Đề thi HK1 môn Toán 10 Trường THPT Kim Liên năm 2017 - 2018

Câu hỏi Trắc nghiệm (25 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 208329

    Tập hợp nào sau đây có đúng hai tập hợp con?

    • A.\(\left\{ {x;\emptyset } \right\}\)
    • B.{x}
    • C.\(\left\{ {x;y;\emptyset } \right\}\)
    • D.{x; y}
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 208330

    Cho \(A = \left( { - 1;3} \right),B = \left[ {0;5} \right]\). Khi đó \(\left( {A \cap B} \right) \cup \left( {A\backslash B} \right)\) là:

    • A.(-1; 3)
    • B.[-1; 3)
    • C.\(\left( { - 1;3} \right)\backslash \left\{ 0 \right\}\)
    • D.(-1; 3]
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 208331

    Parabol \(\left( P \right):y =  - 2{{\rm{x}}^2} - 6{\rm{x}} + 3\) có hoành độ đỉnh là:

    • A.x = -3
    • B.\(x = \frac{{ 3}}{2}\)
    • C.\(x = \frac{{ - 3}}{2}\)
    • D.x = 3
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 208332

    Số nghiệm của phương trình \(\frac{x}{{2\sqrt {x - 3} }} = \frac{1}{{\sqrt {x - 3} }}\)

    • A.2
    • B.0
    • C.1
    • D.3
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 208333

    Phương trình \(\left| {3x - 1} \right| = 2x - 5\) có bao nhiêu nghiệm?

    • A.vô số 
    • B.1
    • C.0
    • D.2
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 208334

    Chiều cao của một ngọn đồi là \(\overline h  = 347,13m \pm 0,2m\). Độ chính xác d của phép đo trên là:

    • A.d = 347,33m
    • B.d = 0,2 m
    • C.d = 347,13m
    • D.d = 346,93m
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 208335

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm \(A\left( {3; - 5} \right),B\left( {1;7} \right)\). Trung điểm I của đoạn thẳng AB có tọa độ là:

    • A.I(2; -1)
    • B.I(2; 12)
    • C.I(4; 2)
    • D.I(2; 1)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 208336

    Theo thống kê, dân số Việt Nam năm 2016 được ghi lại như sau \(\overline s  = 94444200 \pm 3000\) (người). Số quy tròn của số gàn đúng là 94444200 là:

    • A.94440000
    • B.94450000
    • C.94444000
    • D.94400000
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 208337

    Hỏi có bao nhiêu giá trị m nguyên trong nửa khoảng [-10; -4] để đường thẳng \(d:y =  - \left( {m + 1} \right)x + m + 2\) cắt Parabol \(\left( P \right):y = {x^2} + x - 2\) tại hai điểm phân biệt nằm về cùng một phía đối với trục tung?

    • A.6
    • B.5
    • C.7
    • D.8
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 208338

    Cho \(\overrightarrow u  = \overrightarrow {DC}  + \overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {BD} \) với 4 điểm A, B, C, D bất kì. Chọn khẳng định đúng?

    • A.\(\overrightarrow u  = 0\)
    • B.\(\overrightarrow u  = 2\overrightarrow {DC} \)
    • C.\(\overrightarrow u  = \overrightarrow {AC} \)
    • D.\(\overrightarrow u  = \overrightarrow {BC} \)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 208339

     Cho các câu sau đây:

    (I): “Phan-xi-păng là ngọn núi cao nhất Việt Nam”.

    (II): “\({\pi ^2} < 9,86\)”

    (III): “Mệt quá!”

    (IV): “Chị ơi, mấy giờ rồi?”

    Hỏi có bao nhiêu câu là mệnh đề?

    • A.1
    • B.3
    • C.4
    • D.2
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 208340

    Hàm số nào sau đây là hàm số lẻ?

    • A.\(g\left( x \right) = \left| x \right|\)
    • B.\(k\left( x \right) = {x^2} + x\)
    • C.\(h\left( x \right) = x + \frac{1}{x}\)
    • D.\(f\left( x \right) = \sqrt {{x^2} + 1}  - 2\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 208341

    Một giá đỡ được gắn vào bức tường như hình vẽ. Tam giác ABC vuông cân ở đỉnh C. Người ta treo vào điểm A một vật có trọng lượng 10N. Khi đó lực tác động vào bức tường tại hai điểm BC có cường độ lần lượt là:

    • A.\(10\sqrt 2 N\) và 10N
    • B.10N và 10N
    • C.10N và \(10\sqrt 2 N\)
    • D.\(10\sqrt 2 N\) và \(10\sqrt 2 N\)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 208342

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hình bình hành ABCD có \(A\left( { - 2;3} \right),B\left( {0;4} \right),C\left( {5; - 4} \right)\). Tọa độ đỉnh D là:

    • A.(3; -5)
    • B.(3; 7)
    • C.\(\left( {3;\sqrt 2 } \right)\)
    • D.\(\left( {\sqrt 7 ;2} \right)\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 208343

    Cho hàm số \(y = a{x^2} + bx + c\) có đồ thị như hình vẽ dưới đây. Mệnh đề nào sau đây đúng?

     

    • A.a > 0; b = 0, c > 0
    • B.a > 0; b > 0, c > 0
    • C.a > 0; b < 0, c > 0
    • D.a < 0; b > 0, c > 0
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 208345

    Gọi n là số các giá trị của tham số m để phương trình \(\frac{{\left( {x + 1} \right)\left( {mx + 2} \right)}}{{x - 2}} = 0\) có nghiệm duy nhất. Khi đó n là:

    • A.2
    • B.1
    • C.0
    • D.3
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 208347

    Cho hình vuông ABCD cạnh a. Tính \(\left| {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC}  + \overrightarrow {AD} } \right|\)?

    • A.3a
    • B.\(\left( {2 + \sqrt 2 } \right)a\)
    • C.\(a\sqrt 2 \)
    • D.\(2\sqrt 2 a\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 208349

    Cho mệnh đề: “Có một học sinh lớp 10A không thích học môn Toán”. Mệnh đề phủ định của mệnh đề này là:

    • A.“Mọi học sinh lớp 10A đều thích học môn Toán”.
    • B.“Mọi học sinh lớp 10A đều không thích học môn Toán.”
    • C.“Mọi học sinh lớp 10A đều thích học môn Văn”.
    • D.“Có một học sinh lớp 10A thích học môn Toán”.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 208351

    Cho \(0^\circ  < \alpha  < 90^\circ \). Khẳng định nào dưới đây đúng?

    • A.\(\cot \left( {90^\circ  + \alpha } \right) = \tan \alpha \)
    • B.\(\cos \left( {90^\circ  + \alpha } \right) =  - \sin \alpha \)
    • C.\(\sin \left( {90^\circ  + \alpha } \right) =  - \cos \alpha \)
    • D.\(\tan \left( {90^\circ  + \alpha } \right) = \cot \alpha \)
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 208353

    Phương trình \(\left( {m + 1} \right){x^2} + \left( {2m - 3} \right)x + m + 2 = 0\) có hai nghiệm phân biệt khi:

    • A.\(\left\{ \begin{array}{l}
      m < \frac{1}{{24}}\\
      m \ne  - 1
      \end{array} \right.\)
    • B.\(\left\{ \begin{array}{l}
      m \le \frac{1}{{24}}\\
      m \ne  - 1
      \end{array} \right.\)
    • C.\(m > \frac{1}{{24}}\)
    • D.\(m \le \frac{1}{{24}}\)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 208355

    Biết \(\sin \alpha  = \frac{1}{4}\left( {90^\circ  < \alpha  < 180^\circ } \right)\). Hỏi giá trị của \(\cot \alpha \)  là bao nhiêu?

    • A.\( - \frac{{\sqrt {15} }}{{15}}\)
    • B.\( - \sqrt {15} \)
    • C.\(\sqrt {15} \)
    • D.\(\frac{{\sqrt {15} }}{{15}}\)
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 208357

    Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(B\left( {2;3} \right),C\left( { - 1; - 2} \right)\). Điểm M thỏa mãn \(2\overrightarrow {MB}  + 3\overrightarrow {MC}  = \overrightarrow 0 \). Tọa độ điểm M là:

    • A.\(M\left( {\frac{1}{5};0} \right)\)
    • B.\(M\left( { - \frac{1}{5};0} \right)\)
    • C.\(M\left( {0;\frac{1}{5}} \right)\)
    • D.\(\left( {0;\frac{{ - 1}}{5}} \right)\)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 208359

    Đường thẳng đi qua điểm M(2; -1) và vuông góc với đường thẳng \(y = \frac{{ - 1}}{3}x + 5\) có phương trình là:

    • A.y = 3x - 7
    • B.y = 3x + 5
    • C.y = -3x - 7
    • D.y = -3x + 5
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 208362

    Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình \(mx + m - \left( {m + 2} \right)x = {m^2} - 2x\) có tập nghiệm là R. Tính tổng tất cả các phần tử của S

    • A.1
    • B.-2
    • C.2
    • D.0
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 208364

    Hàm số nào sau đây có tập xác định R?

    • A.\(y = \frac{{3x}}{{{x^2} - 4}}\)
    • B.\(y = {x^2} - 2\sqrt {x - 1}  - 3\)
    • C.\(y = {x^2} - \sqrt {{x^2} + 1}  - 3\)
    • D.\(y = \frac{{2\sqrt x }}{{{x^2} + 4}}\)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?