Đề thi HK1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2018, Trường THCS Nam Điền

Câu hỏi Trắc nghiệm (17 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 26612

    Phần 1. Trắc nghiệm:

  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 26613

    Định nghĩa về truyền thuyết

    • A.Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật tưởng tượng, kỳ ảo
    • B.Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo; thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
    • C.Truyền thuyết là những truyện luôn có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo; và thông qua các yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo để giải thích nguồn gốc các sự kiện.
    • D.Cả 3 đều sai.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 26614

    Các từ: Nguồn gốc, con cháu, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giày. Thuộc kiểu cấu tạo từ nào.

    • A.Từ đơn  
    • B.Từ đơn đa âm tiết
    • C.Từ ghép
    • D.Từ láy
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 26616

    Giải thích nghĩa của từ: Tráng sĩ

    • A.Người có tài lớn thời xưa.
    • B.Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
    • C.Người lính thời xưa.
    • D.Vạm vỡ, to lớn.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 26618

    Phần kết thúc truyện “Thạch Sanh” nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?

    • A.Sự trừng phạt đối với tội ác của mẹ con Lý Thông.  
    • B.Ước mơ của nhân dân về sự đổi đời
    • C.Thể hiện công lý xã hội   
    • D.Cả A, B, C
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 26620

    Danh từ là gì?

    • A.Là những từ dùng để gọi tên
    • B.Là những từ miêu tả sự vật, hiện tượng
    • C.Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng khái niệm
    • D.Cả 3 trường hợp trên đều sai.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 26622

    Xem xét câu thơ sau mắc lỗi gì?

    “Ai vô Phan rang, phan thiết

    Ai lên Công tum, tây nguyên, đắc lắc”

    • A.Lỗi dùng từ.     
    • B.Lỗi chính tả
    • C.Cả hai trường hợp A, B.
    • D.Lỗi dùng dấu ngắt câu
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 26625

    Các truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ” Thầy bói xem voi” thuộc thể loại nào?

    • A.Truyện cổ tích      
    • B.Truyện truyền thuyết  
    • C.Truyện cổ dân gian
    • D.Truyện ngụ ngôn
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 26627

    Chức vụ ngữ pháp điển hình của danh từ là:

    • A.Làm vị ngữ.  
    • B.Làm định ngữ
    • C.Làm chủ ngữ  
    • D. Làm bổ ngữ.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 26628

    Truyện “Treo biển” và “Lợn cưới áo mới” thuộc thể loại nào?

    • A.Truyện cổ tích 
    • B.Truyện cổ dân gian
    • C.Truyện cười     
    • D.Truyện ngụ ngôn.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 26629

    Các từ: “Những, các, mọi, từng, tất cả” thuộc từ loại:

    • A.Số từ   
    • B.Danh từ 
    • C.Lượng từ
    • D.Cả A, B, C đều sai.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 26630

    Cho các cụm từ “Viên quan ấy, cánh đồng kia, cha con nhà nọ” các từ: Ấy, kia, nọ thuộc từ loại nào?

    • A.Định từ
    • B.Danh từ 
    • C.Chỉ từ
    • D.Lượng từ
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 26631

    Chức vụ ngữ pháp điển hình của động từ trong câu là:

    • A.Chủ ngữ
    • B.Định ngữ     
    • C.Vị ngữ
    • D.Bổ ngữ
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 26632

    Phần 2. Tự luận:

  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 26633

    a. Thế nào là truyện ngụ ngôn?

  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 26635

    a. Thế nào là danh từ?

  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 26637

    Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quí mến?

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?