Đề thi HK1 môn Địa 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Phúc Chu

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 76646

    Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở 

    • A.Miền núi. 
    • B.Ven biển. 
    • C.Đô thị. 
    • D.Đồng bằng.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 76647

    Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất cả nước là 

    • A.Tây Bắc.
    • B.Đồng Bằng sông Cửu long.
    • C.Đồng Bằng sông Hồng.  
    • D.Đông Nam Bộ.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 76648

    Đặc điểm nguồn lao động nước ta là: 

    • A.thiếu kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
    • B.phần lớn lực lượng đã qua đào tạo.
    • C.tập trung chủ yếu ở thành thị. 
    • D.hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 76649

    Mật độ dấn số cao nhất ở vùng 

    • A.Đông Nam Bộ.    
    • B.Đồng Bằng Sông Hồng.
    • C.Đồng Bằng Sông Cửu Long. 
    • D.Bắc Trung Bộ.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 76650

    Đâu không phải là thành tựu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân? 

    • A.Tỉ lệ người lớn biết chữ tăng cao.
    • B.Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.
    • C.Thu nhập bình quân đầu người gia tăng. 
    • D.Cân bằng cuộc sống của dân cư giữa các vùng.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 76651

    Nguyên nhân nào đã và đang làm cho cơ cấu ngành công nghiệp trở lên đa dạng và linh hoạt hơn? 

    • A.Cơ sở vật chất kĩ thuật
    • B.Sức ép thị trường
    • C.Chính sách phát triển công nghiệp hợp lí 
    • D.Nguồn tài nguyên khoáng sản
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 76652

    Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh vì: 

    • A.Nước ta có cơ cấu dân số trẻ
    • B.Tỉ tăng tự nhiên thấp 
    • C.Tỉ lệ sinh giảm trong những năm cuối thế kỷ XX     
    • D.Tất cả đều đúng
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 76653

    Hoạt động kinh tế chủ yếu của các dân tộc miền núi: 

    • A.Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc.
    • B.Sản xuất lương thực, cây công nghiệp.
    • C.Trồng cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản. 
    • D.Sản xuất công nghiệp, thương mại.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 76654

    Mỗi năm nước ta sản xuất được khoảng bao nhiêu triệu tấn than? 

    • A.Từ 5 đến 10 triệu tấn   
    • B.Từ 15 đến 20 triệu tấn
    • C.Từ 10 đến 15 triệu tấn     
    • D.Từ 20 đến 25 triệu tấn
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 76655

    Khoáng sản apatit tập trung chủ yếu ở tỉnh nào? 

    • A.Thái Nguyên
    • B.Lai Châu 
    • C.Quảng Ninh 
    • D.Lào Cai
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 76656

    Dân tộc có số dân đông nhất ở Việt Nam là: 

    • A.Dân tộc Kinh (Việt).
    • B.Dân tộc Nùng.
    • C.Dân tộc Tày.  
    • D.Dân tộc Dao.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 76657

    Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa và hành khách? 

    • A.Đường biển.         
    • B.Đường sắt.
    • C.Đường hàng không.  
    • D.Đường bộ.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 76658

    Cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta là: 

    • A.Cây công nghiệp. 
    • B.Cây hoa màu.
    • C.Cây lúa.       
    • D.Cây ăn quả và rau đậu.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 76659

    Hai vùng trọng điểm lúa của nước ta: 

    • A.Vùng Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ
    • B.Vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
    • C.Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Trung Du, Miền núi Bắc Bộ 
    • D.Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Sông Hồng
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 76660

    Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta?                   

    • A.Khai thác nhiên liệu.
    • B.Chế biến lương thực thực phẩm.
    • C.Công nghiệp điện. 
    • D.Dệt may.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 76661

    Các cánh rừng chắn cát dọc ven biển miền Trung và các cải rừng ngập mặn ven biển nước ta là loại rừng nào trong những loại rừng sau? 

    • A.Rừng sản xuất.
    • B.Rừng phòng hộ.
    • C.Rừng đặc dụng. 
    • D.Cả A, B, C.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 76662

    Giới hạn phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ là:   

    • A.Dãy Tam Đảo
    • B.Dãy Con Voi
    • C.Dãy Tam Điệp    
    • D.Dãy Bạch Mã
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 76663

    Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là:   

    • A.Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.
    • B.Gia Nghĩa, Bảo Lộc, Kon Tum.
    • C.Đắk Tô, Đắk Min, Di Linh. 
    • D.Krông Buk, Krông Ana, Buôn Đôn.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 76664

    Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực miền núi, gò đồi phía tây vùng Bắc Trung Bộ là:   

    • A.Công nghiệp, thương mại, du lịch, chăn nuôi bò đàn
    • B.Chăn nuôi lợn, nghề rừng, cây công nghiệp hằng năm
    • C.Trồng cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi trâu, bò đàn 
    • D.Sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp hằng năm
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 76665

    Các tỉnh Cực Nam Trung Bộ nổi tiếng về nghề làm muối chủ yếu do:  

    • A.Giao thông vận tải thuận lợi
    • B.Thị trường tiêu thụ rộng lớn
    • C.Người dân giàu kinh nghiệm làm muối 
    • D.Độ mặn của nước biển cao, thời tiết khô hạn
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 76666

    Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm là:   

    • A.Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Bắc xuống Nam.
    • B.Phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây.
    • C.Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. 
    • D.Người dân tộc thiểu số tập trung ở các thành phố.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 76667

    Một trong những đặc điểm về địa hình ở Tây Nguyên là:   

    • A.Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.
    • B.Địa hình cao nguyên xếp tầng.
    • C.Địa hình núi xen kẽ với đồng bằng. 
    • D.Địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 76668

    Hãy nối các ý sau sao cho đúng:

    Điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc :

    Tiểu vùng

    Đáp án

    Các dấu hiệu

    1. Đông Bắc

     

    a. Núi cao, địa hình chia cắt sâu, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn

     

    b. Núi trung bình và núi thấp, hình cánh cung.Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh nhất nước ta.

    2.Tây Bắc

     

    c. Phát triển thủy điện, trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm

     

    d. Khai thác khoáng sản, phát triển nhiệt điện...

  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 76669

    Hãy đánh dấu X vào những thuận lợi và khó khăn của Tây Nguyên trong phát triển kinh tế - xã hội:

                                  Vùng Tây Nguyên

    Thuận lợi

    Khó khăn

    1. Đất bazan chiếm 66% diện tích cả nước

     

     

    2. Khí hậu cận xích đạo, mát mẻ thích hợp cây công nghiệp lâu năm.

     

     

    3. Nguồn nước và tiềm năng thủy điện lớn

     

     

    4. Mùa khô thiếu nước.Nạn chặt phá rừng bừa bãi.

     

     

    5. Là vùng thưa dân nhất nước ta, dân cư phân bố không đều

     

     

    6. Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú

     

     

    7. Có sự chênh lệch giàu nghèo lớn

     

     

    8. Tỉ lệ người lớn biết chữ của vùng thấp

     

     

  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 76670

    Điền các từ còn thiếu vào đoạn dưới đây:

    1. Lợi thế của Tây Nguyên là: địa hình ………………………………xếp tầng. Khí hậu ………………………………………….mát mẻ.
    2. Đây là vùng duy nhất không ………………………… Về dân số, cũng là vùng ……………………… nhất nước ta.

  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 76671

    Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy sắp xếp các tỉnh, thành phố thuộc tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc:

    1. Đông Bắc gồm: …………………………………………………………………………
    2. Tây Bắc gồm: …………………………………………………………………………….

  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 76672

    Vì sao cây cà phê được trồng nhiều ở Tây nguyên? 

  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 76673

    Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng đồng bằng Sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội? 

  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 76674

    Phân tích những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp nước ta?

  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 76675

    Dựa vào bảng số liệu dưới đây em hãy:

    a. Vẽ biểu đồ thích  hợp thể hiện cơ cấu GDP nước ta thời kì 1991 – 2005.

    b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, em hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nước ta thời kì 1991 - 2005.      (Đơn vị: %)

    Năm

    1991

    1995

    1999

    2005

    Tổng số

    100

    100

    100

    100

    Nông – Lâm – Ngư nghiệp

    40.5

    27.2

    25.4

    21.0

    Công nghiệp – Xây dựng

    23.8

    28.8

    34.5

    41.0

    Dịch vụ

    35.7

    44.0

    40.1

    38.0

     

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?