Đề thi HK1 môn Lịch Sử 11 năm học 2019-2020 Trường THPT Tôn Đức Thắng

Câu hỏi Trắc nghiệm (24 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 101535

    Vào buổi đầu thời cận đại, quốc gia có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng nhất là

    • A.Pháp  
    • B.Đức   
    • C.Anh
    • D.I-ta-li-a
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 101536

    Biểu tượng về liên minh chiến đấu của hai nước Việt Nam và Campuchia trong cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX là

    • A.khởi nghĩa Phacađuốc.   
    • B.khởi nghĩa Achaxoa.
    • C.khởi nghĩa Sivôtha.    
    • D.khởi nghĩa Pucômbô.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 101537

    Trong suốt thập niên 30 của thế kỉ XX ở Nhật Bản diễn ra quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước với

    • A.tiến hành chiến tranh xâm lược    
    • B.với mở rộng lãnh thổ
    • C.tiến hành cải cách      
    • D.với mở rộng thị trường
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 101538

    Giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân

    • A.Đức     
    • B.Anh    
    • C.Pháp    
    • D.Bồ Đào Nha
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 101539

    Câu nói “Những người đi trước dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi” là để chỉ

    • A.các nhà khai sáng     
    • B.các nhà văn hóa Phục hưng
    • C.những nhà xã hội không tưởng
    • D.các tác giả kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 101540

    Khó khăn lớn nhất của Nhật trong quá trình khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là

    • A.Thiếu nhân công để sản xuất       
    • B.Thiếu nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa
    • C.Bị Mĩ và Tây Âu cạnh tranh    
    • D.Thiếu vốn đầu tư sản xuất
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 101541

    Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, tháng 3 - 1921 Lê nin và đảng Bô-sê-vích đã thực hiện chính sách

    • A.Hòa bình trung lập.   
    • B.Cộng sản thời chiến.
    • C.Kinh tế mới.    
    • D.Kinh tế chỉ huy
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 101542

    Câu nói “Những người đi trước dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi” là để chỉ

    • A.những nhà xã hội không tưởng     
    • B.các tác giả kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học.
    • C.các nhà văn hóa Phục hưng
    • D.các nhà khai sáng
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 101544

    Điểm nổi bật trong mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

    • A.một trật tự thế giới mới được thiết lập.
    • B.trật tự thế giới vẫn được giữ nguyên.
    • C.các nước đế quốc có sự phân chia quyền lợi.     
    • D.sự đối đầu giữa các nước đế quốc với Liên Xô.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 101546

    Điều nào sau đây không phải là mục đích của thực dân Anh khi xâm lược Ấn Độ?

    • A.Bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt. 
    • B.Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
    • C.Khai hóa, truyền bá văn minh.     
    • D.Biến Ấn Độ thành thị trường tiêu thụ hàng.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 101548

    Âm mưu tinh vi nhất của Mĩ nhằm biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình thể hiện trong

    • A.học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.
    • B.việc chiếm đoạt các thuộc địa của Tây Ban Nha.
    • C.chính sách “cái gậy lớn”, “củ cà rốt”.
    • D.chính sách “Ngoại giao đồng đô-la”.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 101550

    Phe Hiệp ước trong giai đoạn 1 của chiến tranh thế giới lần thứ nhất gồm các nước:

    • A.Anh, Pháp, Đức.   
    • B.Anh, Pháp, Nga.
    • C.Anh, Pháp, Nhật.     
    • D.Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 101552

    Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là

    • A.Chiến tranh đế quốc.        
    • B.Cách mạng vô sản.
    • C.Cách mạng tư sản không triệt để.     
    • D.Cách mạng tư sản triệt để.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 101554

    Giữa thế kỉ XIX, đứng trước nguy cơ bị xâm lược, thái độ của triều đình phong kiến Trung Quốc là

    • A.tiến hành canh tân đất nước giống Nhật Bản.
    • B.từng bước ký những điều ước đầu hàng.
    • C.cầu viện nước ngoài chống xâm lược.    
    • D.quyết tâm cùng nhân dân chiến đấu đến cùng.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 101556

    Chính sách kinh tế mới ở Nga năm 1921 đã để lại bài học gì cho công cuộc đổi mới đất nước ta trong giai đoạn hiện nay?

    • A.Chỉ tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn.
    • B.Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ty lớn.
    • C.Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng.
    • D.Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của Nhà nước.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 101558

    Ai là Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân quốc?

    • A.Lương Khải Siêu.
    • B.Khang Hữu Vi.
    • C.Tôn Trung Sơn.  
    • D. Viên Thế Khải
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 101560

    Tháng 6-1919, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến Hội nghị Véc-xai bản yêu sách của nhân dân An Nam nhằm

    • A.đòi những quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Đông Dương.
    • B.đòi người cày có ruộng cho nông dân Việt Nam.
    • C.đòi tự do dân chủ cơm áo hòa bình cho nhân dân Đông Dương.
    • D.đòi độc lập, tự do cho nhân dân An Nam.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 101562

    Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX tuy thất bại nhưng đã thể hiện

    • A.
      bản lĩnh phi thường.     
    • B.sự đoàn kết chặt chẽ.
    • C.tinh thần yêu nước.  
    • D.thiện chí hòa bình.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 101564

    Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã

    • A.Tiến hành những cải cách tiến bộ.  
    • B.Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
    • C.Thiết lập chế độ Mạc phủ mới.   
    • D.Duy trì nên quân chủ chuyên chế.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 101566

    Nửa sau thế kỉ XIX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược là

    • A.Phi-lip-pin.   
    • B.Xiêm. 
    • C.Ma-lay-xi-a.   
    • D.In-đô-nê-xi-a.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 101569

    Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại bài học quan trọng nhất cho nhân loại là

    • A.Phải biết yêu hòa bình.
    • B.Phải biết lên án chiến tranh phi nghĩa.
    • C.Phải biết lên án chiến tranh chính nghĩa.
    • D.Phải biết yêu hòa bình và lên án chiến tranh phi nghĩa.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 101571

    Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có ý nghĩa lịch sử đối với nước Nga như thế nào?

  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 101572

    Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?

  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 101574

    Phân tích chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933?

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?