Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Trường THCS Lương Thế Vinh
Câu hỏi Tự luận (6 câu):
-
Phần 1: Đọc - hiểu (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
- Cụ bán rồi ?
- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Sách Ngữ văn 8, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016)
-
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định ngôi kể? (1,5 điểm)
Xem đáp án - Trích trong văn bản “Lão Hạc”. Tác giả Nam Cao.
- Đoạn văn trên được kể ở ngôi thứ nhất (ông giáo là người kể chuyện, xưng tôi).
-
Hãy nêu tóm tắt giá trị nhân đạo của truyện ngắn Lão Hạc. (1,0 điểm)
Xem đáp án - Tóm tắt giá trị nhân đạo của truyện ngắn Lão Hạc:
- Trước hết, giá trị nhân đạo của tác phẩm được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm, sự sẻ chia, cảm thông sâu sắc của nhà văn trước số phận đau thương, bất hạnh của người lao động, đặc biệt là của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
- Truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng với người nông dân (lão Hạc) của nhà văn; đồng thời ngợi ca những phẩm cao quý của lão Hạc...
-
Chỉ ra từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn văn? Chỉ rõ tác dụng của các từ tượng thanh, tượng hình? (1,5 điểm)
Xem đáp án - Chỉ ra được các từ tượng hình: ầng ậng, móm mém.
- Chỉ ra được từ tượng thanh: hu hu.
- Tác dụng: Thể hiện sự đau đớn tột cùng của Lão Hạc sau khi bán chó vàng.
-
Phần 2: Làm văn (6,0 điểm)
-
Thuyết minh về một loài vật nuôi có ích trong gia đình.
Xem đáp án - Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về loài vật nuôi có ích trong gia đình đã lựa chọn để thuyết minh.
- Khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo, hấp dẫn của học sinh.
- Thân bài:
- Yêu cầu học sinh biết vận dụng các phương pháp thuyết minh chủ yếu đã học (nêu định nghĩa, giải thích, so sánh, phân loại, liệt kê, dùng số liệu…) để làm rõ về một loài vật nuôi có ích trong gia đình.
- Giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ loài vật nuôi ấy.
- Giới thiệu về các chủng loại.
- Thuyết minh về hình dáng, những đặc điểm nổi bật, đặc trưng của loài vật nuôi ấy.
- Thuyết minh về tập tính của loài vật nuôi ấy: sinh hoạt (thức ăn chủ yếu, phương thức kiếm mồi…), sinh sản…
- Cách chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Nêu rõ giá trị hoặc công dụng, ý nghĩa của loài vật nuôi ấy đối với cuộc sống con người, với truyền thống văn hóa, tinh thần…
- Kết bài:
- Học sinh bày tỏ thái độ, tình cảm với loài vật nuôi vừa thuyết minh.
- Nêu trách nhiệm của bản thân với việc bảo tồn, phát huy các giá trị của loài vật nuôi đó.
- Lưu ý:
- Bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát.
- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
- Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lý lẽ thuyết phục.
- Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.