Câu hỏi Trắc nghiệm (18 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 10604
Các nguyên tố xếp ở chu kì 4 có số lớp electron trong nguyên tử là
- A.4
- B.5
- C.6
- D.7
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 10605
Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhóm A (phân nhóm chính) bao gồm các nguyên tố
- A.p và d.
- B.s và p.
- C.d và f.
- D.s và d.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 10606
Một nguyên tố ở chu kì 3 nhóm VA, vậy cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố này là
- A.1s22s22p63s23p4.
- B.1s22s22p63s23p2.
- C.1s22s22p63s23p3.
- D.1s22s22p63s23p5.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 10607
Cho các tính chất và đặc điểm cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố hoá học:
(a) Hoá trị cao nhất đối với oxi;
(b) Khối lượng nguyên tử;
(c) Số electron thuộc lớp ngoài cùng;
(d) Tính phi kim;
(e) Bán kính nguyên tử;
(g) Tính kim loại.
Số tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử là
- A.5
- B.4
- C.6
- D.3
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 10608
Nhóm IA trong bảng tuần hoàn có tên gọi:
- A.Nhóm kim loại kiềm.
- B.Nhóm kim loại kiềm thổ.
- C.Nhóm halogen.
- D.Nhóm khí hiếm.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 10609
Số thứ tự của nhóm A cho biết:
- A.số lớp electron của nguyên tử.
- B.số electron hoá trị của nguyên tử.
- C.số hiệu nguyên tử.
- D.số electron trong nguyên tử.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 10610
Trong 20 nguyên tố đầu tiên của bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu nguyên tố là khí hiếm?
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 10611
Khi một nguyên tố nhóm IA tác dụng với một nguyên tố nhóm VIIA thì phản ứng xảy ra là
- A.M + X → MX.
- B.M + 7X → M7X.
- C.2M + X2 → 2MX.
- D.M + X2 → MX2.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 10612
Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất?
- A.Oxi.
- B.Flo.
- C.Clo.
- D.Nitơ.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 10613
Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì:
- A.tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần
- B.tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
- C.tính kim loại và tính phi kim đều giảm dần.
- D.tính kim loại và tính phi kim đều tăng dần
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 10614
Trong chu kì 3, đi từ trái sang phải thì hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi
- A.tăng lần lượt từ 1 đến 4.
- B.giảm lần lượt từ 4 xuống 1.
- C.tăng lần lượt từ 1 đến 7.
- D.tăng lần lượt từ 1 đến 8.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 10615
Cho các nguyên tố: 7X; 11Y; 15Z; 20T. Những nguyên tố có cùng electron hoá trị là
-
A.X, Y.
- B.X, T.
- C.X, Z.
- D.Y, Z.
-
A.X, Y.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 10616
Tính kim loại của các nguyên tố 13Al, 11Na, 12Mg, 19K tăng dần theo thứ tự
- A.Al < Na < Mg < K.
- B.Mg < Al < K < Na.
- C.K < Na < Mg < Al.
- D.Al < Mg < Na < K.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 10617
Cho X có công thức cao nhất XO3. Công thức hợp chất khí với hidro của X là
- A.H2X.
- B.HX.
- C.XH4.
- D.XH3.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 10618
Dãy sắp xếp các chất theo chiều tính bazơ tăng dần là (Cho 11Na,13Al,12Mg)
- A.NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.
- B.Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2.
- C.Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3.
- D.Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 10619
Lưu huỳnh (S) có cấu hình electron :1s22s22p63s23p4 . Xác định vị trí của S trong bảng tuần hoàn ?
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 10620
Dựa vào vị trí của P ( Z = 15) trong bảng tuần hoàn , hãy nêu các tính chất hóa học cơ bản của nó:
+ Tính kim loại hay phi kim ? giải thích .
+ Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi.
+ Hóa trị trong hợp chất khí với hidro , công thức hợp chất khí với hidro (nếu có).
+ Công thức oxit cao nhất ,công thức hidroxit tương ứng và tính chất của nó .
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 10621
R thuộc nhóm IIIA,trong hợp chất oxit cao nhất R chiếm 52,941% về khối lượng. Tìm nguyên tử khối R ?