Đề thi giữa HK2 môn Toán 11 năm 2021 - Trường THPT Lê Trọng Tấn

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 80193

    Cho hàm số \(f(x)=\left\{\begin{array}{ll} \frac{\sqrt[3]{x}-1}{x-1} & \text { khi } x \neq 1 \\ \frac{1}{3} & \text { khi } x=1 \end{array}\right.\) . Khẳng định nào sau đây đúng nhất?

    • A.Hàm số liên tục tại x =1
    • B.Hàm số liên tục tại mọi điểm
    • C.Hàm số không liên tục tại tại x =1
    • D.Tấ cả đều sai
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 80194

    Cho hàm số \(f(x)=\left\{\begin{array}{ll} \frac{x+1+\sqrt[3]{x-1}}{x} & \text { khi } x \neq 0 \\ 2 & \text { khi } x=0 \end{array}\right.\). Khẳng định nào sau đây đúng nhất?

    • A.Hàm số liên tục tại \(x_{0}=0.\)
    • B.Hàm số liên tục tại mọi điểm như gián đoạn tại \(x_{0}=0.\)
    • C.Hàm số không liên tục tại \(x_{0}=0\)
    • D.Tất cả đều sai
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 80195

    Cho hàm số \(f(x)=\left\{\begin{array}{ll} \frac{x+\sqrt{x+2}}{x+1} & \text { khi } x>-1 \\ 2 x+3 & \text { khi } x \leq-1 \end{array}\right.\). Khẳng định nào sau đây đúng nhất?

    • A.Hàm số liên tục tại tại tại \(x_{0}=-1\)
    • B.Hàm số liên tục tại mọi điểm
    • C.Hàm số không liên tục tại tại\(x_{0}=-1\)
    • D.Tất cả đều sai.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 80197

    Chọn giá trị f (0) để các hàm số \(f(x)=\frac{\sqrt[3]{2 x+8}-2}{\sqrt{3 x+4}-2}\) liên tục tại điểm x=0.

    • A.1
    • B.2
    • C.\(\frac{2}{9}\)
    • D.\(\frac{1}{9}\)
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 80199

    Chọn giá trị f (0) để các hàm số \(f(x)=\frac{\sqrt{2 x+1}-1}{x(x+1)}\) liên tục tại điểm x=0

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 80201

    \(\text { Tìm giới hạn } B=\lim \limits_{x \rightarrow 0} \frac{\cos 2 x-\cos 3 x}{x(\sin 3 x-\sin 4 x)} \text { : }\)

    • A.\(+\infty\)
    • B.1
    • C.\( \frac{5}{2}\)
    • D.\(-\infty \)
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 80203

    Tìm giới hạn \(A=\lim\limits _{x \rightarrow 0} \frac{1-\cos 2 x}{2 \sin \frac{3 x}{2}}\)

    • A.\(+\infty\)
    • B.1
    • C.0
    • D.\(-\infty\)
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 80205

    Tìm giới hạn \(B=\lim\limits _{x \rightarrow 0} \frac{1-\cos x \cdot \cos 2 x \cdot \cos 3 x}{x^{2}}\)

    • A.\(+\infty\)
    • B.\(-\infty\)
    • C.3
    • D.0
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 80207

    Tìm giới hạn \(A=\lim\limits _{x \rightarrow 0} \frac{1+\sin m x-\cos m x}{1+\sin n x-\cos n x}\)

    • A.\(+\infty\)
    • B.\(\frac{m}{n}\)
    • C.0
    • D.\(-\infty\)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 80209

    Tính giới hạn \(A=\lim\limits _{x \rightarrow 0} \frac{1-\cos a x}{x^{2}}:\)

    • A.\(+\infty\)
    • B.0
    • C.1
    • D.\(\frac{a}{2}\)
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 80211

    \(\text { Biết rằng } \lim \frac{n+\sqrt{n^{2}+1}}{\sqrt{n^{2}-n}-2}=a \sin \frac{\pi}{4}+b . \text { Tính } S=a^{3}+b^{3}\)

    • A.1
    • B.0
    • C.8
    • D.-10
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 80213

    Kết quả của giới hạn \(\lim \frac{\sqrt{n+1}-4}{\sqrt{n+1}+n}\)

    • A.\(\frac{1}{2}\)
    • B.0
    • C.1
    • D.2
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 80215

    Kết quả của giới hạn \(\lim \frac{\sqrt{2 n+3}}{\sqrt{2 n}+5}\) là?

    • A.\(\begin{array}{lll} \frac{5}{2} . \end{array}\)
    • B.\(\frac{5}{7} .\)
    • C.\(+\infty .\)
    • D.1
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 80217

    Kết quả của giới hạn \(\lim \frac{-n^{2}+2 n+1}{\sqrt{3 n^{4}+2}}\) là?

    • A.\(-\frac{2}{3} . \)
    • B.\(\frac{1}{2} .\)
    • C.\(-\frac{\sqrt{3}}{3} .\)
    • D.\(-\frac{1}{2} \text { . }\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 80219

    Kết quả của giới hạn \(\lim \frac{\sqrt{9 n^{2}-n+1}}{4 n-2}\) bằng

    • A.\(\frac{2}{3}\)
    • B.\(\frac{3}{4}\)
    • C.0
    • D.1
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 80221

    Một loại vi khuẩn sau mỗi phút số lượng tăng gấp đôi biết rằng sau 5 phút người ta đếm được có 64000 con hỏi sau bao nhiêu phút thì có được 2048000 con.

    • A.10
    • B.11
    • C.26
    • D.50
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 80223

    Cho cấp số nhân (un) thỏa mãn: \(\left\{ \begin{array}{l} {u_1} + {u_2} + {u_3} = 13\\ {u_4} - {u_1} = 26 \end{array} \right.\). Tổng 8 số hạng đầu của cấp số nhân (un) là

    • A.\({S_8} = 3280\)
    • B.\({S_8} = 9841\)
    • C.\({S_8} = 3820\)
    • D.\({S_8} = 1093\)
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 80224

    Tính tổng tất cả các số hạng của một cấp số nhân có số hạng đầu là \(\frac{1}{2}\), số hạng thứ tư là 32 và số hạng cuối là 2048?

    • A.\(\frac{{1365}}{2}\)
    • B.\(\frac{{5416}}{2}\)
    • C.\(\frac{{5461}}{2}\)
    • D.\(\frac{{21845}}{2}\)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 80226

    Cho cấp số nhân (un) có u1 = -1 công bội \(q = - \frac{1}{{10}}.\) Hỏi \(\frac{1}{{{{10}^{2017}}}}\) là số hạng thứ mấy của (un) ?

    • A.Số hạng thứ 2018
    • B.Số hạng thứ 2017
    • C.Số hạng thứ 2019
    • D.Số hạng thứ 2020
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 80228

    Cho cấp số nhân (un), biết \({u_1} = 1;{u_4} = 64\). Tính công bội q của cấp số nhân.

    • A.q = 21
    • B.\(q = \pm 4\)
    • C.q = 4
    • D.\(q = 2\sqrt 2 \)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 80230

    Số hạng đầu tiên của cấp số cộng dương (un) thoả mãn :

    \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
    {{u_7} - {u_3} = 8}\\
    {{u_2}{u_7} = 75}
    \end{array}} \right.\)

    • A.2
    • B.3
    • C.4
    • D.5
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 80233

    Công sai của cấp số cộng (un) thoả mãn : \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
    {{u_1} + {u_5} - {u_3} = 10}\\
    {{u_1} + {u_6} = 17}
    \end{array}} \right.\) là

    • A.0
    • B.-1
    • C.-2
    • D.-3
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 80235

    Tìm m để phương trình \(x^{3}-3 x^{2}-9 x+m=0\) có ba nghiệm phân biệt lập thành cấp số cộng 

    • A.m = 16
    • B.m = 11
    • C.m = 13
    • D.m = 12
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 80237

    Tìm x, y biết các số \(x+5 y, 5 x+2 y, 8 x+y\) lập thành cấp số cộng và các số \((y-1)^{2}, x y-1,(x+1)^{2}\) lập thành cấp số nhân.

    • A.\((x ; y)=\left(-\sqrt{3} ; \frac{3}{2}\right) ;\left(\sqrt{3} ; \frac{\sqrt{3}}{2}\right)\)
    • B.\((x ; y)=\left(\sqrt{3} ;-\frac{\sqrt{3}}{2}\right) ;\left(-\sqrt{3} ;-\frac{\sqrt{3}}{2}\right)\)
    • C.\((x ; y)=\left(\sqrt{3} ; \frac{\sqrt{3}}{2}\right) ;\left(\sqrt{3} ; \frac{\sqrt{3}}{2}\right)\)
    • D.\((x ; y)=\left(-\sqrt{3} ;-\frac{\sqrt{3}}{2}\right) ;\left(\sqrt{3} ; \frac{\sqrt{3}}{2}\right)\)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 80239

    Tìm x biết \(x^{2}+1, x-2,1-3 x\) lập thành cấp số cộng .

    • A.x=4, x=3
    • B.x=2, x=3
    • C.x=2, x=5
    • D.x=2, x=1
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 80241

    Cho tam giác đều ABC cạnh a. Gọi \({d_B},{d_C}\) lần lượt là đường thẳng đi qua B, C và vuông góc với (ABC). (P) là mặt phẳng qua A và hợp với (ABC) góc 60o. (P) cắt \({d_B},{d_C}\) lần lượt tại D và E. Biết \(AD = a\frac{{\sqrt 6 }}{2},AE = a\sqrt 3 .\) Đặt \(\widehat {DAE} = \varphi \). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau?

    • A.\(\sin \varphi = \frac{2}{{\sqrt 6 }}\)
    • B.\(\varphi = {60^0}\)
    • C.\(\sin \varphi = \frac{3}{{\sqrt 6 }}\)
    • D.\(\varphi = {30^0}\)
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 80243

    Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác vuông tại A, với AB = c, AC = b, cạnh bên AA' = h. Mặt phẳng (P) đi qua A' và vuông góc với B'C.Thiết diện của lăng trụ cắt bởi mặt phẳng (P) có hình:

    • A.h1 và h2
    • B.h2 và h3
    • C.h2
    • D.h1
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 80245

    Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB = a, BC = b, CC' = c. Độ dài đường chéo AC' là

    • A.\(AC' = \sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \)
    • B.\(AC' = \sqrt { - {a^2} + {b^2} + {c^2}} \)
    • C.\(AC' = \sqrt {{a^2} + {b^2} - {c^2}} \)
    • D.\(AC' = \sqrt {{a^2} - {b^2} + {c^2}} \)
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 80247

    Cho hình chóp S.ABCD có tất cả các cạnh đều bằng a. Gọi I và J lần lượt là trung điểm của SC và BC. Số đo của góc (IJ, CD) bằng:

    • A.90o
    • B.45o
    • C.30o
    • D.60o
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 80249

    Trong không gian cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c. Khẳng định nào sau đây đúng?

    • A.Nếu a và b cùng vuông góc với c thì a // b.
    • B.Nếu a // b và \(c \bot a\) thì \(c \bot b\).
    • C.Nếu góc giữa a và c bằng góc giữa b và c thì a // b.
    • D.Nếu a và b cùng nằm trong mp \( (\alpha)\) thì góc giữa a và c bằng góc giữa b và c.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 80251

    Cho tứ diện ABCD có \(AB = CD = a,IJ = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\) (I, J lần lượt là trung điểm của BC và AD). Số đo góc giữa hai đường thẳng AB và CD bằng bao nhiêu?

    • A.30o
    • B.45o
    • C.60o
    • D.90o
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 80253

    Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Giả sử tam giác AB'C và A'DC' đều có 3 góc nhọn. Góc giữa hai đường thẳng AC và A'D là góc nào sau đây?

    • A.\(\widehat {BDB'}\)
    • B.\(\widehat {AB'C}\)
    • C.\(\widehat {DB'B}\)
    • D.\(\widehat {DA'C'}\)
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 80255

    Cho tứ diện đều ABCD (Tứ diện có tất cả các cạnh bằng nhau). Số đo góc giữa hai đường thẳng AB và CD bằng bao nhiêu?

    • A.30o
    • B.45o
    • C.60o
    • D.90o
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 80257

    Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc với nhau. Gọi H là hình chiếu của O trên mp (ABC) . Mệnh đề nào sai trong các mệnh đề sau:

    • A.H là trực tâm \(\Delta A B C\)
    • B.H là tâm đường tròn ngoại tiếp \(\Delta A B C\)
    • C.\(\frac{1}{O H^{2}}=\frac{1}{O A^{2}}+\frac{1}{O B^{2}}+\frac{1}{O C^{2}}\)
    • D.CH là đường cao của \(\Delta A B C\)
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 80259

    Cho tứ diện SABC thoả mãn \(S A=S B=S C\) . Gọi H là hình chiếu của S lên mp ( ABC) . Đối với \(\Delta A B C\)ta có điểm H là: 

    • A.Trực tâm.
    • B.Tâm đường tròn nội tiếp.
    • C.Trọng tâm.
    • D.Tâm đường tròn ngoại tiếp.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 80261

    Cho hình chóp S ABC . có cạnh \(S A \perp(A B C)\) và đáy ABC là tam giác cân ở C . Gọi H và K lần lượt là trung điểm của AB và SB . Khẳng định nào sau đây có thể sai ? 

    • A.\(C H \perp A K\)
    • B.\(C H \perp S B\)
    • C.\(C H \perp S A\)
    • D.\(A K \perp S B\)
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 80263

    Cho tứ diện ABCD . Đặt \(\overrightarrow{A B}=\vec{a}, \overrightarrow{A C}=\vec{b}, \overrightarrow{A D}=\vec{c}\),gọi M là trung điểm của BC. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng? 

    • A.\(\begin{aligned} &\overrightarrow{D M}=\frac{1}{2}(\vec{a}+\vec{b}-2 \vec{c}) \end{aligned}\)
    • B.\(\overrightarrow{D M}=\frac{1}{2}(-2 \vec{a}+\vec{b}+\vec{c})\)
    • C.\(\begin{aligned} &\overrightarrow{D M}=\frac{1}{2}(\vec{a}-2 \vec{b}+\vec{c}) \end{aligned}\)
    • D.\(\overrightarrow{D M}=\frac{1}{2}(\vec{a}+2 \vec{b}-\vec{c})\)
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 80265

    Cho tứ diện ABCD . Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Tìm giá trị của k thích hợp điền vào đẳng thức vectơ \(\overrightarrow{M N}=k(\overrightarrow{A D}+\overrightarrow{B C})\)

    • A.k = 1
    • B.k = 2
    • C.\(k=\frac{1}{2}\)
    • D.\(k=\frac{1}{3}\)
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 80267

    Cho tứ diện ABCD có G là trọng tâm tam giác BCD. Đặt  \(\vec{x}=\overrightarrow{A B} ; \vec{y}=\overrightarrow{A C} ; \vec{z}=\overrightarrow{A D}\) . Khẳng định nào sau đây đúng? 

    • A.\(\overrightarrow{A G}=\frac{1}{3}(\vec{x}+\vec{y}+\vec{z})\)
    • B.\(\overrightarrow{A G}=-\frac{1}{3}(\vec{x}+\vec{y}+\vec{z})\)
    • C.\(\overrightarrow{A G}=\frac{2}{3}(\vec{x}+\vec{y}+\vec{z})\)
    • D.\(\overrightarrow{A G}=-\frac{2}{3}(\vec{x}+\vec{y}+\vec{z})\)
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 80269

    Cho tứ diện ABCD . Gọi M và P lần lượt là trung điểm của AB và CD . Đặt \(\overrightarrow{A B}=\vec{b}, \overrightarrow{A C}=\vec{c}, \overrightarrow{A D}=\vec{d}\). Khẳng định nào sau đây đúng?

    • A.\(\overrightarrow{M P}=\frac{1}{2}(\vec{c}+\bar{d}+\vec{b})\)
    • B.\(\overrightarrow{M P}=\frac{1}{2}(\bar{d}+\vec{b}-\vec{c})\)
    • C.\(\overrightarrow{M P}=\frac{1}{2}(\vec{c}+\vec{b}-\vec{d})\)
    • D.\(\overrightarrow{M P}=\frac{1}{2}(\vec{c}+\bar{d}-\vec{b})\)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?