Đề thi HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 - Trường THCS Mỹ An

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 41339

    Quá trình tiêu hóa ở trùng giày là?

    • A.Thức ăn – không bào tiêu hóa – ra ngoài mọi nơi
    • B.Thức ăn – miệng – hầu – thực quản – dạ dày – hậu môn
    • C.Thức ăn – màng sinh chất – chất tế bào – thẩm thấu ra ngoài
    • D.Thức ăn – miệng – hầu – không bào tiêu hóa – không bào co bóp – lỗ thoát
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 41340

    Tiêu hóa thức ăn ở trùng giày nhờ?

    • A.Men tiêu hóa
    • B.Dịch tiêu hóa
    • C.Chất tế bào
    • D.Enzim tiêu hóa
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 41344

    Hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị là?

    • A.Kí sinh
    • B.Tự dưỡng
    • C.Dị dưỡng
    • D.Tự dưỡng và dị dưỡng
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 41347

    Trong các biện pháp sau, biên pháp nào giúp chúng ta phòng tránh đc bệnh kiết lị?

    • A.Mắc màn khi đi ngủ.
    • B.Diệt bọ gậy
    • C.Đậy kín các dụng cụ chứa nước.
    • D.Ăn uống hợp vệ sinh.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 41350

    Trùng sốt rét lây nhiễm qua đường?

    • A.Đường hô hấp
    • B.Đường tiêu hóa
    • C.Đường máu
    • D.Cách khác
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 41353

    Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là?

    • A.Quang tự dưỡng.
    • B.Hoá tự dưỡng.
    • C.Dị dưỡng.
    • D.Dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 41356

    Thủy tức hô hấp?

    • A.Bằng phổi
    • B.Bằng mang
    • C.Bằng toàn bộ bề mặt cơ thể
    • D.Bằng cả ba hình thức
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 41359

    Thủy tức tiêu hóa ở?

    • A.Tế bào gai
    • B.Tế bào sinh sản
    • C.Túi tiêu hóa
    • D.Chất nguyên sinh
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 41363

    Máu giun đất có màu?

    • A.Không màu
    • B.Màu đỏ
    • C.Vàng nhạt
    • D.Màu đất
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 41366

    Sâu bọ có bao nhiêu đôi chân bò?

    • A.Hai đôi
    • B.Ba đôi
    • C.Bốn đôi
    • D.Năm đôi 
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 41368

    Các động vật nào dưới đây thuộc lớp Giáp xác?

    • A.Tôm, mọt ẩm, cua đồng đực
    • B.Tôm, mực, mọt ẩm
    • C.Tôm, ốc sên, bò cạp    
    • D.Ốc sên, mực, trai
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 41372

    Cơ quan hô hấp của châu chấu là?

    • A.Mang
    • B.Hệ thống túi khí
    • C.Hệ thống ống khí
    • D.Da
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 41374

    Giun đũa kí sinh ở đâu?

    • A.Ruột già người
    • B.Manh tràng người
    • C.Ruột non người
    • D.Dạ dày người
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 41377

    Hãy xếp lại số thứ tự đúng với tập tính chăng lưới ở nhện:

    1. Chăng các sợi tơ vòng

    2. Chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)

    3. Chăng sợi tơ phóng xạ

    4. Chăng dây tơ khung

    • A.2→4→3→1
    • B.4→3→1→2
    • C.4→1→3→2    
    • D.2→3→4→1
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 41380

    Những thân mềm nào dưới đây có hại?

    • A.Ốc sên, trai sông
    • B.Ốc sên, ốc mút, ốc bươu vàng
    • C.Ốc gạo, sò, ốc mút
    • D.Ốc gạo, hến, mực
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 41381

    Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ?

    • A.Có thành tế bào
    • B.Có diệp lục
    • C.Có điểm mắt
    • D.Có không bào lớn
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 41383

    Hình thức sinh sản vô tính của thuỷ tức là gì?

    • A.Phân đôi.
    • B.Mọc chồi.
    • C.Tạo thành bào tử.
    • D.Ý A và B đều đúng.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 41385

    Ở thuỷ tức đực, tinh trùng được hình thành từ?

    • A.Tuyến hình cầu.
    • B.Tuyến sữa.
    • C.Tuyến hình vú.
    • D.Tuyến bã.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 41386

    Sán lá gan được xếp chung với ngành giun dẹp vì?

    • A.Chúng có lối sống kí sinh
    • B.Chúng đều có lá sán
    • C.Cơ thể dẹp có đối xứng hai bên
    • D.Chúng có lối sống tự do
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 41388

    Mỗi ngày, sán lá gan đẻ bao nhiêu trứng?

    • A.1000 trứng
    • B.2000 trứng
    • C.3000 trứng
    • D.4000 trứng
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 41390

    Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với sống kí sinh là?

    • A.Mắt và giác quan phát triển
    • B.Hệ tiêu hóa tiêu giảm
    • C.Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển
    • D.Hệ sinh dục lưỡng tính
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 41392

    Đặc điểm nào dưới đây có ở sán dây?

    • A.Sống tự do.
    • B.Mắt và lông bơi phát triển.
    • C.Cơ thể đơn tính.
    • D.Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 41393

    Uống thuốc tẩy giun đúng cách là?

    • A.1 lần/năm
    • B.2 lần/năm
    • C.3 lần/năm
    • D.4 lần/năm
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 41395

    Trong các biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để phòng ngừa giun sán cho người?

    Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.

    Sử dụng nước sạch để tắm rửa.

    Mắc màn khi đi ngủ.

    Không ăn thịt lợn gạo.

    Rửa sạch rau trước khi chế biến.

    Số ý đúng là

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 41397

    Đặc điểm nào sau đây không có ở trai sông?

    • A.Vỏ có 3 lớp
    • B.Có khoang áo
    • C.Miệng có tua dài và tua ngắn
    • D.Có tấm mang
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 41399

    Phần phụ nào của tôm sông có chức năng bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng?

    • A.Các chân hàm
    • B.Các chân ngực
    • C.Các chân bụng
    • D.Tấm lái
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 41401

    Để phòng tránh giun móc câu ta phải?

    • A.Không đi chân không
    • B.Rửa tay trước khi ăn
    • C.Không ăn rau sống
    • D.Tiêu diệt ruồi nhặng ở trong nhà
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 41403

    Cành san hô dùng để trang trí thuộc bộ phận nào?

    • A.Phần thịt và khung xương san hô
    • B.Phần thịt san hô
    • C.Toàn bộ cơ thể san hô
    • D.Khung xương bằng đá vôi
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 41405

    Trùng biến hình di chuyển nhờ?

    • A.Nhờ roi
    • B.Nhờ lông bơi
    • C.Nhờ chân giả
    • D.Không có cơ quan di chuyển
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 41407

    Sự lột xác chỉ có ở?

    • A.Châu chấu, mối
    • B.Tôm, nhện
    • C.Tôm, châu chấu
    • D.Nhện, bọ cạp

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?