Đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Lê Trung Kiên

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 96680

    Mạch gỗ bao gồm các thành phàn nào?

    • A.quản bào và mạch ống
    • B.ống rây và quản bào
    • C.ống rây và tế bào kèm
    • D.mạch ống và tế bào kèm
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 96681

    Trong một chu kì tim ở người bình thường, quá trình nào sau đây có thời gian dài nhất?

    • A.Co tâm thất
    • B.Dãn tâm nhĩ
    • C.Co tâm nhĩ
    • D.Dãn chung
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 96682

    Ở tim người, bộ phận nào sau đây có khả năng tự phát xung điện?

    • A.Bó His 
    • B.Mạng Puôckin
    • C.Nút nhĩ thất
    • D.Nút xoang nhĩ
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 96683

    Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ống tiêu hóa của thú ăn thịt?

    • A.Có dạ dày 4 ngăn và ruột dài
    • B.Có dạ dày đơn lớn và ruột ngắn
    • C.Có dạ dày 4 ngăn và manh tràng lớn
    • D.Có manh tràng lớn và ruột dài
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 96684

    Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở đâu?

    • A.màng trong lục lạp
    • B.trong xoang tilacôit
    • C.màng tilacôit
    • D.chất nền
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 96685

    Giai đoạn nào của hô hấp tế bào tạo ra nhiều ATP nhất?

    • A.Chu trình Crep
    • B.Chuỗi truyền êlectron
    • C.Đường phân
    • D.Lên men
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 96686

    Điểm bù ánh sáng là gì?

    • A.cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp nhỏ nhất
    • B.cường độ ánh sáng mà tại đó cây không quang hợp
    • C.cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
    • D.cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt giá trị cực đại
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 96687

    Hệ sắc tố quang hợp bao gồm các dạng nào?

    • A.diệp lục và carôtenôit
    • B.diệp lục a và diệp lục b
    • C.diệp lục b và carôtenôit
    • D.diệp lục a và carôtenôit
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 96688

    Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây?

    • A.
    • B.Thân
    • C.Hoa
    • D.Rễ
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 96689

    Ở ếch, trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường thông qua cơ quan nào?

    • A.mang và ống khí
    • B.phổi và mang
    • C.da và phổi
    • D.ống khí và phổi
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 96690

    Ví dụ nào sau đây mô tả hiện tượng hướng sáng?

    • A.Ngọn cây đậu tương sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng
    • B.Đậu cô ve sinh trưởng quấn quanh một cọc rào
    • C.Rễ cây hoa hồng sinh trưởng hướng xuống đất
    • D.Rễ cây ngô sinh trưởng hướng về phía có độ ẩm cao
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 96691

    Để tách chiết sắc tố quang hợp người ta thường dùng loại hóa chất nào sau đây?

    • A.nước hoặc axêtôn
    • B.cồn 900 hoặc nước
    • C.cồn 900 hoặc benzen
    • D.cồn 900 hoặc NaCl
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 96692

    Đặc điểm nào sau đây không có ở thực vật C4?

    • A.Xảy ra hô hấp sáng
    • B.Diễn ra quang phân li nước
    • C.Giải phóng O2
    • D.Cố định CO2 theo chu trình Canvin
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 96693

    Trong chu kù hoạt động của tim người bình thường, khi tim dãn thì máu từ tĩnh mạch phổi trở về ngăn nào của tim?

    • A.Tâm nhĩ trái
    • B.Tâm thất phải
    • C.Tâm nhĩ phải
    • D.Tâm thất trái
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 96694

    Ở thực vật trên cạn, cơ quan nào sau đây thực hiện chức năng hút nước từ đất?

    • A.Hoa
    • B.Thân
    • C.Rễ
    • D.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 96695

    Khi nói về quang hợp, phát biểu sau đây đúng?

    • A.Trong chu trình Canvin, sản phẩm đầu tiên được tạo ra là AlPG
    • B.Pha tối cung cấp cho pha sáng NADP+ và C6H12O6
    • C.Cường độ quang hợp luôn tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng
    • D.Nếu không có quang phân li nước thì sẽ không tổng hợp được C6H12O6
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 96696

    Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố vi lượng?

    • A.Hiđrô
    • B.Sắt
    • C.Nitơ
    • D.Phôtpho
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 96697

    Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?

    • A.Thỏ
    • B.Cá chép
    • C.Chim bồ câu
    • D.Cá sấu
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 96698

    Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang
    • B.Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch
    • C.Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch
    • D.Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và màu giàu CO2
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 96699

    Thành phần chủ yếu của dòng mạch gỗ là gì?

    • A.Hoocmôn và axit amin
    • B.Ion khoáng và vitamin
    • C.Nước và ion khoáng
    • D.Saccarozơ và ion khoáng
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 96700

    Để phát hiện thực vật hô hấp thải ra khí CO2, có thể sử dụng hóa chất nào sau đây?

    • A.Dung dịch KCl
    • B.Dung dịch Ca(OH)2
    • C.Dung dịch H2SO4
    • D.Dung dịch NaCl
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 96701

    Ở trâu, bò, dê..., quá trình tiêu hóa prôtêin nhờ pepsin và HCl diễn ra ở ngăn nào của dạ dày?

    • A.Dạ lá sách
    • B.Dạ tổ ong
    • C.Dạ cỏ
    • D.Dạ múi khế
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 96702

    Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?

    • A.Độ pH trung bình dao động từ 7,35 – 7,45
    • B.Hoạt động của thận có vai trò trong điều hòa độ pH
    • C.Khi cơ thể vận động mạnh có thể làm giảm độ pH
    • D.Giảm nồng độ CO2 trong máu sẽ làm giảm độ pH
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 96703

    Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.Ở thú ăn thịt, tại ruột non diễn ra quá trình tiêu hóa hóa học và hấp thụ thức ăn
    • B.Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa nội bào trong túi tiêu hóa
    • C.Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn chủ yếu được tiêu hóa ngoại bào
    • D.Ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn không có quá trình tiêu hóa sinh học
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 96704

    Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện qua hệ thống ống khí?

    • A.Châu chấu
    • B.Ốc sên
    • C.Giun đất
    • D.Cá voi
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 96705

    Con đường tế bào chất dẫn nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ có đặc điểm?

    • A.Chậm, các chất không được kiểm soát
    • B.Nhanh, các chất được kiểm soát
    • C.Chậm, các chất được kiểm soát
    • D.Nhanh, các chất không được kiểm soát
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 96706

    Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá?

    • A.Lực đẩy (áp suất rễ)
    • B.Lực hút do thoát hơi nước ở lá
    • C.Lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ
    • D.Do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 96707

    Khi phân tích thành phần 1 loại dịch trong một bộ phận của cây có hoa thấy có chủ yếu là chất hữu cơ như: saccarôzơ, axit amin…khả năng đó là dịch của cơ quan nào?

    • A.mạch gỗ
    • B.mạch rây
    • C.lõi cây
    • D.cả mạch gỗ và mạch rây
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 96708

    Cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ?

    • A.Đỉnh sinh trưởng
    • B.Miền lông hút
    • C.Miền sinh trưởng
    • D.Rễ chính
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 96709

    Phát biểu nào không đúng về vai trò của quá trình thoát hơi nước?

    • A.Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ
    • B.Thoát hơi nước làm cho khí khổng mở tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào lá
    • C.Thoát hơi nước giúp giảm nhiệt độ của cây…(nhất là lúc trời nắng nóng)
    • D.Thoát hơi nước làm héo lá nghiêm trọng trong những hôm gió mạnh
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 96710

    Nguyên tố nào không liên quan trực tiếp đến hàm lượng diệp lục trong cây?

    • A.K
    • B.N
    • C.Fe
    • D.Mg
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 96711

    Đất là nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây. Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng ở dạng nào sau đây?

    • A.không tan
    • B.hòa tan
    • C.cation
    • D.anion
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 96712

    Tiêu hóa là quá trình như thế nào?

    • A.biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
    • B.tạo ra các chất dinh duỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể
    • C.biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng
    • D.biến đổi các chất dinh duõng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 96713

    Manh tràng là 1 bộ phận của ống tiêu hóa. Trong các loài dưới đây, manh tràng rất phát triển ở loài nào?

    • A.Trâu
    • B.Hổ
    • C.Sư tử
    • D.Người
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 96714

    Ở nhóm động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa như thế nào?

    • A.Ngoài cơ thể
    • B.Nội bào
    • C.Ngoại bào
    • D.Cả ngoại bào và nội bào
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 96715

    Trong hệ tiêu hóa của người, bộ phận nào chỉ có tiêu hóa cơ học?

    • A.Miệng
    • B.Thực quản
    • C.Dạ dày
    • D.Ruột
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 96716

    Côn trùng là lớp động vật có hình thức hô hấp bằng cơ quan gì?

    • A.Mang
    • B.Phổi
    • C.Da
    • D.Ống khí
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 96717

    Các bộ phận của hệ tuần hoàn gồm những thành phần nào?

    • A.tim và mạch máu
    • B.mạch máu và dịch tuàn hoàn
    • C.dịch tuần hoàn, tim và mạch máu
    • D.hệ thống mạch máu và tim
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 96718

    Khi nói về vận tốc máu trong hệ mạch, phát biểu đúng là gì?

    • A.vận tốc máu ở động mạch chậm nhất vì tổng tiết diện của nó nhỏ nhất
    • B.vận tốc máu ở động mạch nhanh nhất vì tổng tiết diện của nó lớn nhất
    • C.vận tốc máu ở mao mạch chậm nhất vì tổng tiết diện của nó lớn nhất
    • D.vận tốc máu ở tĩnh mạch nhanh nhất vì tổng tiết diện của nó nhỏ nhất
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 96719

    Hệ tuần hoàn hở khác hệ tuần hoàn kín ở chỗ?

    • A.Không có tim
    • B.Không có động mạch và tĩnh mạch
    • C.Máu không hoàn toàn lưu thông trong mạch kín
    • D.Máu chảy không liên tục

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?