Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 - Trường THCS Lê Qúy Đôn

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 74751

    Một đoạn mạch ARN có cấu trúc như sau:

    X – U – U – X – G – A – G – X –

    Đoạn mạch nào dưới đây là mạch khuôn của đoạn gen đã tổng hợp ARN nói trên?

    • A.– X – A – X – A – G – X – T – G –
    • B.– G – A – A – G – X – U – X – G –
    • C.– G – A – A – G – X – T – X – G –
    • D.– X – T – T – X – G – A – G – X –
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 74752

    Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nào?

    • A.Giảm phân.
    • B.Nguyên phân.
    • C.Phát sinh giao tử.
    • D.Thụ tinh.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 74754

    Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp nhiễm sắc thể đang bắt chéo với nhau, tế bào quan sát đang ở kì nào?

    • A.Kì giữa của nguyên phân.
    • B.Kì giữa của giảm phân 1.
    • C.Kì đầu của nguyên phân.
    • D.Kì đầu của giảm phân 1.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 74756

    Vì sao từ 1 tế bào (2n) giảm phân có thể tạo ra 4 tế bào con?

    • A.Quá trình giảm phân gồm hai lần phân bào
    • B.Có hai tế bào thực hiện quá trình giảm phân
    • C.Trong giảm phân NST đã nhân đôi 2 lần
    • D.Kì giữa phân bào 1 các NST kép xếp 2 hàng
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 74758

    Nội dung nào sau đây sai?

    • A.Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử.
    • B.Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử.
    • C.Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ với trứng tạo hợp tử.
    • D.Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 74760

    Bản chất của thụ tinh là gì?

    • A.Sự kết hợp của 2 bộ phận nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội
    • B.Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội
    • C.Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội
    • D.Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 74762

    Giao tử là gì?

    • A.Tế bào dinh dục đơn bội.
    • B.Có khả năng tạo thụ tinh tạo ra hợp tử.
    • C.Được tạo từ sự giảm phân của tế bào sinh dục thời kì chín.
    • D.Cả A, B, C đều đúng.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 74764

    Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh là bao nhiêu?

    • A.Bằng 2 lần
    • B.Bằng 4 lần
    • C.Bằng nhau
    • D.Giảm một nửa
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 74766

    Trong quá trình tạo giao tử ở động vật, hoạt động của các tế bào mầm là quá trình nào?

    • A.Nguyên phân
    • B.Giảm phân
    • C.Nguyên phân và giảm phân
    • D.Thụ tinh
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 74768

     Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa quá trình nào?

    • A.Nguyên phân và giảm phân
    • B.Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
    • C.Giảm phân và thụ tinh.
    • D.Nguyên phân và thụ tinh.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 74770

    Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được gì?

    • A.1 trứng và 3 thể cực
    • B.4 trứng
    • C.3 trứng và 1 thể cực
    • D.4 thể cực
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 74772

    Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm → F1: 75% đỏ thẫm : 25% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào?

    • A.AA X Aa
    • B.AA X AA
    • C.Aa X Aa
    • D.Aa X aa
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 74775

    Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2?

    • A.Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1.
    • B.Cho cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn.
    • C.Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ P.
    • D.Lai phân tích cây hoa đỏ F2
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 74777

    Kết quả của quá trình nhân đôi ADN là gì?

    • A.Phân tử ADN con được đổi mới so với ADN mẹ
    • B.Phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ
    • C.Phân tử ADN con dài hơn ADN mẹ
    • D.Phân tử ADN con ngắn hơn ADN mẹ
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 74779

    Nguyên nhân làm cho NST nhân đôi là gì?

    • A.Do sự phân chia tế bào làm cho số NST nhân đôi
    • B.Do NST nhân đôi theo chu kì tế bào
    • C.Do NST luôn ở trạng thái kép
    • D.Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 74781

    Trong nhân đôi ADN thì nuclêôtit tự do loại T của môi trường đến liên kết với nuclêôtit nào?

    • A.T mạch khuôn
    • B.T tự do
    • C.A mạch khuôn
    • D.A tự do
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 74783

    Một đoạn gen có cấu trúc như sau

    Mạch 1: A - X - T - X - G

    Mạch 2: T - G - A - G - X

    Giả sử mạch 2 là mạch khuôn mẫu tổng hợp ARN. Đoạn mạch ARN nào dưới đây là phù hợp?

    • A.A - X - T - X - G
    • B.A - X - U - X - G
    • C.T - G - A - G - X
    • D.U - G - A - G - X
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 74785

    Loại ARN nào dưới đây có vai trò truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp?

    • A.tARN
    • B.mARN
    • C.rARN
    • D.Cả 3 loại trên
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 74787

    Khối lượng của mỗi phân tử prôtêin (được tính bằng đơn vị cacbon) là bao nhiêu?

    • A.Hàng ngàn
    • B.Hàng trăm ngàn
    • C.Hàng chục
    • D.Hàng triệu
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 74788

    Yếu tố nào tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù của prôtêin?

    • A.Thành phần, số lượng và trật tự của các Axit Amin
    • B.Thành phần, số lượng và trật tự của các nuclêôtit
    • C.Thành phần, số lượng của các cặp nuclêôtit trong ADN
    • D.Cả 3 yếu tố trên
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 74790

    Hợp tử được tạo nên từ đâu?

    • A.1 trứng và 1 tinh trùng
    • B.2 trứng và 1 tinh trùng
    • C.1 trứng và 2 tinh trùng
    • D.1 trứng và 3 tinh trùng
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 74792

    Sự quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì?

    • A.Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực và một giao tử cái
    • B.Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội
    • C.Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái
    • D.Sự tạo thành hợp tử
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 74794

    Sự quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì?

    • A.Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực và một giao tử cái
    • B.Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội
    • C.Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái
    • D.Sự tạo thành hợp tử
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 74796

    Prôtêin thực hiện chức năng chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào?

    • A.Cấu trúc bậc 1 và 2
    • B.Cấu trúc bậc 1 và 3
    • C.Cấu trúc bậc 2 và 3
    • D.Cấu trúc bậc 3 và 4
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 74798

    Chất hoặc cấu trúc nào dưới đây thành phần cấu tạo có prôtêin?

    • A.Enzim
    • B.Kháng thể
    • C.Hoocmôn
    • D.Cả A, B, C đều đúng
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 74800

    Trong mỗi phân tử ADN con được tạo ra từ sự nhân đôi có đặc điểm gì?

    • A.Cả 2 mạch đều nhận từ ADN mẹ
    • B.Cả 2 mạch đều được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
    • C.Có 1 mạch nhận từ ADN mẹ
    • D.Có nửa mạch được tổng hợp từ nuclêôtit môi trường
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 74802

    Sự nhân đôi của ADN xảy ra vào kì nào trong nguyên phân?

    • A.Kì trung gian
    • B.Kì đầu
    • C.Kì giữa
    • D.Kì sau và cuối
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 74804

    Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở đâu?

    • A.Bên ngoài tế bào.
    • B.Bên ngoài nhân.
    • C.Trong nhân tế bào
    • D.Trên màng tế bào.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 74806

    Gen cấu trúc là gì?

    • A.Một đoạn ADN có khả năng tái sinh
    • B.Một đoạn ADN mang thông tin di truyền quy định cấu trúc một loại protein
    • C.Một đoạn ADN quy định cấu trúc mARN
    • D.Một đoạn ADN có khả năng sao mã và giải mã
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 74809

    Trâu, bò, ngựa, thỏ, … đều ăn cỏ nhưng lại có prôtêin và các tính trạng khác nhau do đâu?

    • A.Bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau.
    • B.Chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
    • C.Cơ chế tổng hợp prôtêin khác nhau.
    • D.Có quá trình trao đổi chất khác nhau.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?