* Thành tựu của nền văn hóa cổ đại Hy Lạp và Rôma.
a. Lịch và chữ viết
– Lịch: tính được một năm có 365 ngày và 1/4 nên một tháng có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày.
– Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C, … lúc đầu có 20 chữ cái, sau thêm 6 chữ nữa, với cách ghép linh hoạt và hệ thống ngữ pháp chặt chẽ; hình thành hệ thống chữ số La Mã.
– Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết: đây là cống hiến lớn lao của cư dân địa Trung hải cho nền văn minh nhân loại.
b. Sự ra đời của khoa học
– Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
– Khoa học đến thời Hy lạp, Rôma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi (Pytago, Acsimet, …), đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
c.Văn học
– Chủ yếu là kịch, kịch kèm theo hát. Một số nhà viết kịch tiêu biểu như: Sô-phốc, Ê-sin…
– Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
d. Nghệ thuật
– Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.
* Văn hóa cổ đại phương Tây phát triển hơn so với phương Đông vì:
- Thời gian hình thành: ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông, do đó đã tiếp thu, kế thừa nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Do điều kiện tự nhiên: cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với biển đã mở ra cho họ một chân trời mới, họ có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới.
- Sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế, chính trị xã hội: cơ sở kỹ thuật, đồ sắt, kinh tế công thương nghiệp và hàng hải; vai trò của tầng lớp tri thức trong xã hội.
- Thể chế dân chủ chủ nô tạo điều kiện cho con người tự do phát huy tài năng sáng tạo của mình.