Đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 - Trường THCS Phan Đăng Lưu

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 41452

    Tại sao lại gọi là ngành chân khớp?

    • A.Cơ thể phân đốt
    • B.Chân có các khớp
    • C.Các phần phụ phân đốt khớp động với nhau
    • D.Cơ thể có các khoang chính thức
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 41454

    Giáp xác có thể gây hại?

    • A.Làm giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền
    • B.Kí sinh ở da và mang cá
    • C.Truyền bệnh giun sán
    • D.Tất cả các đáp án trên đúng
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 41456

    Môi trường sống và khả năng di chuyển của con sun lần lượt là gì?

    • A.Sống ở biển, cố định.
    • B.Sống ở nước ngọt, di chuyển tích cực.
    • C.Sống ở nước ngọt, cố định.
    • D.Sống ở biển, di chuyển tích cực.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 41458

    Nhện có đặc điểm gì giống tôm đồng?

    • A.Có vỏ bọc bằng kitin, chân có đốt
    • B.Thụ tinh trong
    • C.Không có râu, có 8 chân
    • D.Thở bằng phổi và khí quản
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 41460

    Cơ thể châu chấu chia làm mấy phần?

    • A.Cơ thể chỉ là một khối duy nhất
    • B.Có ba phần gồm đầu, ngực và bụng
    • C.Có hai phần gồm đầu và bụng
    • D.Có hai phần gồm đầu ngực và bụng
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 41462

    Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ sống ở môi trường nước?

    • A.Bọ gậy, ấu trùng ve sầu, dế trũi.
    • B.Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy, bọ ngựa.
    • C.Ấu trùng ve sầu, bọ gậy, bọ rầy.
    • D.Bọ vẽ, ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 41464

    Chân khớp nào có hại với con người?

    • A.Mọt gỗ
    • B.Ong mật
    • C.Tôm
    • D.Tép
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 41466

    Ở cá chép, loại vây nào có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng?

    • A.Vây ngực và vây lưng.
    • B.Vây lưng và vây hậu môn.
    • C.Vây đuôi và vây hậu môn.
    • D.Vây ngực và vây bụng.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 41468

    Cá chép sống trong môi trường?

    • A.Trên cạn
    • B.Nước ngọt
    • C.Nước lợ
    • D.Nước mặn
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 41470

    Cơ quan hô hấp của tôm sông là?

    • A.Mang
    • B.Da và phổi
    • C.Phổi
    • D.Da
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 41472

    Ở cua, giáp đầu – ngực là bộ phận nào?

    • A.Tấm mang
    • B.Mai
    • C.Càng
    • D.Mắt
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 41474

    Lớp Giáp xác có khoảng bao nhiêu loài?

    • A.10 nghìn
    • B.20 nghìn
    • C.30 nghìn
    • D.40 nghìn
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 41476

    Cơ thể của nhện được chia thành?

    • A.3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng.
    • B.2 phần là phần đầu và phần bụng.
    • C.3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi.
    • D.2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 41478

    Bộ phận nào dưới đây giúp nhện di chuyển và chăng lưới?

    • A.Các núm tuyến tơ
    • B.Đôi kìm.
    • C.Đôi chân xúc giác.
    • D.Bốn đôi chân bò.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 41480

    Phát biểu nào sau đây về châu chấu là sai?

    • A.Ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau.
    • B.Hệ tuần hoàn kín.
    • C.Tim hình ống gồm nhiều ngăn ở mặt lưng.
    • D.Hạch não phát triển.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 41482

    Nhận định nào dưới đây nói về hệ tuần hoàn của châu chấu?

    • A.Tim hình ống, hệ tuần hoàn hở.
    • B.Tim 3 ngăn, hai vòng tuần hoàn kín.
    • C.Tim 2 ngăn, một vòng tuần hoàn hở.
    • D.Tim hình ống, hệ tuần hoàn kín.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 41484

    Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

    • A.Vì hệ tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp ôxi do đã có hệ thống ống khí đảm nhiệm.
    • B.Vì hệ thống ống khi đã đảm nhiệm tất cả các chức năng của hệ tuần hoàn.
    • C.Vì hệ thống ống khí phát triển mạnh và chèn ép hệ tuần hoàn.
    • D.Vì hệ thống ống khí phát triển giúp phân phối chất dinh dưỡng, giảm tải vai trò của hệ tuần hoàn.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 41486

    Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai?

    • A.Cơ thể chia làm ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
    • B.Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.
    • C.Hô hấp bằng mang.
    • D.Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 41488

    Nhện bắt mồi và tự vệ được là nhờ có?

    • A.4 đôi chân bò
    • B.Núm tuyến tơ
    • C.Đôi chân xúc giác
    • D.Đôi kìm
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 41490

    Loài nào được coi là giáp xác lớn nhất?

    • A.Rận nước
    • B.Cua nhện
    • C.Tôm ở nhờ
    • D.Con sun
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 41492

    Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào?

    • A.Tạo ra màu sắc rực rỡ giúp tôm đe dọa kẻ thù.
    • B.Thu hút con mồi lại gần tôm.
    • C.Là tín hiệu nhận biết đực cái của tôm.
    • D.Giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 41494

    Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

    • A.Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm.
    • B.Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng ngụy trang.
    • C.Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ
    • D.Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 41496

     Phát biểu nào sau đây về ngành Thân mềm là sai?

    • A.Không có xương sống.
    • B.Không có khoang áo.
    • C.Thân mềm
    • D.Hệ tiêu hóa phân hóa.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 41498

    Mai của mực thực chất là?

    • A.Vỏ đá vôi tiêu giảm.
    • B.Tấm mang tiêu giảm.
    • C.Khoang áo phát triển thành.
    • D.Tấm miệng phát triển thành.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 41500

    Mai của mực thực chất là?

    • A.Vỏ đá vôi tiêu giảm.
    • B.Tấm mang tiêu giảm.
    • C.Khoang áo phát triển thành.
    • D.Tấm miệng phát triển thành.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 41502

    Loài sâu bọ nào dưới đây có lối sống xã hội?

    • A.Ong
    • B.Mối
    • C.Kiến
    • D.Tất cả đều đúng
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 41504

    Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về tập tính?

    • A.Có số loài lớn
    • B.Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau
    • C.Có số lượng cá thể lớn
    • D.Thần kinh phát triển cao
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 41506

    Bọ cạp có độc ở đâu?

    • A.Trong miệng
    • B.Cuối đuôi
    • C.Kìm
    • D.Trên vỏ cơ thể
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 41508

    Bộ phận nào dưới đây giúp nhện di chuyển và chăng lưới?

    • A.Bốn đôi chân bò.
    • B.Đôi chân xúc giác.
    • C.Các núm tuyến tơ.
    • D.Đôi kìm.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 41510

    Giáp xác gây hại gì đến đời sống con người và các động vật khác?

    • A.Gây hại cho tàu thuyền và các công trình dưới nước.
    • B.Kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt.
    • C.Truyền bệnh giun sán.
    • D.Tất cả các đáp án đều đúng.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?