Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Tô Ngọc Vân

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 39646

    Sự khác nhau cơ bản giữa chất dẫn điện và chất cách điện là gì?

    • A.Chất dẫn điện là chất lỏng cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
    • B.Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất lỏng không cho dòng điện đi qua.
    • C.Chất dẫn điện là chất lỏng cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất rắn không cho dòng điện đi qua.
    • D.Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 39648

    Vì sao các ổ lấy điện trong nhà thường làm bằng nhựa, không làm bằng nhôm?

    • A.nhôm không dẫn điện
    • B.nhôm dẫn điện kém hơn nhựa
    • C.nhựa là chất cách điện
    • D.nhựa là chất dẫn điện
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 39650

    Vì sao kìm sửa chữa điện phải có cán bọc cao su hay nhựa?

    • A.cao su là chất cách điện
    • B. nhựa là chất cách điện
    • C.khi sửa chữa điện, dòng điện không truyền sang người
    • D.Tất cả đều đúng.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 39652

    ... là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện tạo thành 1 mạch kín. 

    • A.Chiều dòng điện
    • B.Chiều chiếu sáng
    • C.Dòng điện
    • D.Chiều vọng âm
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 39654

    Những ngày hanh khô. khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:

    • A.các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.
    • B.tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.
    • C. lược nhựa chuyến động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.
    • D.khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 39655

    Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công?

    • A.Trời nắng.
    • B.Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
    • C.Gió mạnh.
    • D.Không mưa, không nắng.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 39656

    Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện đẩy nhau. Thanh thủy tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút nhau. Hiện tượng trên đưa đến kết luận như sau. Chỉ ra kết luận sai?

    • A.Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
    • B.Điện tích cùng loại thì đẩy nhau, điện tích khác loại thì hút nhau.
    • C.Các vật nhiễm điện thì hút hoặc đẩy nhau.
    • D.Các vật nhiễm điện hút hoặc đẩy nhau dù ở rất xa nhau.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 39657

    Chọn câu đúng về sự nhiễm điện của hai vật A và B.

    • A.Nếu vật A tích điện dương, vật B tích điện âm thì A và B đẩy nhau.
    • B.Nếu vật A tích điện âm,  vật B tích điện dương thì A và B đẩy nhau.
    • C.Nếu vật A tích điện dương và vật B tích điện âm thì A và B hút nhau.
    • D.Neu vật A tích điện dương, vật B tích điện dương thì A và B hút nhau.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 39658

    Dùng mảnh vải khô cọ xát, thì có thể làm cho vật nào mang điện tích?

    • A.Một ống bằng nhôm. 
    • B.Một ống bằng gỗ.
    • C.Một ống bằng giấy.
    • D.Một ống bằng nhựa.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 39659

    Thiết bị nào sau đây là một nguồn điện?

    • A.Quạt máy.  
    • B.Acquy.
    • C.Bếp lửa. 
    • D.Đèn pin.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 39660

    Chọn câu trả lời đúng. Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là:

    • A.Đồng, nhôm, sắt.
    • B.Chì, vônfram, kẽm.
    • C.Thiếc, vàng, nhôm.
    • D.Đồng, vônfram. thép.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 39661

    M là vật nhiễm điện nhưng chưa biết rõ nhiễm diện tích (+) hay nhiễm điện tích (—). Khi đưa vật M tới gần vật N thì thấy hai vật đẩy nhau. Hỏi vật N đang ở trạng thái nào dưới đây?

    • A.Nhiễm điện tích (+)
    • B.Nhiễm điện tích (-)
    • C.Nhiễm điện tích (+) hoặc (-) 
    • D.Không nhiễm điện
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 39662

    Phát biểu nào dưới đây về mạch điện kín là sai?

    • A.Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau.
    • B.Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.
    • C.Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.
    • D.Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiêt bị điện với hai cực nguôn điện.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 39663

    Phát biểu nào dưới đây về êlectron tự do là sai?

    • A.Mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương, quay xung quanh hạt nhân là các êlectron mang điện tích âm.
    • B.Bình thường nguyên tử trung hòa về điện.
    • C.Trong kim loại không có êlectron tự do.
    • D. Trong kim loại có êlectron tự do.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 39664

    Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là:

    • A.xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không.
    • B.xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không.
    • C.những vật "thử", qua biểu hiện của chúng mà là xác định được một vật có nhiễm điện hay không.
    • D.tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 39665

    Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì:

    • A.Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi.
    • B.Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi.
    • C.Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi.
    • D.Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 39666

    Mảnh len sau khi cọ xát vào pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào thủy tinh thì chúng hút nhau vì:

    • A.chúng đều nhiễm điện.
    • B.chúng nhiễm điện khác loại.
    • C.mảnh lụa nhiễm điện dương, len nhiễm điện âm.
    • D.mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh lụa nhiễm điện tích âm.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 39667

    Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm:

    • A.Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm, các điện tích dương chuyển động quanh hạt nhân.
    • B.Hạt nhân không mang điện tích, các điện tích dương và âm quay xung quanh hạt nhân.
    • C.Hạt nhân mang điện tích dương, các êlectron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân.
    • D.Hạt nhân mang điện tích dương, các êleclron mang điện tích dương quay xung quanh hạt nhân.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 39668

    Cách nào sau đây có thể làm thước nhựa nhiễm điện?

    • A.Đưa thước nhựa chạm vào cực dương của nguồn điện.
    • B.Hơ nóng thước nhựa.
    • C.Cọ xát thước nhựa vào vải khô.
    • D.Phơi thước nhựa ở ngoài nắng.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 39669

    Khi xem xét một nguồn điện như pin hay acquy, điều mà ta cần quan tâm nhất là:

    • A.kích thước lớn hay nhỏ, hình thức có đẹp không.
    • B.giá tiền là bao nhiêu
    • C.mới hay cũ.
    • D.khả năng cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện một dòng điện mạnh hay yếu và trong thời gian bao lâu.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 39670

    Trong nguyên tử hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là:

    • A.hạt nhân.   
    • B.hạt nhân và êlectron.
    • C.êlectron.  
    • D.không có loại hạt nào.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 39671

    Vật nào dưới đây là vật cách điện?

    • A.Một đoạn dây thép.
    • B.Một đoạn dây nhôm.
    • C.Một đoạn dây nhựa.      
    • D.Một đoạn ruột bút chì.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 39672

    Chọn câu trả lời đúng. Trong kim loại êlectron tự do là những êleclron

    • A.quay xung quanh hạt nhân.
    • B.chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác.
    • C.thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại.
    • D.chuyển động có hướng.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 39673

    Những chất nào sau đây là chất dẫn điện.

    • A.Không khí ở điều kiện bình thường. 
    • B.Dây đồng.
    • C.Nước cất.
    • D.Cao su xốp.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 39674

    Phát biểu nào về biểu hiện của electron tự do dưới đây đúng?

    • A.Êlectron tự do là êlectron thoát ra khỏi nguyên tử và có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác.
    • B.Trong kim loại các hạt nhân cũng có thể dịch chuyển tự do.
    • C.Vật nhiễm điện dương là vật thừa êlectron.
    • D.Vật nhiễm điện âm là vật thiếu êlectron.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 39675

    Phát biểu nào dưới đây sai? Cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len rồi dưa miếng len này lại gần mảnh pôliêtilen thì chúng hút nhau.

    • A.Điện tích trong hai mảnh nói trên là khác loại.
    • B.Mảnh pôliêtilen nhiễm điện âm, mảnh len nhiễm điện dương.
    • C.Một số êlectron đã từ mảnh len dịch chuyến sang mảnh pôliêtilen.
    • D.Mảnh pôliêtilen nhiễm điện, còn mảnh len không nhiễm điện.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 39676

    Câu phát biểu nào dưới đây về dòng điện là sai?

    • A.Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng.
    • B.Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron chuyến dời có hướng.
    • C.Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.
    • D.Dòng điện là dòng điện tích âm chuyển động tự do.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 39677

    Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe. sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do:

    • A.Bộ phận điện của xe bị hư hỏng.
    • B.Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện.
    • C.Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt dộng.
    • D.Do ngoài trời sắp có cơn dông.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 39678

    Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện? Chọn câu giải thích có lí.

    • A.Trong kim loại đã có sẵn các êlectron tự do.
    • B.Điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất.
    • C.Kim loại là vật dẫn điện nên không nhiễm điện khi cọ xát.
    • D.Kim loại là vật trung hòa về điện.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 39681

    Cách nào dưới đây có thể làm nhiễm điện cho một thước nhựa?

    • A. Hơ nóng thước.
    • B.Cọ xát thước bằng một mảnh vải len.
    • C.Đập thước nhiều lần xuống bàn.
    • D.Đưa thước lại gần vật đã nhiễm điện.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?