Đề thi HK1 môn Sinh học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 14898

    Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại? 

    • A.Quần thể 
    • B.Cơ thể 
    • C.Quần  xã  
    • D.Hệ sinh thái
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 14899

    Nội dung nào không đúng khi nói về vi khuẩn lam và tảo lục đơn bào? 

    • A.Chúng đều có phương thức sống tự dưỡng
    • B.Chúng đều có khả năng quang hợp
    • C.Chúng đều có cấu tạo cơ thể đơn bào nhưng thuộc hai giới khác nhau 
    • D.Chúng không cùng giới vì vi khuẩn lam là tế bào nhân thực còn tảo lục đơn bào là tế bào nhân sơ
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 14900

    Cho các đặc điểm sau:

    (1) Tế bào nhân thực

    (2) Thành tế bào bằng xenlulôzơ

    (3) Sinh vật tự dưỡng

    (4) Cơ thể đơn bào hoặc đa bào dạng sợi

    (5) Không có lục lạp, không di động được

    (6) Sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử 

    Trong các ý trên, có mấy ý không phải là đặc điểm của giới Nấm? 

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 14901

    Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về các giới sinh vật?

    (1) Trong hệ thống 5 giới, giới Khởi sinh có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất.

    (2) Trong hệ thống 5 giới, giới khởi sinh và giới nguyên sinh bao gồm các sinh vật nhân sơ.

    (3) Giới thực vật có 4 ngành chính, giới động vật có 7 ngành chính

    (4) Giới nấm gồm có các dạng nấm có nhiều đặc điểm khác nhau: nấm nhầy, nấm men, nấm sợi. 

    • A.1
    • B.1, 2 
    • C.2, 3, 4  
    • D.1, 2, 3, 4
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 14902

    Khi nói về đặc điểm, tính chất lý hóa của nước, phát biểu nào dưới đây là đúng? 

    • A.Với cùng thể tích, ở trạng thái lỏng mật độ phân tử nước nhiều hơn ở trạng thái rắn nên khi cho tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh thì tế bào bị vỡ.
    • B.Phân tử nước có tính phân cực là do nguyên tử ôxi có độ âm điện mạnh hơn phân tử hiđrô nên đôi electron trong liên kết hiđrô bị lệch về ôxi.
    • C.Nước bốc hơi thấp nên có vai trò điều hòa thân nhiệt. 
    • D.Các phân tử nước liên kết với nhau bằng các liên kết hydro được hình thành giữa các nguyên tử ôxi với nhau.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 14903

    Mặc dù chiếm một tỉ lệ cực nhỏ nhưng nếu thiếu Iôt (I) chúng ta có thể bị: 

    • A.bệnh khô mắt  
    • B.thiếu nước
    • C.bệnh về da     
    • D.bệnh bướu cổ
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 14904

    Cho các ý sau:

    (1) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

    (2) Khi bị thủy phân thu được glucôzơ

    (3) Có thành phần nguyên tố gồm: C, H , O

    (4) Có công thức tổng quát: (C6H12O6)n

    (5) Tan trong nước

    Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm của Xenlulôzơ? 

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 14905

    Chức năng nào sau đây không phải là chức năng của đường đơn? 

    • A.Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể 
    • B.Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
    • C.Tham gia cấu tạo nên đường đôi  
    • D.Tham gia cấu tạo nên đường đa
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 14906

    Nhận định nào sau đây là sai khi nói về lipit? 

    • A.Cấu trúc và chức năng của các loại lipit đều giống nhau
    • B.Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ
    • C.Không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân 
    • D.Một số loại vitamin (A, D, E, K) cũng là một dạng lipit
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 14908

    Chuỗi polipeptit ở dạng xoắn hoặc gấp nếp tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc …… của prôtêin.

    Chỗ (….) là: 

    • A.bậc 1
    • B.bậc 2 
    • C.bậc 3      
    • D.bậc 4
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 14910

    Cho biết chức năng của một số đại phân tử có trong tế bào như sau: 

    (1) Thành phần cấu tạo của kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể.  

    (2) Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. 

    (3) Vận chuyển axit amin đến nơi tổng hợp protein. 

    (4) Thành phần cấu tạo tế bào, cơ thể. 

    (5) Xúc tác các phản ứng hóa sinh trong tế bào. 

    (6) Tham gia vận chuyển các chất. 

    (7) Truyền đạt thông tin di truyền từ nhân đến nơi tổng hợp protein. 

    Protein có những chức năng nào?  

    • A.(4), (5), (6), (7)
    • B.(1), (4), (5), (6)
    • C.(1), (2), (3), (7) 
    • D.(3), (4), (6), (7)
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 14912

    Loại nuclêôtit nào sau đây không cấu tạo nên ADN? 

    • A.Ađênin
    • B.Uraxin
    • C.Guanin 
    • D.Xitôzin
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 14914

    Một gen của sinh vật nhân thực dài 0,51μm. Trên một mạch của gen có 450 Ađênin, 600 Xitôxin, 250 Guanin. Tính tổng số liên kết hydro có trong gen trên.  

    • A.3650  
    • B.3850  
    • C.3450    
    • D.3600
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 14916

    Cho các đặc điểm sau:

    (1) Chưa có nhân hoàn chỉnh

    (2) Có nhiều loại bào quan

    (3) Tế bào chất không có hệ thống nội màng

    (4) Tỉ lệ S/V lớn

    Có bao nhiêu đặc điểm là của tế bào nhân sơ?  

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 14918

    Thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt đặc hiệu hai nhóm vi khuẩn là Gram dương và Gram âm. Để sử dụng thuốc kháng sinh có hiệu quả, cần phân tích thành phần nào của vi khuẩn? 

    • A.Cấu trúc và thành phần hóa học của màng sinh chất.
    • B.Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào.
    • C.Vật chất di truyền. 
    • D.Cấu trúc lông và roi.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 14920

    Vùng nhân của tế bào nhân sơ chứa: 

    • A.một phân tử ADN mạch thẳng, kép và có màng bao bọc
    • B.nhiều phân tử ADN dạng vòng, kép và không có màng bao bọc
    • C.một phân tử ADN dạng vòng, kép và không có màng bao bọc 
    • D.nhiều phân tử ADN mạch thẳng, kép và không có màng bao bọc
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 14922

    Trong các thành phần sau, có bao nhiêu thành phần có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?

    1. Bộ máy Gôngi

    2. Màng sinh chất

    3. Thành tế bào

    4. Ti thể 

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 14924

    Đặc điểm nào thể hiện sự giống nhau giữa lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn?

    (1) Là một hệ thống và xoang dẹp thông với nhau.

    (2)  Chỉ có ở tế bào nhân thực, không có ở tế bào nhân sơ.

    (3)  Trên lưới có nhiều hạt ribôxôm đính vào.

    (4)  Có chức năng tổng hợp prôtêin. 

    • A.(2) và (4).
    • B.(2) và (3).              
    • C.(1) và (3).        
    • D.(1) và (2).
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 14926

    Ở tế bào thực vật, bào quan nào sau đây có chức năng giúp các tế bào rễ cây hút nước từ đất? 

    • A.Bộ máy Gôngi 
    • B.Lizôxôm 
    • C.Ribôxôm      
    • D.Không bào
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 14928

    Đặc điểm nào sau đây không phải của ti thể? 

    • A.Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau
    • B.Trong ti thể có chứa ADN và riboxom
    • C.Màng trong của ti thể chứa hệ enzim hô hấp 
    • D.Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 14930

    Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ: 

    • A.Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển
    • B.Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào
    • C.Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động 
    • D.Các phân tử protein và colesteron thường xuyên chuyển động
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 14932

    Cho các chất:

    1. O2               2. testosterol                         3. H2O            4. Ca2+            5. Glucose

    Các chất nào khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit kép? 

    • A.1, 2, 3. 
    • B.2, 3, 4. 
    • C.4, 5      
    • D.1, 2
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 14934

    Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là:

    • A.tế bào hồng cầu 
    • B.tế bào nấm men 
    • C.tế bào thực vật     
    • D.tế bào vi khuẩn
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 14936

    Dạng năng lượng chủ yếu của tế bào là:

    • A.Hóa năng 
    • B.Nhiệt năng    
    • C.Điện năng   
    • D.Cơ năng
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 14938

    Nói về cơ chế tác động của enzym, nội dung nào sau đây không đúng? 

    • A.Enzym liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động.
    • B.Sau khi xúc tác cho phản ứng enzym sẽ bị biến đổi.
    • C.Liên kết giữa enzym - cơ chất mang tính đặc thù. 
    • D.Cơ chất của enzym saccaraza là saccarôzơ.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 14940

    Hoạt tính enzym cao nhất khi  

    • A.nhiệt độ tối ưu
    • B.nhiệt độ tối đa 
    • C.nhiệt độ tối thiểu 
    • D.nhiệt độ cao
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 14942

    Nhận định nào không đúng khi nói về vai trò enzim? 

    • A.Khi có enzim xúc tác, tốc độ của một phản ứng có thể tăng hàng triệu lần.
    • B.Nếu tế bào không có các enzim thì các hoạt động sống không thể duy trì được.
    • C.Nhờ enzim mà các quá trình sinh hoá trong cơ thể sống xảy ra rất nhanh với tốc độ lớn trong điều kiện sinh lí bình thường. 
    • D.Một loại enzim xúc tác đồng thời cho chuỗi các phản ứng sinh hóa phức tạp trong tế bào.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 14944

    Cho phương trình sau: C6H12O6 + O2 → (1) + (2) + Năng lượng

    (1) và (2) lần lượt là: 

    • A.CO2 và (CH2O) 
    • B.CO2 và H2
    • C.H2O và (CH2O)    
    • D.(CH2O) và ATP
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 14946

    Kết thúc chu trình Crep, tế bào thu được bao nhiêu ATP từ 10 phân tử glucôzơ ban đầu? 

    • A.60 
    • B.20
    • C.
    • D.40
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 14948

    Cho các phát biểu sau về quá trình quang hợp ở thực vật:

    1. Pha sáng xảy ra ở màng trong của lục lạp, pha tối xảy ra ở chất nền của lục lạp.

    2. Oxi được tạo ra từ quá trình quang phân li nước được sử dụng để ôxi hóa các chất trong tế bào.

    3. ATP và NADPH từ pha sáng được sử dụng để biến đổi CO2 của khí quyển thành cacbohiđrat.

    4. Pha sáng chỉ diễn ra khi có ánh sáng, pha tối chỉ diễn ra khi trong tối.

    5. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, CO2 phải đi qua 3 lớp màng để vào lục lạp thực hiện pha tối.

    Có bao nhiêu phát biểu đúng? 

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 14951

    Quan sát tế bào của một loài sinh vật thấy có chứa: ti thể, ribôxôm, lưới nội chất trơn, lưới nội chất hạt và một số thành phần khác. Tế bào này không phải của loài nào sau đây? 

    • A.Thông ba lá.
    • B.Châu chấu.  
    • C.Nấm men.  
    • D.Vi khuẩn E. coli.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 14953

    Sử dụng phương pháp nhuộm Gram với 2 chủng vi khuẩn kí hiệu là X và Y cho kết quả như sau: X có màu đỏ, Y có màu tím. Kết luận nào sau đây đúng: 

    • A.X là vi khuẩn Gram dương, không có màng ngoài và có lớp peptiđôglican dày. Y là vi khuẩn Gram âm, có màng ngoài và có lớp peptiđôglican mỏng. Bệnh do vi khuẩn Gram dương gây ra thường nguy hiểm hơn.
    • B.X là vi khuẩn Gram âm, không có màng ngoài và có lớp peptiđôglican dày. Y là vi khuẩn Gram dương, có màng ngoài và có lớp peptiđôglican mỏng. Bệnh do vi khuẩn Gram âm gây ra thường nguy hiểm hơn.
    • C.X là vi khuẩn Gram dương, có màng ngoài và có lớp peptiđôglican mỏng. Y là vi khuẩn Gram âm, không có màng ngoài và có lớp peptiđôglican dày. Bệnh do vi khuẩn Gram dương gây ra thường nguy hiểm hơn.
    • D.X là vi khuẩn Gram âm, có màng ngoài và có lớp peptiđôglican mỏng. Y là vi khuẩn Gram dương, không có màng ngoài và có lớp peptiđôglican dày. Bệnh do vi khuẩn Gram âm gây ra thường nguy hiểm hơn.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 14955

    Trong các dữ liệu sau, dữ liệu nào có ở lưới nội chất trơn mà không có ở lưới nội chất hạt?

    (1) Là hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau.

    (2) Tạo ra sự xoang hóa (phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ).

    (3) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp một số chất.

    (4) làm nhiệm vụ khử độc, tổng hợp pôlisaccarit. 

    • A.(1), (3)
    • B.(4) 
    • C.(3), (4)     
    • D.(2)
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 14958

    Chức năng của bộ máy Gôngi là: 

    • A.tạo nên thoi vô sắc nhờ đó mà nhiễm sắc thể có thể phân li về các cực của tế bào.
    • B.tiếp nhận các túi được chuyển đến từ lưới nội chất, hoàn thiện thêm cấu trúc, kết đặc chúng và tạo nên các túi mới, những túi này sẽ đi vào bào tương hay ra màng tế bào.
    • C.quang hợp để chuyển hóa quang năng thành hóa năng. 
    • D.sử dụng hệ thống enzyme thủy phân để phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các đơn phân.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 14960

    Điểm khác nhau giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là: 

    • A.Ti thể có chứa ADN, lục lạp không chứa ADN.
    • B.Ti thể được bao bọc bởi lớp màng kép, lục lạp chỉ có màng đơn.
    • C.Ti thể có chứa nhiều enzim hô hấp, lục lạp có chứa nhiều enzim quang hợp. 
    • D.Ti thể có chứa nhiều enzim quang hợp, lục lạp có chứa nhiều enzim hô hấp.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 14963

    Tính bán thấm của màng sinh chất để chỉ đặc tính: 

    • A.chỉ có khoảng 50% chất của môi trường qua được màng.
    • B.các chất qua màng đều phải qua kênh prôtêin.
    • C.chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. 
    • D.chỉ cho một số chất nhất định ra, vào tế bào.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 14966

    Cho các chất sau: (1) O2 ; (2) CO2 ; (3) Nước ; (4) Ion ; (5) Glucose ; (6) Protein.

    Các chất được khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipid kép là: 

    • A.1, 2 và 3.  
    • B.2, 3 và 4.  
    • C.5 và 6.    
    • D.1 và 2.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 14969

    Khi đặt 1 tế bào hồng cầu vào một dung dịch, nước sẽ di chuyển về phía dung dịch........(1)......., nghĩa là về phía dung dịch có nồng độ chất hòa tan.........(2)...........Phương án điền đúng của (1) và (2) lần lượt là: 

    • A.đẳng trương, cao hơn. 
    • B.ưu trương hơn, cao hơn.
    • C.nhược trương, thấp hơn.    
    • D.nhược trương, cao hơn.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 14971

    Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự điều hoà hoạt tính của enzim? 

    • A.Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình enzim nên enzim không liên kết được với cơ chất.
    • B.Nếu sử dụng chất ức chế hoặc chất hoạt hoá để điều chỉnh hoạt tính enzim sẽ có hiệu quả không cao.
    • C.Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá sẽ làm bất hoạt enzim xúc tác phản ứng ở đầu con đường. 
    • D.Tế bào có thể điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất bằng cách điều chỉnh hoạt tính enzim.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 14974

    Cho những thông tin về enzim như sau:

    (1) Enzim liên kết tạm thời với cơ chất tại trung tâm điều chỉnh tạo phức hợp enzim - cơ chất.

    (2) Giải phóng sản phẩm và enzim trở về trạng thái ban đầu.

    (3) Enzim kết hợp với cơ chất để cùng tạo nên sản phẩm.

    (4) Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo phức hợp enzim - cơ chất.

    (5) Enzim liên kết chặt chẽ với cơ chất tại trung tâm điều chỉnh để xúc tác phản ứng.

    (6) Enzim tương tác với cơ chất để tạo sản phẩm.

    (7) Giải phóng sản phẩm và biến đổi cấu trúc của enzim.

    (8) Enzim tương tác với cơ chất để phân giải cơ chất tạo nên sản phẩm.

    Thứ tự đúng trong cơ chế tác động của enzim là: 

    • A.1 → 3 → 7. 
    • B.5 → 8 → 2. 
    • C.3 → 8 → 7.   
    • D.4 → 6 → 2.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?