Đề thi HK1 môn Toán 10 năm 2018 Trường THPT Nguyễn Hiền - Đà Nẵng

Câu hỏi Trắc nghiệm (22 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 207532

    Cho tập hợp \(M = \left\{ {1;2;3;4;5} \right\}.\) Số các tập hợp con của M luôn chứa cả ba phần tử 1, 3, 5 là

    • A.4
    • B.8
    • C.2
    • D.3
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 207534

    Trên mặt phẳng tọa độ \(\left( {O;\,\,\overrightarrow i ;\,\,\overrightarrow j } \right)\) cho các vectơ \(\overrightarrow a  = \overrightarrow i  + 4\overrightarrow j \) và \(\overrightarrow b  =  - 2\overrightarrow j  + 3\overrightarrow i \). Tọa độ vectơ \(\overrightarrow a  + \overrightarrow b \) là

    • A.\(\overrightarrow a  + \overrightarrow b  = ( - 3; - 1).\)
    • B.\(\overrightarrow a  + \overrightarrow b  = (4;2).\)
    • C.\(\overrightarrow a  + \overrightarrow b  = ( - 1;7).\)
    • D.\(\overrightarrow a  + \overrightarrow b  = (3;1).\)
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 207536

    Cho tam giác ABC và điểm M sao cho \(\overrightarrow {MA}  - \overrightarrow {MB}  - \overrightarrow {MC}  = \overrightarrow 0 \). Mệnh đề nào sau đây đúng ?

    • A.ABCM là hình bình hành.
    • B.ABMC là hình bình hành.
    • C.BAMC là hình bình hành.
    • D.AMBC là hình bình hành.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 207538

    Cho X là tập hợp các số nguyên tố nhỏ hơn 9, Y là tập hợp các số nguyên dương chẵn nhỏ hơn 10, K là tập hợp các ước nguyên dương của 12. Tập hợp \(X \cup (Y \cap K)\) được viết dưới dạng liệt kê phần tử là

    • A.\(\left\{ {1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,7} \right\}.\)
    • B.\(\left\{ {2;\,\,3;\,\,4;\,\,6} \right\}.\)
    • C.\(\left\{ {2;\,\,3;\,\,5;\,\,7} \right\}.\)
    • D.\(\left\{ {2;\,\,3;\,\,4;\,\,5;\,\,6;\,\,7} \right\}.\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 207540

    Cho hình bình hành ABCD tâm O. Trên hình vẽ, số vectơ (khác \(\overrightarrow 0 \)) cùng phương với vectơ \(\overrightarrow {AC} \) là

    • A.2
    • B.5
    • C.4
    • D.3
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 207542

    Trên mặt phẳng tọa độ \(\left( {O;\,\,\overrightarrow i ;\,\,\overrightarrow j } \right)\), giá trị của \(\left| {4\overrightarrow i  - 3\overrightarrow j } \right| + \left| { - 4\overrightarrow i  + 3\overrightarrow j } \right|\) bằng

    • A.\(2\sqrt 7 .\)
    • B.0
    • C.14
    • D.10
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 207544

    Cho parabol \(({P_m}):\,\,y = {x^2} - x + 56m\)( m là tham số) và điểm \(M({x_0};{y_0}) \in ({P_m}).\) Điểm nào sau đây cũng thuộc \(({P_m})?\)

    • A.\(P\left( {1 - {x_0};{y_0}} \right).\)
    • B.\(H\left( { - 1 + {x_0};{y_0}} \right).\)
    • C.\(K\left( {\frac{1}{2} - {x_0};{y_0}} \right).\)
    • D.\(N\left( {{x_0} + \frac{1}{2};{y_0}} \right).\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 207545

    Số phần tử của tập hợp \(\left\{ { - 4;\,\, - 3;\,\, - 2;\,\, - 1;\,\,0;\,\,1;\,\,2;\,\,3;\,\,4;\,\,5} \right\}\backslash {N^*}\) bằng

    • A.4
    • B.6
    • C.5
    • D.0
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 207548

    Tìm tất cả các giá trị của tham số a để phương trình \(5x - 3 =  - a + 3x\) có nghiệm âm.

    • A.a < 3
    • B.\(a \ne 3.\)
    • C.a > 3
    • D.a > 0
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 207549

    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào SAI?

    • A.\(\exists x \in Z:{x^2} =  - 2x.\)
    • B.\(\forall x \in N:{x^2} > 0.\)
    • C.\(\exists x \in Z:{x^2} \le x.\)
    • D.\(\forall x \in {N^*}:{x^2} > 0.\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 207551

    Cho mệnh đề P: “\(\forall x \in R:9{x^2} - 1 \ne 0\) ”. Mệnh đề phủ định của P

    • A.\(\overline P \) : "\(\exists x \in R:9{x^2} - 1 = 0\)"
    • B.\(\overline P \) : "\(\exists x \in R:9{x^2} - 1 \le 0\)"
    • C.\(\overline P \) : "\(\exists x \in R:9{x^2} - 1 > 0\)"
    • D.\(\overline P \) : "\(\forall x \in R:9{x^2} - 1 = 0\)"
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 207553

    Cho số \(\overline a  = 97{\rm{975463}} \pm {\rm{15}}0.\) Số quy tròn của số \({\rm{97975463}}\) là

    • A.\({\rm{97975460}}{\rm{.}}\)
    • B.\({\rm{97975500}}{\rm{.}}\)
    • C.\({\rm{97975400}}{\rm{.}}\)
    • D.\({\rm{97975000}}{\rm{.}}\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 207555

    Điều kiện xác định của phương trình \(x - 3\sqrt {x - 5}  = 0\) là

    • A.x > 5
    • B.\(x \le 5.\)
    • C.\(x \ge 5.\)
    • D.\(x \ge 3.\)
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 207557

    Tập hợp \(A = \left( { - 2;3} \right] \cup \left( {1;6} \right]\) là tập

    • A.(- 2;1]
    • B.(- 2;6)
    • C.(- 2;6]
    • D.(1;3]
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 207559

    Gọi S là tổng các nghiệm của phương trình \(\sqrt {x + 3} \left( {{x^2} + 3x - 4} \right) = 0.\) Tính S

    • A.S = - 3
    • B.S = - 6
    • C.S = 3
    • D.S = - 2
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 207560

    Trong các hàm số dưới đây, hàm số luôn đồng biến trên tập số thực R là

    • A.\(y = \frac{x}{3} - 2.\)
    • B.\(y =  - \frac{x}{3} + 2.\)
    • C.\(y = \frac{1}{3}{x^2} + 2.\)
    • D.\(y = \frac{3}{x} + 2.\)
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 207561

    Tập xác định của hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x({x^2} + 4)}}\) là

    • A.\(R\backslash \left( { - \infty ;\,\,0} \right).\)
    • B.\(R\backslash {\rm{\{ 0;}}\,\, \pm {\rm{2}}\} .\)
    • C.\(R\backslash {\rm{\{ 0}}\} .\)
    • D.\(R\backslash \left( { - \infty ;\,\,0} \right].\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 207562

    Cho hai điểm phân biệt AB. Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi và chỉ khi

    • A.\(\overrightarrow {AI}  = \overrightarrow {BI} .\)
    • B.\(\overrightarrow {IA}  =  - \overrightarrow {IB} .\)
    • C.\(IA = IB.\)
    • D.\(\overrightarrow {AB}  = 2.\overrightarrow {IA} .\)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 207563

    Trên một hệ trục tọa độ Oxy, độ dài được tính theo đơn vị cm, đường thẳng \(y = 2x - 2\) tạo với hai trục tọa độ một tam giác có diện tích bằng

    • A.3cm2
    • B.4cm2
    • C.2cm2
    • D.1cm2
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 207564

    Hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
    x - 3y = 2\\
    4x + y = 1
    \end{array} \right.\) có bao nhiêu nghiệm?

    • A.Có 1 nghiệm duy nhất.
    • B.Có đúng 2 nghiệm.
    • C.Có vô số nghiệm
    • D.Hệ vô nghiệm.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 207565

    1. 1. a) Chứng minh rằng \(f(x) =  - {x^{2018}} + 2|x| + 2019\) là hàm số chẵn.

    b) Giải phương trình \(\frac{{x + 1}}{{\sqrt {5x + 2} }} + (x - 2)\sqrt {5x + 2}  = \frac{9}{{\sqrt {5x + 2} }}.\)

    1.2. Cho hàm số \(y =  - {x^2} + 2x + 3\,\,\,\left( {\rm{1}} \right)\) và đường thẳng \((d):y = (m + 4)x + m + 2\) (m là tham số).

    a) Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị (P) của hàm số (1).

    b) Tìm các giá trị của m để đường thẳng d cắt đồ thị (P) tại hai điểm nằm ở hai phía của trục Oy

    có hoành độ là \({x_1},\,\,{x_2}\,\,({x_1} < {x_2})\) thỏa mãn \(\left| {{x_2}} \right| = 2\left| {{x_1}} \right|.\)

  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 207566

    2.1. Cho hình chữ nhật ABCD với \(AB = 4a,\,\,AD = 2a.\)

    a) Chứng minh rằng \(\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MC}  = \overrightarrow {MD}  + \overrightarrow {MB} ,\) với M  là một điểm tùy ý.

    b) Tính \(\left| {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {DB}  - \overrightarrow {AD} } \right|\) theo a.

    2.2. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC với \(A\left( { - 3;6} \right),\,\,B\left( {1;2} \right),C(3;4).\)

    a) Tìm tọa độ của I là trung điểm đoạn thẳng BC và tính tích vô hướng \(\overrightarrow {OA} .(\overrightarrow {OB}  + \overrightarrow {OC} ).\)

    b) Tính (giá trị đúng) diện tích của hình tròn ngoại tiếp tam giác ABC.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?