \(\overrightarrow v = \left( { - 2;1} \right)\)

    • A.d': 3x + y - 8 = 0
    • B.d': x + y - 8 = 0
    • C.d': 2x + y - 8 = 0
    • D.d': 3x + 2y - 8 = 0
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 80507

    Phát biểu nào sau đây là sai?

    • A.Phép dời hình là phép biến hình bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ.
    • B.Phép dời hình biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
    • C.Phép dời hình biến đường thẳng thành đường thẳng.
    • D.Phép dời hình biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm không thẳng hàng và  không bảo toàn thứ tự giữa các điểm.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 80508

    Các phép biến hình biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó có thể kể ra là gì?

    • A.Phép vị tự.
    • B.Phép đồng dạng, phép vị tự.
    • C.Phép đồng dạng, phép dời hình, phép vị tự.
    • D.Phép dời dình, phép vị tự.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 80509

    Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình thang, đáy lớn AB, Gọi O là giao của AC với BD. M là trung điểm SC. Tìm giao điểm của đường thẳng AM và (SBD).

    • A.I với \(I = AM \cap SO\)
    • B.I với \(I = AM \cap BC\)
    • C.I với \(I = AM \cap SB\)
    • D.I với \(I = AM \cap BC\)
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 80510

    Tứ diện ABCD, gọi G là trọng tâm tam giác ACD, M thuộc đoạn thẳng BC sao cho CM = 2MB. Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau?

    • A.MG // (ABC)
    • B.MG // (ABD)
    • C.MG // CD
    • D.MG // BD
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 80511

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC). Khẳng định nào sau đây là đúng?

    • A.d qua S và song song với BC
    • B.d qua S và song song với CD
    • C.d qua S và song song với AB
    • D.d qua S và song song với BD
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 80512

    Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

    • A.Hai đường thẳng chéo nhau thì chúng có điểm chung.
    • B.Hai đường thẳng không có điểm chung là hai đường thẳng song song hoặc chéo nhau.
    • C.Hai đường thẳng song song với nhau thì có thể chéo nhau.
    • D.Khi hai đường thẳng ở trên hai mặt phẳng phân biệt thì hai đường thẳng đó chéo nhau.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?