Đề thi HK1 môn Hóa 9 năm 2020 Trường THCS Lý Tự Trọng

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 73436

    Ngâm hỗn hợp gồm các kim loại Al, Cu, Fe trong dung dịch AgNO3 (dư). Người ta thu được sản phẩm gì?

    • A.Cu
    • B.Ag
    • C.Fe
    • D.cả Cu lẫn Ag.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 73437

    Khi Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sản phẩm của phản ứng?

    • A.FeSO4    
    • B.Fe2(SO4)3
    • C.FeSO4 và H2
    • D.Fe2(SO4)3 và SO2.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 73438

    Có các chất: brom, iot, clo, nito, oxi. Phi kim ở trạng thái khí, khi ẩm có tính tẩy màu?

    • A.brom    
    • B.oxi
    • C.clo
    • D.iot
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 73439

    Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch NaOH?

    • A.Ag
    • B.Fe
    • C.Cu
    • D.Al
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 73440

    Một quá trình không sinh ra khí CO2 là quá trình nào?

    • A.đốt cháy khí đốt tự nhiên.
    • B.sản xuất vôi sống.
    • C.sự hô hấp.
    • D.sự tôi vôi.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 73441

    Khi cho KMnO4, MnO2 (số mol bằng nhau) lần lượt tác dụng hết với HCl thu được khí clo có thể tích tương ứng là V1 và V2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2?

    • A.V1 = 2,5V2
    • B.V1 = V2
    • C.V1 = 1,5V2
    • D.V1 = 0,5V2
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 73442

    Cho dãy các khí: CO2, CO, NO, O2, Cl2. Các khí đều thỏa mãn cả 3 tính chất: không có tính tẩy màu khi ẩm, không làm đổi màu dung dịch quỳ tím, không làm tàn đóm đỏ bùng cháy?

    • A.CO2, Cl2, O2.
    • B.CO2, CO, O2.
    • C.CO, Cl2.  
    • D.CO, NO.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 73443

     Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất sau: dung dịch HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, H2O. Để điều chế clo người ta có thể dùng những hóa chất nào?

    • A.HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, H2O.
    • B.HCl, KMnO4, MnO2.
    • C.HCl, MnO2, NaCl, H2O.
    • D.HCl, KMnO4, NaCl.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 73444

    Cho sơ đồ:\(\eqalign{ & {H_2} + X \to Y(1) \cr & Y + Mn{O_2} \to X + Z + MnC{l_2}(2) \cr & X + Z \to Y + U(3) \cr} \)

    Các chất X, Y, Z, U lần lượt là?

    • A.Cl2, HCl, H2O, HClO.
    • B.Cl2, HCl, H2O, O2.
    • C.Cl2, HCl, MnCl2, HClO.
    • D.Cl2, HCl, H2O, HClO3.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 73445

    Có những chất sau: NaHCO3, Ca(OH)2, Na2SO4, CaCO3. Các chất tác dụng được với dung dịch HCl?

    • A.Ca(OH)2, Na2SO4, CaCO3
    • B.NaHCO3, Na2SO4, CaCO3.
    • C.NaHCO3, Ca(OH)2, CaCO3
    • D.NaHCO3, Ca(OH)2, CaCO3
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 73446

    Có 3 lá kim loại: sắt, đồng, nhôm. Để nhận biết mỗi kim loại người ta có thể dùng dung dịch nào?

    • A.NaOH và HCl 
    • B.HCl
    • C.NaOH
    • D.AgNO3
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 73447

    Chất X ở điều kiện thường là một chất khí, có tỉ khối đối với hidro bằng 14. X là chất nào trong các chất sau (C = 12, O = 16, N = 14, Cl = 35,5)?

    • A.CO
    • B.O2
    • C.N2 hay CO.    
    • D.Cl2
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 73448

    Cho 1,2 gam cacbon phản ứng với 1,68 lít khí oxi (đktc) thì lượng tối đa cacbon ddioxxit sinh raCho 1,2 gam cacbon phản ứng với 1,68 lít khí oxi (đktc) thì lượng tối đa cacbon dioxit sinh ra bao nhiêu?

    • A.1,12 lít  
    • B.1,68 lít
    • C.2,24 lít  
    • D.3,36 lít.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 73449

    Cho 8 gam một oxit có công thức XO3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra 14,2 gam Na2XO4. Nguyên tử khối của nguyên tố X?

    • A.32
    • B.79
    • C.24
    • D.40
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 73450

    Thứ tự mức độ hoạt động hóa học của các kim loại: Na, Mg, Al, Fe là gì?

    • A.Mg > Na > Al > Fe.
    • B.Na < Mg < Al < Fe.
    • C.Na < Al < Mg < Fe.
    • D.Na > Mg > Al > Fe.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 73451

    Trong sơ đồ:

    \(\eqalign{ & KCl{O_3} \to X + Y({t^0}) \cr & X + {H_2}O \to Z + T + U\text{(Điện phân có màng ngăn)} \cr & Z + T \to KCl + KClO + {H_2}O \cr} \)

    Các chất X, Y, Z, T, U lần lượt là gì?

    • A.KCl, O2, KOH, Cl2, H2.
    • B.KClO4, O2, KOH, Cl2, H2.
    • C.KCl, O2, KClO3, Cl2, HCl.
    • D.KCl, O2, KOH, KClO2, H2.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 73452

    Cho 2 phương trình hóa học:

    \(\eqalign{ & 3C{l_2} + 2Fe \to 2FeC{l_3}({t^0}) \cr & S + Fe \to FeS({t^0}) \cr} \)

    Từ đó có thể rút ra nhận xét gì?

    • A.S có tính phi kim mạnh hơn Cl2.
    • B.Cl2 có tính phi kim mạnh hơn S.
    • C.Fe là một kim loại hoạt động mạnh.
    • D.Cl thuộc nhóm III còn S thuộc nhóm II.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 73453

     Hệ số cân bằng còn thiếu (?) của phương trình hóa học:

    \(3C{l_2} + 6KOH \to (?)KCl + (?)KCl{O_3} + (?){H_2}O({t^0})\)  là gì?

    • A.5, 1, 3   
    • B.4, 2, 1
    • C.3, 3, 3  
    • D.2, 4, 1
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 73454

    Có 4 cốc đựng 4 chất lỏng sau: H2O, dung dịch HCl, dung dịch NaCl, dung dịch Na2CO3. Ta có thể nhận biết từng chất (được áp dụng phương pháp vật lý).

    • A.mà không cần dùng thêm chất khác.
    • B.khi dùng dung dịch H2SO4
    • C.khi dùng dung dịch H2SO4 và AgNO3.
    • D.khi dùng quỳ tím.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 73455

    Trong sơ đồ sau: \(MgC{O_3}(1) \to MgS{O_4}(2)\)\(\, \to BaS{O_4}(3) \to BaC{l_2}\)

    Phản ứng nào không thực hiện được? Vì sao?

    • A.(1) vì MgCO3 không tan trong nước.
    • B.(2) vì MgSO4 không tác dụng với BaCO3.
    • C.(3) vì BaSO4 không tác dụng với HCl hay các muối clorua khác.
    • D.(2), (3).
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 73456

    Hợp chất khí của nguyên tố R với hidro có công thức là RH2. Trong RH2 hidro chiếm 5,88% theo khối lượng. R là nguyên tố nào sau đây (H = 1, C = 12, Be = 9, N = 14, S = 16)?

    • A.Cacbon
    • B.Beri
    • C.Nito 
    • D.Lưu huỳnh
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 73457

    Cho Fe lấy dư vào 400 gam dung dịch HCl 3,65%. Dẫn khí tạo ra qua ống đựng CuO (dư) nung nóng thì thu được 11,52 gam Cu. Hiệu suất của phản ứng CuO?

    • A.75%
    • B.80%
    • C.85%
    • D.90%
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 73458

    Có các cặp nguyên tố sau: (1) Zn - He, (2) H - S, (3) O - Na, (4) K - Ne.

    Cặp nào kết hợp với nhau để tạo thành một hợp chất ổn địn

    • A.(2), (3), (4).  
    • B.(1), (3), (4).
    • C.(1), (2), (4). 
    • D.(2), (3).
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 73459

    Tổng hệ số cân bằng tối thiểu của phương trình hóa học:

    \(Mn{O_2} + HCl \to MnC{l_2} + C{l_2} + {H_2}O({t^0})\)  là gì?

    • A.8
    • B.9
    • C.10
    • D.11
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 73460

    Cho phương trình hóa học: \(C + {H_2}O\text{(hơi)} \to CO + {H_2}({t^0})\)

    Trong phản ứng này vai trò của các chất là gì?

    • A.C là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
    • B.H2O là chất khử, C là chất oxi hóa.
    • C.C là chất khử, H2O là môi trường.
    • D.H2O là chất khử, C là môi trường.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 73461

    Trong số các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, BaCl2, Ba(OH)2, dung dịch nào có độ pH lớn hơn 7?

    • A.H2SO4, BaCl2, Ba(OH)2
    • B.NaOH, BaCl2, Ba(OH)2
    • C.NaOH, Ba(OH)2
    • D.NaOH, H2SO4, BaCl2
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 73462

    Có một dung dịch hỗn hợp gồm: Al2(SO4)3, FeSO4, CuSO4. Sử dụng kim loại nào sau đây để dung dịch thu được chỉ có một muối?

    • A.Cu
    • B.Fe
    • C.Al
    • D.Ag
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 73463

    Cho các nguyên tố: Si, P, S, Cl. Một học sinh viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hidro như sau: SiO2 - SiH4, P2O5 - PH3, SO2 - H2S, Cl2O7 - HCl.

    Trong đó công thức viết sai là công thức nào?

    • A.SiO2 - SiH4
    • B.P2O5 - PH3
    • C.SO2 - H2S
    • D.Cl2O7 - HCl
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 73464

    Khí X có tỉ khối đối với hidro bằng 17. Đốt 1,7 gam X thu được 1,12 lít khí SO2 (đktc) và 0,9 gam nước. Công thức phân tử của khí X?

    • A.SO2 
    • B.H2S
    • C.SO3  
    • D.H2SO3
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 73465

    Sản phẩm phản ứng khi cho Cu vào dung dịch AgNO3.

    • A.Ag
    • B.Cu(NO3)2
    • C.Ag và Cu(NO3)2
    • D.Cu, Ag và AgNO3.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?