Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018 Trường THCS Bình Giang
Câu hỏi Tự luận (5 câu):
-
Giới thiệu vài nét về tác giả Ngô Tất Tố ? Nêu vị trí của văn bản “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm “Tắt đèn”? (1,5 điểm)
Xem đáp án - Ngô Tất Tố (1893 - 1954) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội)
- Là nhà văn xuất sắc trong trào lưu VH hiện thực phê phán trước cách mạng.
- “Tức nước vỡ bờ” trích trong chương 18 của tác phẩm “Tắt đèn".
-
Qua văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”, em phải làm gì để hạn chế tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông? (1 điểm)
Xem đáp án - Nêu được việc làm để hạn chế tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông
- Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
- Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho mọi người xung quanh .
-
Tình thái từ là gì ? Đặt câu có sử dụng tình thái từ? (1,5 điểm)
Xem đáp án - Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói
- Ví dụ: Bạn học bài chưa?
-
Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép. (1 điểm)
a) Vì … nên …
b) Nếu … thì …
c) Tuy … nhưng …
d) Không những … mà …
Xem đáp án Học sinh có thể đặt như sau:
a) Vì trời mưa nên đường trơn.
b) Nếu trời mưa to thì ruộng đủ nước cấy.
c) Tuy nhà xa trường nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ.
d) Không những Hà là học sinh giỏi mà bạn ấy còn rất khéo tay.
-
Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn. (5 điểm)
Xem đáp án - Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh, không gian, thời gian xảy ra câu chuyện
- Phần thân bài: Đan xen, kết hợp kể, tả, biểu cảm
- Yếu tố kể:
- Kể lại suy nghĩ khi làm những sự việc mà sau này mình thấy đó là lỗi lầm.
- Kể lại quá trình sự việc mắc lỗi.
- Thời gian, địa điểm
- Hoàn cảnh diễn ra sự việc
- Diễn biến khiến mình phạm lỗi
- Kể lại những khó khăn, dằn vặt khi mắc khuyết điểm mà mình đã trải qua.
- Yếu tố tả:
- Tả cụ thể hoạt động mắc lỗi của mình.
- Tả nét mặt, cử chỉ không hài lòng của thầy cô khi mình mắc khuyết điểm.
- Yếu tố biểu cảm:
- Lo lắng khi nhận ra lỗi lầm của mình.
- Ân hận và tự nhủ sẽ không bao giờ làm như vậy nữa
- Kết bài:
- Nhận lỗi với thầy cô giáo và tự hứa với thầy cô không bao giờ tái phạm (Có thể đó chỉ là sự việc diễn ra trong tâm trí.)
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.