Đề thi HK1 môn Lịch Sử 12 năm 2018-2019 Trường THPT Đa Phúc, Hà Nội

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 102000

    Trong cuộc cách mạng khoa học hiện đại, vật liệu mới nào được tìm ra trong các dạng vật liệu dưới đây?

    • A.Bê tông.     
    • B.Pôlime.     
    • C.Sắt, thép.          
    • D.Hợp kim
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 102001

    Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX và khởi đầu từ nước

    • A.Anh.                 
    • B.Pháp.      
    • C.Mĩ            
    • D.Đức.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 102002

    Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay so với cuộc cách mạng khoa học công nghiệp ở thế kỉ XVIII – XIX là

    • A.mọi phát minh về kĩ thuật dựa trên các nghiên cứu khoa học.
    • B.mọi phát minh kĩ thuật dựa trên các ngành khoa học cơ bản.
    • C.mọi phát minh về kĩ thuật bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm.
    • D.mọi phát minh kĩ thuật xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 102003

    Bước vào thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là

    • A.hòa nhập nhưng không hòa tan.
    • B.hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.
    • C.xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
    • D.cùng tồn tại, phát triển hòa bình.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 102004

    “Luận cương chính trị” của Đảng cộng sản Đông Dương được thông qua tại hội nghị nào?

    • A.Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11/1939.
    • B.Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 5/1941.
    • C.Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời , tháng 10/1930.
    • D.Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tháng 2/1930.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 102005

    Lĩnh vực kinh tế nào được Pháp đầu tư nhiều nhất trong chương trình khai thác thuộc dịa lần thứ hai ở Đông Dương?

    • A.Công nghiệp và thương nghiệp.     
    • B.Nông nghiệp và khai mỏ.
    • C.Nông nghiệp và công nghiệp.           
    • D.Nông nghiệp và giao thông vận tải.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 102006

    Hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với các bậc tiền bối là sang

    • A.phương Đông.  
    • B.Nhật Bản.
    • C.phương Tây.    
    • D.Trung Quốc
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 102007

    Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt

    • A.vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam.
    • B.hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
    • C.vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam.
    • D.thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 102008

    Tổ chức không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là

    • A.Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
    • B.Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).
    • C.Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM).
    • D.Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA).
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 102009

    Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của cách mạng tháng Tám 1945?

    • A.Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
    • B.Hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939.
    • C.Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
    • D.Củng cố được khối đoàn kết nhân dân.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 102010

    Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?

    • A.Nhằm thâu tóm quyền lực vào tay người Pháp.
    • B.Để cột chặt kinh tế Việt Nam vào kinh tế Pháp.
    • C.Để phục vụ nhu cầu công nghiệp chính quốc.
    • D.Do đầu tư vốn nhiều vào nông nghiệp.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 102011

    Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm các văn kiện nào?

    • A.Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt.
    • B.Chính cương vắn tắt, Điều lệ vắn tắt.
    • C.Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.
    • D.Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 102012

    Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?

    • A.Mặt trận Liên Việt.
    • B.Mặt trận Đồng Minh.
    • C.Mặt trận Việt Minh.
    • D.Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 102013

    Nội dung nào sau đây không thuộc Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941?

    • A.Giải phóng dân tộc.
    • B.Kẻ thù của cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.
    • C.Nhiệm vụ cách mạng chủ yếu là đấu tranh giai cấp.
    • D.Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 102014

    Hai khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “ruộng đất dân cày” được thể hiện rõ nét nhất trong thời kì cách mạng nào?

    • A.1930 - 1931.    
    • B.1932 – 1935.     
    • C.1939 – 1945.        
    • D.1936 – 1939.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 102015

    Thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là gì?

    • A.Sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.
    • B.Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.
    • C.Sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập.
    • D.Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 102016

    Giai cấp nào có số lượng tăng nhanh nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

    • A.Tư sản      
    • B.Công nhân.    
    • C.Tiểu tư sản.     
    • D.Nông dân.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 102017

    Trung tâm của phong trào cách mạng 1930 – 1931 diễn ra ở

    • A.miền Nam.           
    • B.trong cả nước.  
    • C.miền Trung.  
    • D.miền Bắc.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 102018

    Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa hoc – kĩ thuật hiện đại là gì?

    • A.Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
    • B.Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.
    • C.Đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ.
    • D.Sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 102019

    Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức nào để thông qua đó truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước?

    • A.Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
    • B.Việt Nam cách mạng đồng chí hội.
    • C.Tân Việt cách mạng Đảng.
    • D.Tâm tâm xã
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 102020

    Mục tiêu của các cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trong lịch sử nhằm

    • A.giải quyết vẫn đề bùng nổ dân số.
    • B.giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất.
    • C.đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
    • D.giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 102021

    Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đạt đến đỉnh cao trong thời điểm lịch sử nào?

    • A.Từ tháng 9 – 10/1930.         
    • B.Từ tháng 1 – 5/1931.
    • C.Từ tháng 2 – 4/1930.            
    • D.Từ tháng 5 – 8/1930.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 102022

    So với phong trào 1930 – 1931, điểm khác biệt về phương thức đấu tranh của thời kì 1936 – 1939 là kết hợp đấu tranh

    • A.chính trị và đấu tranh vũ trang.
    • B.ngoại giao với vận động quần chúng.
    • C.nghị trường và đấu tranh trên mặt trận báo chí.
    • D.công khai và nửa công khai.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 102023

    Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản thất bại ở Việt Nam vì

    • A.chủ trương đấu tranh bạo lực và ám sát cá nhân.
    • B.không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
    • C.giai cấp tư sản Việt Nam non yếu, không đủ khả năng lãnh đạo.
    • D.không lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 102024

    Câu nói nổi tiếng “Không thành công cũng thành nhân!” là của

    • A.Nguyễn Khắc Nhu.         
    • B.Nguyễn Thái Học.
    • C.Phạm Tuấn Tài.           
    • D.Phó Đức Chính.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 102025

    Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành ra nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp (12/1920) có ý nghĩa gì?

    • A.Đánh dấu bước chuyển biến trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ chiến sĩ yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản.
    • B.Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
    • C.Chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
    • D.Phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ từ tự phát lên tự giác.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 102026

    Người đề ra chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương là ai?

    • A.G. Đơcu.     
    • B.G. Xanhtơni.    
    • C.Anbe Xarô.    
    • D.Pôn Đume.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 102027

    Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929 khẳng định bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam vì

    • A.thúc đẩy phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, tiểu thương phát triển.
    • B.từ đây liên minh công – nông được hình thành và phát triển mạnh mẽ.
    • C.Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng.
    • D.chứng tỏ hệ tư tưởng vô sản giành ưu thế trong phong trào dân tộc.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 102028

    Sự kiện nào dưới đây là tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa?

    • A.Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
    • B.Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
    • C.Góp phần làm chuyển biến cơ cấu kinh tế.
    • D.Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 102029

    Hạn chế lớn nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là

    • A.tạo ra vũ khí hiện đại, đặt nhân loại trước nguy cơ chiến tranh mới.
    • B.nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
    • C.chế tạo vũ khí và phương tiện có tính chất tàn phá hủy diệt cực lớn, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.
    • D.vấn nạn khủng bố đe dọa an ninh và hòa bình thế giới.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 102030

    Người chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản năm 1930 là

    • A.Lê Hồng Phong.         
    • B.Trần Phú.
    • C.Trinh Đình Cửu      
    • D.Nguyễn Ái Quốc.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 102031

    Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào của thế giới có tác động mạnh mẽ đến cách mạng Việt Nam?

    • A.Cách mạng tháng Mười Nga thành công.
    • B.Chiến trnh thế giới thứ nhất kết thúc.
    • C.Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập.
    • D.Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dâng cao ở châu Mĩ, châu Phi.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 102032

    Điểm giống nhau cơ bản giữa “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên (đầu năm 1930) với “Luận cương chính trị” (10/1930) là

    • A.xác định đúng đắn khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp.
    • B.xác định đúng đắn giai cấp lãnh đạo.
    • C.xác định đúng đắn nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
    • D.xác định đúng đắn mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 102033

    Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp được triển khai ở Đông Dương trong khoảng thời gian nào?

    • A.1919 – 1929.        
    • B.1918 – 1933.    
    • C.1919 – 1933.        
    • D.1918 – 1929.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 102034

    Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Tám 1945?

    • A.Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
    • B.Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp – Nhật và phong kiến, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
    • C.Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
    • D.Buộc Pháp phải công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 102035

    Đặc điểm nào mang tính khách quan, quyết định sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam của giai cấp công nhân?

    • A.Sống tập trung ở nhà máy, xí nghiệp, đồn điền.
    • B.Có ý thức tổ chức kỉ luật cao.
    • C.có quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp nông dân.
    • D.Đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 102036

    Đâu là mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai?

    • A.Vô sản -  tư sản.        
    • B.Nông dân – địa chủ phong kiến.
    • C.Tư sản dân tộc – thực dân Pháp.           
    • D.Dân tộc Việt Nam – thực dân Pháp.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 102037

    Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng tháng Tám 1945 là

    • A.lật đổ ngai vàng phong kiến đã ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta.
    • B.người dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước.
    • C.đem lại độc lập, tự do dân tộc, góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
    • D.chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật đối với nước ta.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 102038

    Sự kiện nào dưới đây không thuộc Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1930?

    • A.Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
    • B.Lực lượng của cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân.
    • C.Cách mạng Việt Nam trước hết làm cách mạng tư sản dân quyền sau đó làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    • D.Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 102039

    Nội dung nào sau đây không nằm trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939?

    • A.Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
    • B.Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
    • C.Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
    • D.Xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ yếu.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?