Câu hỏi Trắc nghiệm (22 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 101543
Ai là người lãnh đạo cuộc Duy tân ở Nhật Bản?
- A.Tướng quân.
- B.Minh Trị.
- C.Tư sản công nghiệp.
- D.Quý tộc tư sản hoá.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 101545
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) mang tính chất phi nghĩa vì
- A.gây nhiều thảm họa cho nhân loại, thiệt hại về kinh tế.
- B.gây thảm họa cho nhân loại, chỉ mang lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận.
- C.không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động.
- D.chỉ đem lại lợi ích cho các nước tham chiến.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 101547
Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga 1917 là gì?
- A.Khởi nghĩa từng phần.
- B.Biểu tình thị uy.
- C.Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.
- D.Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 101549
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã
- A.duy trì chế độ phong kiến.
- B.tiến hành những cải cách tiến bộ.
- C.nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.
- D.thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 101551
Nội dung cơ bản của “Chính sách kinh tế mới” mà nước Nga thực hiện là
- A.nhà nước Xô Viết nắm độc quyền kinh tế về mọi mặt.
- B.nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân.
- C.tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước .
- D.thi hành chính sách lao động cưỡng bức đối với nông dân.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 101553
Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến?
- A.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng tầng lớp Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự.
- B.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quý tộc tư sản hóa nắm quyền.
- C.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền.
- D.Tầng lớp quý tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 101555
Hệ quả tích cực nhất trong cuộc cải cách trên lĩnh vực giáo dục ở Nhật Bản là
- A.cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
- B.tạo ra đội ngũ lao động có kĩ thuật, có kỉ luật lao động tốt.
- C.thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.
- D.đào tạo con người Nhật Bản có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, năng động, sáng tạo.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 101557
Đỉnh cao nhất của phong trào đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến của nhân dân Trung Quốc là
- A.khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc.
- B.cuộc Duy Tân Mậu Tuất.
- C.phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.
- D.cách mạng Tân Hợi 1911.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 101559
Trước sự đe dọa xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã thực hiện chính sách gì để bảo vệ nền độc lập?
- A.Chuẩn bị lực lượng quân sự hùng mạnh.
- B.Mở cửa buôn bán với bên ngoài.
- C.Phát triển kinh tế trong nước.
- D.Dựa vào thế lực phong kiến các nước láng giềng.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 101561
Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai đoạn như thế nào?
- A.Mới hình thành.
- B.Bước đầu phát triển.
- C.Phát triển thịnh đạt.
- D.Khủng hoảng triền miên.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 101563
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
- A.Sự thù địch giữa Anh và Pháp.
- B.Sự hình thành phe liên minh.
- C.Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.
- D.Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 101565
Đâu là duyên cớ của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
- A.Sự phát triển không đều của các nước tư bản.
- B.Mâu thuẫn giữa các nước về thuộc địa.
- C.Thái tử Áo - Hung bị ám sát.
- D.Các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 101567
Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của
- A.thực dân phương Tây.
- B.thực dân Âu – Mĩ.
- C.thực dân Anh.
- D.thực dân Pháp
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 101568
Khẩu hiệu “Châu Mĩ là của người châu Mĩ” nhằm độc chiếm khu vực Mĩ Latinh giàu có là của nước nào?
- A.Achentina.
- B.Ca-na-đa.
- C.Bra-xin.
- D.Mĩ.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 101570
Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây trừ
- A.In-đô-nê-xi-a
- B.Phi-lip-pin
- C.Xiêm
- D.Việt Nam
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 101573
Thực chất sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” của chính quyền Mãn Thanh là
- A.chính quyền Mãn Thanh nắm độc quyền về kinh doanh đường sắt.
- B.chính quyền Mãn Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho lực lượng tư sản trung Quốc.
- C.chính quyền Mãn Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc.
- D.chính quyền Mãn Thanh tạo điều kiện cho giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc phát triển kinh tế.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 101575
Mục tiêu bao trùm của Mĩ đối với khu vực Mĩ La-tinh là
- A.biến các nước Mĩ Latinh thành sân sau của Mĩ.
- B.hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng phát triển kinh tế.
- C.biến các nước Mĩ Latinh thành đồng minh của Mĩ.
- D.tạo ra một liên minh hợp tác cùng phát triển.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 101576
Tính chất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
- A.cách mạng dân chủ tư sản triệt để.
- B.cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- C.cách mạng vô sản.
- D.cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 101577
“NEP” là cụm từ viết tắt của
- A.Chính sách kinh tế mới.
- B.Các kế hoạch 5 năm của Liên xô từ năm 1921 đến 1941.
- C.Chính sách cộng sản thời chiến.
- D.Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 101578
Mĩ tham chiến muộn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) vì
- A.nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh.
- B.Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình.
- C.Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh.
- D.Mĩ muốn lợi dung chiến tranh để buôn bán vũ khí.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 101579
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga có ý nghĩa như thế nào đối với nước Nga và đối với thế giới?
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 101580
Phân tích nguyên nhân và nguyên cớ dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?