Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021 Trường THCS Tô Hiến Thành

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 39610

    Cách nào sau đây có thể làm nhiễm điện cho một thước nhựa?

    • A. Hơ nóng thước.
    • B.Cọ xát thước bằng một mảnh vải len.
    • C.Đập thước nhiều lần xuống bàn.
    • D.Đưa thước lại gần vật đã nhiễm điện.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 39611

    Điền từ vào chỗ trống sau: Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách ...

    • A.cọ xát
    • B.chiếu sáng
    • C.nhúng nước vật
    • D.gõ vào vật
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 39612

    Điền từ vào chỗ trống: Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng ...

    • A.hút các vật khác
    • B.kéo các vật khác
    • C.hút mọi vật
    • D.kéo mọi vật
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 39613

    Khi bị nhiễm điện do cọ xát vật có khả năng nào:

    • A.Hút các vật nhẹ.
    • B.Đẩy các vật nhẹ.       
    • C.Làm nóng vật khác.
    • D. Làm lạnh vật khác.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 39614

    Có mấy loại điện tích, đó là gì?

    • A.điện tích dương 
    • B. điện tích âm
    • C.cả A và B
    • D.không có điện tích
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 39615

    Sự tương tác giữa các vật mang điện tích diễn ra thế nào?

    • A.Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
    • B.Các vật nhiễm điện cùng loại thì hút nhau, khác loại thì đẩy nhau.
    • C.Các vật nhiễm điện thì đẩy nhau
    • D.Các vật nhiễm điện thì hút nhau.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 39616

    Cọ xát thanh thủy tinh và thanh nhựa với mảnh lụa, đặt 2 thanh đó gần nhau thì hiện tượng gì xảy ra:

    • A.Chúng hút nhau.
    • B.Chúng đẩy nhau
    • C.Không xảy ra hiện tượng gì.
    • D.Lúc đầu hút sau đó đẩy nhau.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 39617

    Hai vật nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau thì giữa chúng có loại lực nào?

    • A.Lực căng dây
    • B.Lực kéo.
    • C.Lực đẩy
    • D.Lực hút.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 39618

    Trong vật nào dưới dây không có các electron tự do trong lòng nó?

    • A.Một đoạn dây nhôm.
    • B.Một đoạn dây đồng.    
    • C.Một đoạn dây nhựa.
    • D.Một đoạn dây thép.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 39619

    Electron tự do được phát hiện ở đâu?

    • A.kim loại
    • B.chất lỏng
    • C.nước cất
    • D.không khí
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 39620

    Vật nào không có khả năng cách điện:

    • A.Một đoạn dây thép.
    • B.Một mảnh vải.         
    • C.Dây cao su.
    • D.Một mảnh ni lông.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 39621

    Chất dẫn điện là gì?

    • A.cản trở dòng điện
    • B.cho dòng điện đi qua
    • C.hạn chất dòng điện đi qua
    • D.không cho dòng điện đi qua
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 39622

    Chất cách điện là chất có tính chất nào?

    • A.là chất không cho dòng điện đi qua.
    • B.là chất cho dòng điện đi qua.
    • C.là chất hạn chất dòng điện đi qua.
    • D.là chất thúc đẩy dòng điện đi qua.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 39623

    Dòng điện trong kim loại là gì?

    • A.dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.
    • B.dòng các electron dịch chuyển có hướng.
    • C.dòng các electron liên kết dịch chuyển có hướng.
    • D.tất cả đều đúng
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 39624

    Dòng điện là dòng :

    • A. các chất lỏng điện dịch chuyển có hướng.
    • B.các điện tích dịch chuyển có hướng.
    • C.các vật mang điện tích chuyển động.
    • D.các điện tích dao động.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 39625

    Vật nào không có khả năng và không dùng để cách điện?

    • A.Một đoạn dây thép.
    • B.Một mảnh vải.   
    • C.Dây cao su.
    • D.Một mảnh ni lông.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 39626

    Chất nào dưới đây là chất dẫn điện ?

    • A.Cao su. 
    • B.Nhựa.
    • C.Sứ.  
    • D.Dung dịch muối.  
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 39627

    Chất cho phép dòng điện đi qua có tên gọi là gì?

    • A.chất dẫn điện
    • B.chất cách điện
    • C.chất rắn
    • D.chất lỏng
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 39628

    Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm ..., nhiễm điện dương nếu mất bớt .... Điền từ cò thiếu vào chỗ trống.

    • A.electron
    • B.notron
    • C.ion
    • D.kim loại
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 39629

    Vật bị nhiễm điện là vật

    • A.Có khả năng đẩy hoặc hút các vật khác.
    • B.Có khả năng hút các vật khác.
    • C. Có khả năng đẩy các vật khác.
    • D.Không có khả năng đẩy hoặc hút các vật khác.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 39630

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?

    • A.Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.
    • B.Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.
    • C.Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
    • D.Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 39631

    Kết luận nào dưới đây về sự nhiễm điện không đúng?

    • A.Hai mảnh ni lông, sau khi cọ sát bằng vải khô và đặt gần nhau thì đẩy nhau;
    • B.Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ sát bằng vải khô đặt gần nhau thì hút nhau.
    • C.Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+).
    • D.Các điện tích cùng loại thì hút nhau, các điện tích khác loại thì đẩy nhau.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 39632

    Trong các vật dưới đây, vật dẫn điện là

    • A.Thanh gỗ khô
    • B.Một đoạn ruột bút chì
    • C.Một đoạn dây nhựa
    • D.Thanh thuỷ tinh
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 39633

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin?

    • A.Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin.
    • B.Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin.
    • C.Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại.
    • D.Dòng điện có thể chạy theo bất kì chiều nào.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 39634

    Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ mạch điện đúng là

    • A.Hình A
    • B.Hình B 
    • C.Hình C
    • D.Hình D
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 39635

    Chiều dòng điện là chiều từ ... qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.

    • A.cực dương
    • B.cực âm
    • C.nguồn
    • D.công tắc
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 39636

    ... có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

    • A.Nguồn điện
    • B.Cực âm
    • C.Cực dương
    • D.Công tắc
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 39637

    Hãy chỉ ra các thiết bị hay dụng cụ điện có sử dụng nguồn điện là acquy.

    • A.Xe đạp điện; còi; tivi
    • B.Tivi; đèn pin; đèn
    • C.Xe đạp điện; còi; đèn pin
    • D.Xe đạp điện; còi; đồng hồ
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 39638

    Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì dòng điện sẽ làm các cơ co giật, có thể làm tim ngừng đập, ngạt thở và thần kinh bị tê liệt. 

    Đây là tác dụng gì của dòng điện?

    • A.chiếu sáng
    • B.hóa học
    • C.sinh lí
    • D.tỏa nhiệt
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 39639

    Đây là thiết bị sử dụng nguồn điện có tên gọi là gì?

    • A.acquy
    • B.đèn pin
    • C.tivi
    • D.đèn chiếu sáng

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?