Bài kiểm tra
Đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
1/40
50 : 00
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, FeO tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M. Thể tích (ở đktc) hỗn hợp khí CO và H2 tối thiểu cần dùng để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X là
Câu 4: Dung dịch nào sau đây có khả năng làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 ?
Câu 6: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch chứa HCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,2M. Lắc đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng bằng 0,75m gam và V lít (ở đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m và V lần lượt là:
Câu 7: Cho 23 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với dung dịch HNO3 (đặc nóng, dư) thu được V lít (ở đktc) khí NO2 duy nhất và dung dịch Y. Nếu cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 58,25 gam kết tủa. Mặt khác, khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 25,625 gam chất kết tủa. Giá trị của V là
Câu 8: Cho 74,88 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl và 0,024 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,032 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy thoát ra 0,009 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 44,022 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 9: Cho các miếng sắt nhỏ vào dung dịch sau: (1) HCl; (2) NaOH; (3) NaNO3; (4) FeCl3. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
Câu 10: Các kim loại X, Y và Z đều không tan trong nước ở điều kiện thường X và Y đều tan trong dung dịch HCl nhưng chỉ có Y tan trong dung dịch NaOH. Z không tan trong dung dịch HCl nhưng tan trong dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Các kim loại X, Y và Z tương ứng là
Câu 11: Hỗn hợp X gồm Al, Fe và Mg. Cho 15 gam X tác dụng với oxi, sau một thời gian thu được 18,2 gam chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
Câu 12: Thủy phân hoàn toàn 6,8 gam X đơn chức trong 100 gam dung dịch NaOH 20% đun nóng, thu được dung dịch Y. Trung hòa kiềm dư trong Y cần dung 200 ml dung dịch H2SO4 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
Câu 13: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu có khối lượng là 42 gam. Chia X thành hai phần không bằng nhau.
Câu 14: Khi cho Fe tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là
Câu 15: Cho hỗn hợp Fe, Mg vào dung dịch AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thu được dung dịch A và một kim loại. Kim loại thu được sau phản ứng là
Câu 16: Nhúng thanh Ni lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, CuCl2, AgNO3, HCl và FeCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
Câu 17: Cho 1,68 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu, Mg tác dụng hết với H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thấy tạo hỗn hợp muối B và khí SO2 có thể tích 1,008 lít (đktc). Tính khối lượng muối thu được
Câu 18: Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhanh hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch axit một vài giọt dung dịch nào sau đây?
Câu 19: Cho lần lượt các chất sau: Na2S, NaI, FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4, Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử là
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Cu(NO3)2 (trong đó số mol Cu bằng số mol CuO) vào 350 ml dung dịch H2SO4 2M (loãng), thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất, và có khí NO thoát ra. Phần trăm khối lượng Cu trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 21: Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 11,6 gam Fe3O4 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 vào dư vào Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là:
Câu 22: Hỗn hợp A có khối lượng 8,14 gam gồm: CuO, Al2O3 và một oxit sắt. Cho H2 dư qua A nung nóng, sau khi phản ứng xong thu được 1,44 gam H2O. Hòa tan hoàn toàn A cần 170 ml dung dịch H2SO4 1M loãng được dung dịch B. Cho B tác dụng với NH3 dư lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí thu được 6,66 gam chất rắn. Công thức phân tử của oxit sắt và khối lượng của nó trong A là
Câu 23: Ba dung dịch A, B, C thoả mãn:
- A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.
- B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.
- A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.
Các chất A, B và C lần lượt là
Câu 24: Hòa tan hết 15,0 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa NaHSO4 và 0,16 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO2 và NO (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4). Dung dịch Y hòa tan tối đa 8,64 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO. Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 154,4 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khí NO là sản phẩm khử duy nhất của cả quá trình. Phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong hỗn hợp X là:
Câu 25: Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1,2 M thu được khí NO và m gam kết tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3– và không có khí H2 bay ra
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2, đồng thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô cạn dung dịch Z thu được 56,9 gam muối khan. Thành phần phần trăm của Al trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là
Câu 27: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO4 và dung dịch HNO3 đặc, nguội?
Câu 28: Một miếng kim loại bằng bạc bị bám một lớp kim loại sắt ở bề mặt, ta có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây để loại bỏ tạp chất ra khỏi tấm kim loại bằng bạc
Câu 29: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
Câu 31: Cho 8,2 gam hỗn hợp kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
Câu 32: Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3. Sau một thời gian, hiện tượng quan sát được là
Câu 33: Hoàn tan hoàn toàn 1,92 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N5+). Giá tri của X là
Câu 34: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và một lượng Cu2S bằng dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch A chỉ chứa muối sunfat và khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được khối lượng muối khan bằng
Câu 35: Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M, thu được V lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:
Câu 36: Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?
Câu 37: Cho các ion sau: Al3+, Fe2+, Cu2+, Ag+, Ca2+. Chiều giảm tính oxi hóa của các ion trên là
Câu 38: Kim loại Ni phản ứng được với tất cả các muối trong dung dịch của dãy nào sau đây?
Câu 40: Tên gọi nào sau đây của hợp kim, có thành phần chính là sắt?