Đề thi HK1 môn Sinh học 11 năm 2020 - Trường THPT Duy Tân

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 96720

    Ở cây xoài, quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây?

    • A.quả
    • B.lá cây
    • C.thân cây
    • D.thân, lá, rễ.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 96721

    Sản phẩm nào của pha sáng không đi vào pha tối?

    • A.O2
    • B.ATP, NADPH
    • C.ATP
    • D.NADPH
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 96722

    Hình vẽ sau đây mô tả cấu tạo dạ dày đơn và ruột của 2 nhóm động vật: thú ăn thịt và thú ăn cỏ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

     

    I. Hình (1) là cấu tạo dạ dày đơn và ruột của thú ăn thịt như chó sói, sư tử, hổ.

    II. Hình (2b) có thể là dạ dày của thú ăn cỏ như trâu, bò…

    III. Hình (2c) là manh tràng lớn có ở thú ăn cỏ.

    IV. Hình (1), (2) cho thấy ruột của thú ăn cỏ và thú ăn thịt có sự khác nhau.

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 96723

    Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng trong ATP và NADPH?

    • A.Diệp lục
    • B.Diệp lục a, b và carôtenoit
    • C.Diệp lục a
    • D.Diệp lục a, b
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 96724

    Ở thực vật, khi nói về vai trò của quá trình quang hợp, phát biểu nào sau đây sai ?

    • A.Cung cấp thức ăn cho sinh vật
    • B.Chuyển hóa quang năng thành hóa năng
    • C.Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng
    • D.Điều hòa không khí
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 96725

    Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến hô hấp, có bao nhiêu cách sau đây được dùng để bảo quản nông sản?

    I. Phơi khô. II. Bảo quản lạnh. III. Hút chân không. IV. Tăng nồng độ CO2.

    • A.4
    • B.3
    • C.2
    • D.1
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 96726

    Ở thực vật, các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho nhau theo sơ đồ nào?

    • A.Diệp lục b → Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng
    • B.Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng
    • C.Diệp lục a → Diệp lục b → Carôtenôit → Carôtenôit trung tâm phản ứng
    • D.Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục b → Diệp lục b trung tâm phản ứng
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 96727

    Nguyên liệu cần cho pha tối của quang hợp là gì?

    • A.ATP, NADPH
    • B.ATP, NADPH và CO2
    • C.ATP, NADPH và O2
    • D.ATP, NADPH và H2O
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 96728

    Tăng hệ số kinh tế của cây trồng bằng biện pháp nào?

    • A.cung cấp nước đầy đủ
    • B.bón phân
    • C.chọn giống và bón phân
    • D. tăng diện tích lá
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 96729

    Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là gì?

    • A.Xanh lục
    • B.Vàng
    • C.Đỏ
    • D.Da cam
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 96730

    Để tăng năng suất của cây trồng, có bao nhiêu biện pháp sau:

    I. tăng diện tích lá.            II. tăng cường độ quang hợp.

    III. tăng hệ số kinh tế.      IV. tăng cường độ hô hấp.

    • A.1
    • B.3
    • C.2
    • D.4
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 96731

    Các nhóm thực vật nào sau đây có thực hiện chu trình Canvin (chu trình C3) trong pha tối của quang hợp?

    • A.thực vật CAM
    • B.thực vật C3, C4 và CAM 
    • C.thực vật  C4 và CAM
    • D.thực vật C3
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 96732

    Giá trị về cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại là gì?

    • A.điểm bão hòa ánh sáng
    • B.điểm bão hòa CO2
    • C.điểm bù ánh sáng
    • D.điểm bù CO2
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 96733

    Có bao nhiêu đặc điểm sau đây thuộc về thú ăn thực vật?

    I. có ruột ngắn.

    II. có manh tràng kém phát triển.

    III. có vi sinh vật cộng sinh tiêu hóa xenlulôzơ trong dạ dày hoặc manh tràng.

    IV. răng nanh và răng cửa thường giống nhau, răng hàm lớn thích nghi với việc nhai thức ăn.

    • A.2
    • B.3
    • C.1
    • D.4
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 96734

    Cho sơ đồ tóm tắt các con đường hô hấp ở thực vật (1) và (2) từ chất hữu cơ ban đầu là glucozơ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

     

    I. Điều kiện để xảy ra con đường (1) là khi tế bào có đầy đủ oxi.

    II. Con đường (1) chỉ xảy ra trong bào tương (không xảy ra trong ti thể).

    III. Con đường (2) chỉ xảy ra trong ti thể (không xảy ra trong bào tương).

    IV. Cả hai con đường (1) và (2) đều có chung giai đoạn đường phân.

    V. Con đường (1) giải phóng ít năng lượng hơn con đường (2).

    VI. Ở con đường (2), Glucozơ sẽ phân giải hoàn toàn thành CO2 và H2O.

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 96735

    Cho một nhúm hạt đang nảy mầm (có hoạt động hô hấp mạnh) vào bình tam giác rồi đậy kín lại, sau một thời gian ngắn (vài giờ). Hãy cho biết nhận định nào sau đây sai?

    • A.Tỉ lệ % oxi trong bình tam giác sẽ tăng lên còn tỉ lệ % CO2 trong bình tam giác sẽ giảm đi so với lúc đầu (mới cho hạt vào).
    • B.Nếu bình tam giác được cắm vào một nhiệt kế, ta sẽ thấy nhiệt độ trong bình tam giác cao hơn ngoài môi trường.
    • C.Quá trình hô hấp của hạt đang nảy mầm có thể tạo ra các sản phẩm trung gian cần cho sự tổng hợp các chất hữu cơ của mầm cây.
    • D.Hạt đang nảy mầm có diễn ra quá trình phân giải các chất hữu cơ dự trữ trong hạt thành năng lượng cần cho hạt nảy mầm.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 96736

    Trong dạ dày cơ của các loài chim ăn hạt như chim sẻ, bồ câu, gà … thường có những hạt sỏi nhỏ. Chức năng của các viên sỏi nhỏ này là để

    • A.tăng hiệu quả tiêu hóa hóa học
    • B.cung cấp một số nguyên tố vi lượng cho gà
    • C.giảm hiệu quả tiêu hóa hóa học
    • D.tăng hiệu quả tiêu hóa cơ học
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 96737

    Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?

    • A.Giai đoạn quang hóa (nhờ chuỗi truyền e- để tạo ATP, NADPH)
    • B.Giai đoạn quang lí (diệp lục bình thường chuyển sang dạng kích hoạt)
    • C.Giai đoạn quang phân li nước (cung cấp e- bù lại cho diệp lục)
    • D.Giai đoạn cố định CO2 ( liên kết CO2 với chất nhận RiDP)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 96738

    Hình vẽ sau đây mô tả cấu tạo dạ dày của một nhóm động vật ăn cỏ. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

    I. Đây là loại dạ dày có 4 ngăn đặc trưng cho động vật nhai lại.

    II. Dạ cỏ là nơi có vi sinh vật cộng sinh giúp tiêu hóa thức ăn xenlulozơ.

    III. Dạ tổ ong là nơi thức ăn được chuẩn bị để ợ lên miệng nhai lại.

    IV. Dạ múi khế là nơi có enzim pepsin giúp phân giải protein từ cỏ và vi sinh vật.

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 96739

    Ở động vật có túi tiêu hóa, túi tiêu hóa có 1 lỗ thông duy nhất ra ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng của miệng, vừa làm chức năng của hậu môn. Ở nhóm động vật này, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức

    • A.tiêu hóa nội bào
    • B.tiêu hóa ngoại bào
    • C.tiêu hóa ngoại bào và nội bào
    • D.túi tiêu hóa
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 96740

    Ở người thức ăn vào miệng rồi lần lượt qua các bộ phận nào?

    • A.Miệng → Thực quản → Ruột non → Dạ dày → Ruột già
    • B.Miệng → Dạ dày → Thực quản → Ruột non → Ruột già
    • C.Miệng → Thực quản → Ruột non → Ruột già → Dạ dày
    • D.Miệng → Thực quản → Dạ dày → Ruột non → Ruột già
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 96741

    Ở động vật đơn bào (trùng giày, trùng biến hình), thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào?

    • A.tiêu hóa ngoại bào
    • B.túi tiêu hóa
    • C.tiêu hóa nội bào
    • D.tiêu hóa ngoại bào và nội bào
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 96742

    Nước và ion khoáng được vận chuyển theo dòng mạch nào?

    • A.dòng mạch ống
    • B.dòng ống rây
    • C.dòng mạch rây
    • D.dòng mạch gỗ
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 96743

    Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi theo 1 chiều, không bị trộn lẫn với chất thải, dịch tiêu hóa lại không bị hòa loãng. Đồng thời, với sự chuyên hóa cao của các bộ phận trong ống tiêu hóa mà hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ thức ăn cao hơn động vật có túi tiêu hóa. Các loài động vật nào sau đây có ống tiêu hóa?

    • A.động vật có xương sống ( động vật thuộc các lớp cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú)
    • B.động vật ngành ruột khoang ( sứa, thủy tức, sán hô…), giun dẹp ( sán lông, sán lá, sán dây…)
    • C.động vật đơn bào (cơ thể được cấu tạo chỉ bằng một tế bào như trùng roi, trùng giày, amip...)
    • D.động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống (giun đất, côn trùng…)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 96744

    Tiêu hóa là quá trình như thế nào?

    • A.Biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được
    • B.Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra ATP
    • C.Biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
    • D.Biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 96745

    Khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

    • A.Quang hợp tạo ra chất hữu cơ và CO2 là nguyên liệu cho quá trình hô hấp
    • B.Hô hấp tạo ra CO2 và O2 là nguyên liệu cho quá trình quang hợp
    • C.Hô hấp tạo nhiệt cung cấp cho các hoạt động sống của cây
    • D.Quang hợp tạo ra chất hữu cơ và oxi là nguyên liệu cho quá trình hô hấp
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 96746

    Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh bao gồm những thành phần nào?

    • A.diệp lục a và diệp lục b
    • B.diệp lục và carôtenôit
    • C.diệp lục b và carotenoit
    • D.diệp lục a và carôtenôit
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 96747

    Khí oxi được tạo ra trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?

    • A.CO2
    • B.sự phân giải các sản phẩm trung gian của pha tối
    • C.sự tổng hợp NADPH trong pha sáng
    • D.H2O
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 96748

    Ở thực vật, bào quan nào thực hiện chức năng hô hấp tế bào?

    • A.Lục lạp
    • B.Không bào
    • C.Mạng lưới nội chất
    • D.Ti thể
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 96749

    Ở thực vật, pha sáng của quang hợp diễn ra ở đâu?

    • A.tilacôit
    • B.màng trong ti thể
    • C.chất nền strôma
    • D.tế bào chất
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 96750

    Thành phần ánh sáng biến động theo thời gian trong ngày. Thời gian nào trong ngày, ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quang hợp?

    • A.Buổi trưa và buổi chiều
    • B.Buổi sáng sớm và buổi trưa
    • C.Buổi sáng sớm và buổi chiều
    • D.Buổi chiều và buổi tối
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 96751

    Cấu trúc nào sau đây của lục lạp chứa diệp lục?

    • A.Trong khoang tilacoit
    • B.Màng tialcoit 
    • C.Màng trong lục lạp
    • D.Chất nền strôma
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 96752

    Ở trâu, gặm cỏ là quá trình răng cửa ở hàm dưới tì vào tấm sừng ở hàm trên để giữ vào giật cỏ. Tiếp theo sau, thức ăn là cỏ sẽ di chuyển theo trật tự là:

    • A.từ miệng → dạ tổ ong→ dạ cỏ→miệng (nhai lại) →dạ lá sách → dạ múi khế
    • B.từ miệng → dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế→ miệng (nhai lại)
    • C.từ miệng → dạ lá sách→ dạ tổ ong → dạ cỏ→ dạ múi khế
    • D.từ miệng → dạ cỏ → dạ tổ ong → miệng (nhai lại)→dạ lá sách → dạ múi khế
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 96753

    Sau đây là cấu tạo răng và xương xọ của một loài thú. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

     

    I. Loài thú này có răng cửa và răng nanh khác nhau.

    II. Loài thú này có răng trước hàm và răng ăn thịt lớn (phát triển).

    III. Loài thú này là một loài thú chuyên ăn thịt.

    IV. Loài thú này hầu như không nhai thức ăn (chỉ cắt, xé nhỏ thức ăn rồi nuốt).

    V. Loài thú này sử dụng dạng thức ăn mềm và giàu dinh dưỡng.

    • A.2
    • B.5
    • C.3
    • D.4
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 96754

    Bò là loài động vật ăn cỏ. Cỏ là loại thức ăn rất nghèo dinh dưỡng, ít protein. Tuy nhiên, thịt bò lại là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao cho người. Nguồn protein có giá trị dinh dưỡng cao của thịt bò có được chủ yếu nhờ

    • A.Protein của vi sinh vật cộng sinh
    • B.Một số loại cỏ đặc biệt mà bò kiếm được
    • C.Con người trộn thêm protein vào cỏ
    • D.Phân giải xenlulôzơthành đường glucozơ
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 96755

    Nhóm động vật có răng nanh sắc nhọn, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển có thể là những động vật nào?

    • A.hổ, sư tử, báo, linh cẩu
    • B.trâu, bò, dê, cừu
    • C.ngựa, thỏ
    • D.hươu, nai, chó, mèo
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 96756

    Quá trình tiêu hóa của động vật nhai lại diễn ra như thế nào?

    • A.gồm có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
    • B.chỉ có tiêu hóa cơ học
    • C.gồm có tiêu hóa học và tiêu hóa sinh học (nhờ vi sinh vật cộng sinh)
    • D.gồm có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học và tiêu hóa sinh học ( nhờ vi sinh vật cộng sinh)
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 96757

    Ở người, tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa diễn ra chủ yếu ở những cơ quan nào của ống tiêu hóa?

    • A.Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già
    • B.Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non
    • C.Miệng, dạ dày, ruột non
    • D.Chỉ diễn ra ở dạ dày
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 96758

    Khi nói về hô hấp sáng ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

    • A.Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và thải CO2 ở ngoài sáng
    • B.Hô hấp sáng gây tiêu hao sản phẩm quang hợp
    • C.Hô hấp sáng thường xảy ra ở thực vật C4 và CAM trong điều kiện cường độ ánh sáng cao
    • D.Quá trình hô hấp sáng xảy ra lần lượt ở các bào quan: lục lạp, perôxixôm, ti thể
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 96759

    Trong phương trình tổng quát của quang hợp; (1) và (2) lần lượt là những chất nào?

    • A.(1) CO2, (2) C6H12O6
    • B.(1) C6H12O6, (2) CO2
    • C.(1) O2, (2) C6H12O6
    • D.(1) O2, (2) CO2

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?