Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 133260
Trong điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn:
- A.có phương vuông góc với nhau
- B.cùng phương, ngược chiều
- C.cùng phương, cùng chiều
- D.có phương lệch nhau 45º
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 133261
Chọn phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?
- A.Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.
- B.Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong không kín.
- C.Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.
- D.Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 133262
Khi điện áp giữa hai bản tụ biến thiên theo thời gian thì:
- A.trong tụ điện không phát sinh ra từ trường vì không có dòng điện chay qua lớp điện môi giữa hai bản tụ điện.
- B.trong tụ điện chỉ xuất hiện điện trường biến thiên mà không có từ trường vì không có dòng điện.
- C.trong tụ điện xuất hiện điện từ trường và từ trường biến thiên với cùng một tần số.
- D. trong tụ điện không xuất hiện cả điện trường và từ trường vì môi trường trong lòng tụ điện không dẫn điện.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 133263
Tìm phát biểu sai về điện từ trường.
- A.Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.
- B.Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận.
- C.Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những đường cong khép kín.
- D.Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 133264
Ở đâu xuất hiện điện từ trường?
- A.Xung quanh một điện tích đứng yên.
- B.Xung quanh một dòng điện không đổi.
- C.Xung quanh một ống dây điện
- D.Xung quanh chỗ có tia lửa điện.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 133265
Đặt một hộp kín bằng sắt trong điện từ trường. Trong hộp kín sẽ:
- A.có điện trường
- B.có từ trường
- C.có điện từ trường
- D.không có các trường nói trên.
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 133266
Điểm nào dưới đây không thuộc về nội dung của thuyết điện từ Mac – xoen?
- A.Tương tác giữa các điện tích hoặc giữa điện tích với điện trường và từ trường.
- B.Mối quan hệ giữa điện tích và sự tồn tại của điện trường và từ tường.
- C.Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của từ trường và điện trường xoáy.
- D.Mối quan hệ giữa sự biến thiên theo thời gian của điện trường và từ trường.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 133267
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?
- A.Điện tích dao động không thể bức xạ sóng điện từ.
- B.Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ của ánh sáng trong chân không.
- C.Tần số của sóng điện từ bằng 2 lần tần số dao động của điện tích.
- D.Khi một điện tích điểm dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian dưới dạng sóng.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 133268
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về sóng điện từ?
- A.Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
- B.Sóng điện từ không lan truyền được trong chân không.
- C.Sóng điện từ là sóng ngang.
- D.Dao động của điện từ trường và từ trường trong sóng điện từ luôn đồng pha nhau
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 133269
Sóng vô tuyến nào sau đây không bị phản xạ ở tần điện li?
- A.Sóng trung
- B.Sóng ngắn
- C.Sóng cực ngắn
- D.Sóng dài
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 133270
Sóng điện từ có tần số f = 300 MHz thuộc loại
- A.sóng dài
- B.sóng trung
- C.sóng ngắn
- D.sóng cực ngắn
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 133271
Nguyên tắc phát sóng điện từ là:
- A.dùng mạch dao động LC dao động điều hòa
- B.đặt nguồn xoay chiều vào hai đầu mạch LC
- C.kết hợp mạch chọn sóng LC với anten
- D.kết hợp máy phát dao động điện từ duy trù với anten.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 133272
Kí hiệu các loại sóng điện từ như sau: (1) sóng dài ; (2) sóng trung ; (3) sóng ngắn ; (4) sóng cực ngắn. Những sóng điện từ nào kể trên đều bị tầng điện li phản xạ với mức độ khác nhau?
- A.Chỉ (10
- B.(2) và (3)
- C.(3) và (4)
- D.(1), (2) và (3)
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 133273
Để truyền các tín hiệu truyền hình vô tuyến, người ta thường dùng các sóng điện từ có bước sóng vào khoảng
- A.1 km đến 3 km
- B.vài trăm mét
- C.50 m trở lên
- D.dưới 10 m
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 133274
Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung giữa sóng điện từ và sóng cơ:
- A.Có vận tốc lan truyền phụ thuộc vào môi trường truyền sóng.
- B.Truyền được trong chân không.
- C.Mang năng lượng tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số sóng.
- D.Đều là sóng dọc.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 133275
Một lăng kính có góc chiết quang A = 5°. Biết chiết suất của lăng kính đối với tia tím là 1,58 và góc tới i nhỏ. Góc lệch của tia tới khi qua lăng kính là:
- A.7,9°
- B.0,79 rad
- C.2,9°
- D.0,029 rad
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 133276
Chiếu một chùm sáng trắng hẹp đi từ không khí đến để gặp mặt tấm thủy tinh theo phương hợp với mặt này một góc 30°. Thủy tinh có chiết suất đối ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,49 và nt = 1,53. Góc hợp bởi tia khúc xạ màu đỏ và tia khúc xạ màu tím gần nhất với giá trị nào dưới đây?
- A.2,5°
- B.0,6°
- C.1,1°
- D.1,3°
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 133277
Chiếu chùm sáng hẹp gồm hai bức xạ đổ và tím tới lăng kính tam giác đều thì tia tím có góc lệchn cực tiểu. Biết chiết suất của lăng kính đối với tia màu đỏ là nđ = 1,414 ; chiết suất của lăng kính đối với tia màu tím là nt = 1,452. Để tia đỏ có góc lệch cực tiểu, cần giảm góc tới của tia sáng một lượng bằng:
- A.0,21°
- B.1,56°
- C.2,45°
- D.15°
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 133278
Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng:
- A.tăng cường độ chùm sáng
- B.tán sắc ánh sáng
- C.nhiễu xạ ánh sáng
- D. giao thoa ánh sáng
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 133279
Tìm phát biểu sai về hiện tượng tán săc ánh sáng:
- A.Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau.
- B.Khi chiều chùm ánh sáng trăng qua lăng kính, tia tím lệch ít nhất, tia đổ lệch nhiều nhất.
- C.Ánh sáng đơn sắc là ánhn sáng khôn gbị tán sắc khi qua lăng kính
- D.Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên lien tục từ đỏ đến tím.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 133280
Tìm phát biểu sai. Mỗi ánh sáng đơn sắc:
- A.có một màu xác định
- B.đều bị lệch đường truyền khi khúc xạ
- C.không bị lệch đường truyền khi đi qua lăng kính
- D.không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 133281
Hiện tượng tán sắc xảy ra là do:
- A.chiết xuất của một môi trường đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau có giá trị khác nhau
- B.các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì có màu khác nhau
- C.chùm sáng trắng gồm vô số các chùm sáng có màu khác nhau
- D.chùm sáng bị khúc xạ khi truyền không vuông góc với mặt giới hạn
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 133282
Tìm phát biểu sai về kết quả thì nghiệm tán sắc của Niu-tơn đối với ánh sáng trắng qua lăng kính.
- A.Tia tím có phường truyền lệch nhiều nhất so với các tia khác
- B.Tia đổ lệch phương truyền ít nhất so với các tia khác
- C.Chùm tia lõ có màu biến thiên liên tục
- D.Tia tím bị lệch về phía đáy, tia đỏ bị lệch về phía ngược lại.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 133283
Ánh sáng trắng
- A.không bị tán sắc khi truyền qua bản hai mặt song song
- B. gồm vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
- C.gồm hai loại ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau
- D.được truyền qua một lăng kính, tia đỏ luôn bị lệch nhiều hơn tia tím
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 133284
Tần số nào dưới đây ứng với tần số của bức xạ màu tím?
- A.7,3.1012 Hz
- B.1,3.1013 Hz
- C.7,3.1014 Hz
- D.1,3.1014 Hz
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 133285
Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, hiệu đường đi của các sóng từ hai khe S1, S2 đến vân tối thứ ba kể từ vân trung tâm có trị số là:
- A.2λ
- B.3λ
- C.2,5λ
- D.1,5λ
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 133286
Chiết suất của môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc trong một chùm ánh sáng trắng:
- A.nhỏ khi tần số ánh sáng lớn
- B.lớn khi tần số ánh sáng lớn
- C.tỉ lệ nghịch với tần số ánh sáng
- D.tỉ lệ thuận với tần số ánh sáng
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 133287
Khi một chùm sáng đơn sắc truyền qua các môi trường, đại lượng không thay đổi là:
- A. tần số
- B. bước sóng
- C. tốc độ
- D.cường độ
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 133288
Yếu tố nào sau đây của ánh sáng đơn sắc quyết định màu của nó?
- A.Bước sóng trong môi trường
- B.Tần số
- C.Tốc độ truyền sóng
- D.Cường độ của chùm ánh sáng
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 133289
Máy quang phổ là dụng cụ dùng để:
- A.tổng hợp ánh sáng trắng từ các ánh sáng đơn sắc
- B.phân tích chùm sáng phức tạp ra các thành phần đơn sắc
- C.đo bước sóng của các ánh sáng đơn sắc
- D.nhận biết thành phần cấu tạo của một nguồn phát quang phổ liên tục
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 133290
Tìm phát biểu sai: Trong ống chuẩn trực của máy quang phổ
- A.Thấu kính L1 dặt trước lăng kinh có tác dụng tạo ra các chùm sáng song song, thấu kính L2 dặt sau lăng kinh có tác dụng hội tụ các chùm tia song song
- B. Lăng kinh có tác dụng chính là làm lệch các tia sáng về phía đáy sao cho chúng đi gần trục chính của thấu kinh
- C.Khe sáng S đặt tại tiêu diện của thấu kinh L1
- D.Màn quan sát E đặt tại tiêu diện của thấu kính L2
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 133291
Chiếu ánh sáng Mặt Trời tới khe hẹp F của máy quang phổ lăng kính thì chùm sáng thu được khi ra khỏ hẹ tán sác là
- A.chùm ánh sáng trăng song song
- B.nhiều chùm ánh sáng đơn sắc song song nhau truyền theo các phương khác nhau
- C.nhiều chùm ánh sáng đơn sắc song song nhau truyền theo cùng một phương
- D.gồm nhiều chùm ánh sáng đơn sắc hội tụ
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 133292
Cho ánh sáng từ một nguồn qua máy quang phổ thì ở buồng ảnh ta thu được dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến vàng. Quang phổ của nguồn đó là quang phổ:
- A. liên tục
- B.vạch phát xạ
- C.vạch hấp thụ
- D.vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 133293
Một lượng khí bị nung nóng có thể phát ra quang phổ liên tục khi có:
- A.khối lượng riêng nhỏ
- B.mật độ thấp
- C.áp suất thấp
- D. khối lượng riêng lớn
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 133294
Tất cả cá phôtôn trong chân không có cùng:
- A. tốc độ
- B. bước sóng
- C.năng lượng
- D. tần số
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 133295
Chọn phát biểu đúng về hiện tượng quang điện:
- A.Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi tần số của ánh sáng kích thích nhỏ hơn tần số giới hạn fo nào đó.
- B.Các phôtôn quang điện luôn bắn ra khỏi kim loại theo phương vuông góc với bề mặt kim loại.
- C.Giới hạn quang điện phụ thuộc vào bản chất kim loại.
- D.Giới hạn quang điện của kim loại tỉ lệ với công thoát êlectron của kim loại.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 133296
Hiện tượng quang điện là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại:
- A.khi tấm kim loại bị nung nóng.
- B.nhiễm điện do tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác.
- C. do bất kì nguyên nhân nào.
- D.khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 133297
Công thoát êlectron của kim loại phụ thuộc vào:
- A.bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất của kim loại
- B.bản chất của kim loại
- C. cường độ của chùm sáng kích thích
- D.bước sóng của ánh sáng kích thích
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 133298
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng các khe sáng được chiếu bằng AS đơn sắc λ = 0,5μm, khoảng cách giữa 2 khe là 0,2mm khoảng cách từ 2 khe tới màn là 80cm. Điếm M cách vân trung tâm 0,7cm thuộc:
- A.vân sáng bậc 4
- B.vân sáng bậc 3
- C.vân tối thứ 3
- D.vân tối thứ 4
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 133299
Trong thí nghiệm Young nguồn là ánh sáng trắng, độ rộng quang phổ bậc 3 là 1,8mm thì quang phổ bậc 8 rộng:
- A.2,7mm
- B.3,6mm
- C.3,9mm
- D.4,8mm