Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 - Trường THCS Nguyễn Nghiêm

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 74720

    Khối lượng của mỗi phân tử prôtêin (được tính bằng đơn vị cacbon) là?

    • A.Hàng trăm ngàn
    • B.Hàng triệu
    • C.Hàng chục
    • D.Hàng ngàn
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 74721

    Yếu tố tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin là?

    • A.Thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong ADN
    • B.Đáp án khác
    • C.Thành phần, số lượng và trật tự của các Axit Amin
    • D.Thành phần, số lượng và trật tự của các nuclêôtit.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 74722

    Trong 3 cấu trúc: ADN, ARN và prôtêin thì cấu trúc có kích thước nhỏ nhất là?

    • A.ADN và ARN
    • B.Prôtêin
    • C.ADN và prôtêin
    • D.ARN
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 74723

    Nội dung nào dưới đây là không đúng?

    • A.Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục vụ cho lần dịch mã khác.
    • B.Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp, đa số prôtêin sẽ được tách nhóm foocmin ở vị trí Axit Amin mở đầu do đó hầu hết các prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêtiônin.
    • C.Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang Axit Amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu cho quá trình dịch mã.
    • D.Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêtiônin.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 74724

    Nội dung nào dưới đây là không đúng?

    • A.Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang Axit Amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu cho quá trình dịch mã.
    • B.Tất cả các prôtêin hoàn chỉnh được thấy ở tế bào có nhân đều không bắt đầu bằng mêtiônin.
    • C.Sau khi hoàn thành việc dịch mã, ribôxôm rời khỏi mARN, giữ nguyên cấu trúc để phục vụ cho lần dịch mã khác
    • D.Ở vi khuẩn, sau khi được tổng hợp, đa số prôtêin sẽ được tách nhóm foocmin ở vị trí Axit Amin mở đầu do đó hầu hết các prôtêin của vi khuẩn đều bắt đầu bằng mêtiônin.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 74725

    Đột biến xảy ra trong cấu trúc gen?

    • A.Biểu hiện ngay trên kiểu hình.
    • B.Biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.
    • C.Biểu hiện ở trạng thái đồng hợp tử
    • D.Cần một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 74726

    Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào?

    • A.Tác động của các tác nhân gây đột biến.
    • B. Điều kiện môi trường sống của thể đột biến
    • C.Tổ hợp gen mang đột biến.
    • D.Môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 74727

    Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là

    • A.Thay thế cặp A-T thành cặp T-A.
    • B.Thay thế cặp G-X bằng cặp A-T.
    • C.Thay thế cặp A-T thành cặp X-G
    • D.Mất cặp nuclêôtit A-T hoặc G-X
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 74728

    Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến vì?

    • A.Làm gen bị biến đổi dẫn tới không kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.
    • B.Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn tới làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin
    • C.Làm ngưng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin.
    • D.Làm biến đổi cấu trúc gen dẫn tới cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 74729

    Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST là?

    • A.Do các tác nhân, vật lí, hóa học từ môi trường tác động làm phá vỡ cấu trúc NST
    • B.Do con người chủ động sử dụng các tác nhân vật lý, hóa học tác động vào cơ thể sinh vật
    • C.Do quá trình giao phối ở các sinh vật sinh sản hữu tính
    • D.Cả A và B
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 74730

    Các dạng đột biến cấu trúc NST được gọi là?

    • A.Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
    • B.Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn
    • C.Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đạo, lặp đoạn
    • D.Mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 74731

    Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống?

    • A.Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
    • B.Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
    • C.Mất đoạn nhiễm sắc thể.
    • D.Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 74732

    Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác dụng của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến?

    • A.Phá vỡ cấu trúc NST.
    • B.Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST
    • C.NST gia tăng số lượng trong tế bào
    • D.Cả A và B đều đúng
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 74733

    Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?
    ABCDEFGH ABCDEFG

    • A.Mất đoạn nhiễm sắc thể.
    • B.Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
    • C.Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
    • D.Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 74734

    Dạng đột biến nào dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là?

    • A.Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzim amilaza thủy phân tinh bột
    • B.Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan
    • C.Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt
    • D.Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 74735

    Đột biến số lượng NST bao gồm?

    • A.Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST
    • B.Lặp đoạn và đảo đoạn NST
    • C.Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST
    • D.Đột biến đa bội và mất đoạn NST
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 74736

    Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một số cặp NST trong giảm phân, tạo nên?

    • A.Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.
    • B.Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.
    • C.Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng
    • D.Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 74737

    Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở?

    • A.Toàn bộ các cặp NST trong tế bào
    • B.Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào
    • C.Chỉ xảy ra ở NST giới tính
    • D.Chỉ xảy ra ở NST thường
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 74738

    Thể dị bội gồm dạng nào?

    • A.Dạng 2n- 2
    • B.Dạng 2n- 1
    • C.Dạng 2n + 1
    • D.Cả ba đáp án trên
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 74739

    Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng?

    • A.Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
    • B.Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
    • C.Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó
    • D.Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 74740

    Cấu trúc dưới đây thuộc loại prôtêin bậc 3 là?

    • A.Một chuỗi Axit Amin xoắn nhưng không cuộn lại
    • B.Hai chuỗi Axit Amin
    • C.Hai chuỗi Axit Amin xoắn lò xo
    • D.Một chuỗi Axit Amin xoắn cuộn lại
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 74741

    Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau đây?

    • A.Cấu trúc bậc 2 và 3
    • B.Cấu trúc bậc 3 và 4
    • C.Cấu trúc bậc 1
    • D.Cấu trúc bậc 1 và 2
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 74742

    Chất hoặc cấu trúc nào dưới đây thành phần cấu tạo có prôtêin?

    • A.Kháng thể
    • B.Hoocmôn
    • C.Enzim
    • D.Cả A, B, C đều đúng
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 74743

    Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở?

    • A.Trên màng tế bào
    • B.Tại ribôxôm của tế bào chất
    • C.Trong nhân tế bào
    • D.Trên phân tử ADN
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 74744

    Nguyên liệu trong môi trường nội bào được sử dụng trong quá trình tổng hợp prôtêin là?

    • A.Axit Amin
    • B.Các nuclêôtit
    • C.Ribônuclêôtit
    • D.Axit nuclêic
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 74745

    Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp trong quá trình dịch mã?

    • A.mARN.
    • B.tARN.
    • C.ADN
    • D.Ribôxôm.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 74746

    Những điểm giống nhau giữa prôtêin và axit nuclêic là?

    • A.Đều được cấu tạo bởi các thành phần nguyên tố chủ yếu C, H, O, N
    • B.Đều có liên kết hoá học thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
    • C.Điều là các hợp chất cao phân tử sinh học, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
    • D.Cả A và C
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 74747

    Đặc điểm chung về cấu tạo của ADN, ARN và prôtêin là?

    • A.Đều được cấu tạo từ các nuclêôtit
    • B.Đều được cấu tạo từ các Axit Amin
    • C.Có kích thước và khối lượng bằng nhau
    • D.Là đại phân tử, có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 74748

    Phát biểu nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng?

    • A.Mỗi phân tử mARN được làm khuôn tổng hợp nhiều loại prôtêin.
    • B.Mỗi chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ nhiều loại mARN.
    • C.Mỗi mARN chỉ liên kết với một ribôxôm nhất định.
    • D.mARN thường gắn với một nhóm ribôxôm (pôliribôxôm) giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 74749

    Phát biểu đúng về ARN?

    • A.tARN có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein tương ứng.
    • B.rARN có vai trò vận chuyển Axit Amin trong tổng hợp protein.
    • C.tARN có chức năng vận chuyển Axit Amin trong tổng hợp protein.
    • D.Axit Amin là đơn phân của đại phân tử ADN.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?