Đề thi giữa HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 11 - Trường THPT Marie Curie

Câu hỏi Tự luận (5 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 85139

    I. ĐỌC - HIỂU

    Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    Người ta thường nói giáo viên giỏi nhất là giáo viên chịu học hỏi nhất. Hay ta có thể nói rõ hơn là những giáo viên giỏi nhất biết học hỏi những bài học quý giá từ chính những học trò của họ. Học trò là nguồn thông tin vô hạn. Chúng cập nhật với bạn những thể loại nhạc mới nhất. Cách ăn mặc của chúng cũng cho bạn biết xu hướng thời trang mới nhất. Tiếng lóng chúng dùng cũng thêm màu sắc cho kho từ vựng vốn giàu có của bạn. Hay thậm chí cách nhìn đời mới của chúng cũng khiến bạn phải nhìn lại kiểu suy nghĩ cổ điển của mình...Nhưng có lẽ bài học quý giá nhất lại đến từ những em mạnh dạn nói cho bạn biết về chính bạn...Thế nhưng, người giáo viên giỏi nhất lại là người biết xem những học sinh cá biệt nhất trong lớp là những gia sư đến từ một nơi tuyệt vời nào đó thay vì xem chúng như những tay quậy đến từ một nơi khủng khiếp.

     (Theo Đề tặng Thầy Cô, lớp học yêu thương, Nxb Trẻ, 2013)

    Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 

  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 85142

    Xác định từ tình thái và nghĩa tình thái trong câu văn: “Nhưng có lẽ bài học quý giá nhất lại đến từ những em mạnh dạn nói cho bạn biết về chính bạn”. 

  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 85145

    Dựa vào văn bản hãy trả lời tại sao với người giáo viên, học trò lại là nguồn thông tin vô hạn? 

  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 85147

    Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Người giáo viên giỏi nhất lại là người biết xem những học sinh cá biệt nhất trong lớp là những gia sư đến từ một nơi tuyệt vời nào đó thay vì xem chúng như những tay quậy đến từ một nơi khủng khiếp” không? Vì sao? 

  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 85149

    II. TẬP LÀM VĂN

    Trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh, Hoài Chân đã nhận xét: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, sống vội vàng, cuống quýt. Khi vui cũng như khi buồn, đều nồng nàn, tha thiết”.

    Bằng kiến thức đã học, anh chị hãy phân tích 13 câu thơ đầu trong bài thơ Vội vàng để làm rõ nhận định trên.

                               Tôi muốn tắt nắng đi …

             Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân…

    (Xuân Diệu, Vội vàng, Nxb Gáo dục, 2009)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?