Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS Phan Huy Thực

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 28483

    Cho biết vì sao cốt của các trụ bê tông lại làm bằng thép?

    • A.Vì thép không bị gỉ.
    • B.Vì thép giá thành thấp.
    • C.Vì thép có độ bền cao.
    • D.Vì thép và bê tông nở vì nhiệt như nhau.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 28484

    Câu nào sau đây về đặc điểm cấu tạo của đòn bẩy là không đúng?

    • A.Mỗi đòn bẩy đều có một điểm tựa.
    • B.Dùng đòn bẩy luôn được lợi về lực.
    • C.Điểm tựa của đòn bẩy là vị trí mà đòn bẩy có thể quay quanh nó.
    • D.Dùng đòn bẩy có thể nâng hoặc làm di chuyển vật được dễ dàng.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 28485

    So sánh lực kéo khi dùng một ròng rọc động và một ròng rọc cố định để đưa vật nặng lên cao ?

    • A.Bằng một nửa trọng lượng của vật.
    • B.Lớn gấp hai lần trọng lượng của vật.
    • C.Bằng với trọng lượng của vật.
    • D. Lớn hơn trọng lượng của vật.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 28486

    Người thợ xây công trình muốn đưa gạch lên cao, người đó dùng

    • A.Lực kế.
    • B.Đòn bẩy.
    • C.Ròng rọc.
    • D.Mặt phẳng nghiêng.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 28487

    Khi nung nóng một lượng chất lỏng thì khối lượng riêng của nó thay đổi như thế nào?

    • A. Khối lượng của chất lỏng tăng.
    • B.Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
    • C.Khối lượng của chất lỏng giảm.
    • D.Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 28488

    Tại sao khi đun nước thì chúng ta không nên đổ nước thật đầy ấm?

    • A.Vì đổ đầy, nước nóng, thể tích nước tăng tràn ra ngoài.
    • B.Lâu sôi.
    • C.Để bếp không bị đè nặng.
    • D.Tốn củi.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 28489

    Khi ta làm lạnh cho một quả cầu bằng nhôm thì:

    • A.Bán kính của quả cầu tăng.
    • B.Trọng lượng của quả cầu tăng.
    • C.Bán kính của quả cầu giảm.
    • D.Trọng lượng của quả cầu giảm.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 28490

    Trong các dụng cụ cho sau đây, dụng cụ nào không coi là đòn bẩy?

    • A.Cái kìm.
    • B. Máy tời.
    • C.Cái cân đòn.
    • D.Cái kéo.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 28491

    Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi gì về lực?

    • A.Mặt phẳng nghiêng.      
    • B.Ròng rọc cố định.
    • C.Ròng rọc động.      
    • D.Đòn bẩy.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 28492

    Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây?

    • A.Các chất rắn nở ra khi nóng lên.
    • B.Các chất rắn co lại khi lạnh đi.
    • C.Các chất rắn khác nhau nở về dãn nở vì nhiệt khác nhau.
    • D.Các chất rắn nở vì nhiệt ít.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 28493

    Khi lắp khâu vào cán dao, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vì:

    • A.Chu vi khâu lớn hơn chu vi cán dao.
    • B.Chu vi khâu nhỏ hơn chu vi cán dao.
    • C.Khâu co dãn vì nhiệt.
    • D.Một lí do khác.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 28494

    Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật rắn tăng vì:

    • A.Khối lượng của vật tăng.
    • B.Thể tích của vật tăng.
    • C.Thể tích của vật giảm.
    • D.Khối lượng của vật tăng đồng thời thể tích của vật giảm.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 28495

    Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của chất lỏng?

    • A.Chất lỏng co lại khi nhiệt độ tăng, nở ra khi nhiệt độ giảm.
    • B. Chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
    • C.Chất lỏng không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.
    • D.Khối lượng riêng của chất lỏng tăng khi nhiệt độ thay đổi.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 28496

    Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về khối lượng riêng và khối lượng của một lượng nước ở 4oC?

    • A.Khối lượng riêng nhỏ nhất.
    • B.Khối lượng riêng lớn nhất.
    • C. Khối lượng lớn nhất.
    • D.Khối lượng nhỏ nhất.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 28497

    Cho một ít nước vào vỏ lon bia. Đốt nóng vỏ lon bia bằng đèn cồn cho đến khi lượng nước trong lon bia sôi. Dùng nút cao su đậy kín nắp lon, sau đó dùng nước lạnh dội vào lon. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

    • A.Lon bia phồng lên.
    • B.Lon bia bị móp lại.
    • C.Lon bia giữ nguyên hình dạng ban đầu.
    • D.Nút cao su bị bật ra.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 28498

    Biểu thức nào biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ trong nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Fa – ren – hai?

    • A.0F = 32 + 1,8. t0C.
    • B.0F = 32 – 1,8. t0C.
    • C.0F = 1,8 + 32. t0C.
    • D.0F =1,8 + 32. t0C.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 28499

    Đo nhiệt độ nước sôi trong các nhiệt giai khác nhau, kết quả đo nào là sai?

    • A.1000C
    • B.1320F.  
    • C.2120F. 
    • D.3730K.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 28500

    Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?

    • A.Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn ôxi
    • B.Không khí nở vì nhiệt ít hơn ôxi.
    • C.Không khí và ô xi nở vì nhiệt như nhau.
    • D.Cả ba kết luận trên đều sai.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 28501

    Khi đi xe đạp trời nắng không nên bơm căng lốp xe vì.

    • A.Lốp xe dễ bị nổ.
    • B.Lốp xe bị xuống hơi.
    • C.Không có hiện tượng gì xảy ra với lốp xe.
    • D.Cả ba kết luận trên đều sai.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 28502

    Lí do chính tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do?

    • A.Để tiết kiệm đinh
    • B.Để tôn không bị thủng nhiều lỗ.
    • C.Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.
    • D.Cả A, B, C đều đúng.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 28503

    Một tấm sắt có lỗ tròn ở giữa. Khi nung nóng toàn bộ tấm sắt thì

    • A. Đường kính của lỗ tăng.
    • B.Đường kính của lỗ giảm vì sắt nở làm lỗ hẹp lại.
    • C.Đường kính của lỗ không thay đổi, chỉ có đường kính ngoài của đĩa tăng.
    • D.Đường kính của lỗ tăng hay giảm tùy theo kích thuớ lỗ.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 28504

    Điều gì xảy ra khi tăng nhiệt độ của một lượng nước từ 0oC đến 4oC ?

    • A.Thể tích nước co lại.
    • B.Thể tích nước nở ra.
    • C.Thể tích nước không thay đổi.
    • D.Cả ba kết luận trên đều sai.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 28505

    Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì:

    • A.Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.
    • B.Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt.
    • C.Nước nóng tràn vào bóng.
    • D.Không khí tràn vào bóng.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 28506

    Về thang độ Farenhai thì nước sôi ở bao nhiêu oF?

    • A.100
    • B.212
    • C. 32
    • D.180
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 28507

    Chọn câu đúng. 100oF ứng với bao nhiêu oC?

    • A.32. 
    • B.37,78.
    • C.18.
    • D.42.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 28508

    Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của các chất khí khác nhau?

    • A.Nở vì nhiệt giống nhau.
    • B.Nở vì nhiệt khác nhau.
    • C.Không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.
    • D.Cả ba kết luận trên đều sai.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 28509

    Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách nào đúng?

    • A.Rắn, lỏng, khí.
    • B.Rắn, khí, lỏng.
    • C.Khí, lỏng, rắn.
    • D.Khí, rắn, lỏng.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 28510

    Nhiệt kế nào sau đây không dùng để đo nhiệt độ của nước sôi?

    • A.Nhiệt kế rượu. 
    • B.Nhiệt kế thủy ngân.
    • C.Nhiệt kế y tế. 
    • D.Dùng được cả ba loại nhiệt kế trên.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 28511

    Chọn kết luận sai về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

    • A.Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau.
    • B.Các chất rắn đều bị co dãn vì nhiệt.
    • C.Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
    • D.Khi co dãn vì nhiệt, các chất rắn có thể gây ra lực lớn.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 28512

    Khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì độ dài của một dây đồng dài 1m tăng thêm 0,017mm. Hỏi một dây bằng đồng dài 50m ở nhiệt độ 200C sẽ có độ dài bằng bao nhiêu ở nhiệt độ 400C?

    • A.10,017(m)
    • B.7,017(m)
    • C.5,017(m)
    • D.50,017(m)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?