Đề thi giữa HK2 môn Toán 11 năm 2021 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 79797

    Cho hình tứ diện ABCD có AB , BC, CD đôi một vuông góc . Điểm cách đều bốn điểm A, B, C, D là:

    • A.Trung điểm J của AB. 
    • B.Trung điểm I của BC.
    • C.Trung điểm M của AD.
    • D.Trung điểm N của CD.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 79800

    Mệnh đề nào sau đây sai?

    • A.Hai đường thẳng cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song hoặc trùng nhau.
    • B.Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
    • C.Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau.
    • D.Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 79802

    Cho tứ diện ABCD có AB, AC, AD đôi một vuông góc với nhau. Khi đó góc giữa AB và CD bằng:

    • A.45o
    • B.60o
    • C.90o
    • D.30o
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 79804

    Cho hình chóp S. ABCD có đáy là tam giác đều cạnh a, \(SA \bot (ABC)\,,SA = \dfrac{a}{2}\). Góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (ABC) bằng:

    • A.0o
    • B.45o
    • C.60o
    • D.90o
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 79806

    Cho hình chóp tam giác đều S. ABC và đường cao SH, M là trung điểm của BC. \(SA \bot BC\) vì:

    • A.\(SA \bot (SBC)\,\, \supset \,\,BC\,\,(\,\,SA \bot AM\,\,,\,\,SA \bot NC)\)
    • B.\(SA \bot (SBC)\,\, \supset \,\,BC\,\,(\,\,SA \bot SB\,\,,\,\,SA \bot SC)\)
    • C.\(BC \bot (SAM) \supset \,\,SA\,\,(\,\,BC \bot AM\,,\,\,BC \bot SH)\)
    • D.\(BC \bot (SAM)\,\, \supset \,\,BC\,\,\,\,(do\,BC \bot SH)\)
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 79808

    Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thoi tâm \(O\) cạnh a, góc nhọn bằng 600 và cạnh \(SC\) vuông góc với mặt phẳng \((ABCD)\) và \(SC =\dfrac{{a\sqrt 6 }}{3}\). Góc giữa hai mặt phẳng \((SBD)\) và \((SAC)\) bằng:

    • A.30o
    • B.45o
    • C.60o
    • D.90o
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 79810

    Giá trị của \(\lim \dfrac{{2 - n}}{{\sqrt {n + 1} }}\)

    • A.\( + \infty \)
    • B.\( - \infty \)
    • C.0
    • D.1
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 79812

    Nếu \(\left| q \right| < 1\) thì:

    • A.\(\lim {q^n} = 0\)
    • B.\(\lim q = 0\)
    • C.\(\lim \left( {n.q} \right) = 0\)
    • D.\(\lim \dfrac{n}{q} = 0\)
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 79814

    Giá trị của \(\lim \dfrac{{{{(n - 2)}^7}{{(2n + 1)}^3}}}{{{{({n^2} + 2)}^5}}}\)

    • A.\( + \infty\)
    • B.8
    • C.1
    • D.\(- \infty\)
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 79816

    Tính \(\lim \dfrac{{{3^n} - {{4.2}^{n - 1}} - 3}}{{{{3.2}^n} + {4^n}}}\)

    • A.\(+ \infty \)
    • B.\(- \infty \)
    • C.0
    • D.1
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 79817

    Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - 1} ({x^2} - x + 7)\) bằng

    • A.5
    • B.7
    • C.9
    • D.6
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 79819

    Cho \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x) = L,\mathop {\lim }\limits_{x \to x{}_0} g(x) = M\). Chọn mệnh đề sai:

    • A.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} \dfrac{{f(x)}}{{g(x)}} = \dfrac{L}{M}\)
    • B.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} {\rm{[}}f(x).g(x){\rm{]}} = L.M\)
    • C.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} {\rm{[}}f(x) - g(x){\rm{]}} = L - M\)
    • D.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} {\rm{[}}f(x) + g(x){\rm{]}} = L + M\)
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 79821

    Giá trị của \(\lim (\sqrt {{n^2} + n + 1}  - n)\) bằng

    • A.\( - \infty \)
    • B.\( + \infty \)
    • C.\(\dfrac{1}{2}\)
    • D.1
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 79823

    Tìm \(\lim {u_n}\)biết \({u_n} = \dfrac{{n.\sqrt {1 + 3 + 5 + ... + (2n - 1)} }}{{2{n^2} + 1}}\)

    • A.\( + \infty \)
    • B.\( - \infty \)
    • C.1
    • D.\(\dfrac{1}{2}\)
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 79825

    Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} ({x^3} + 1)\)

    • A.\( + \infty \)
    • B.\( - \infty \)
    • C.9
    • D.1
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 79827

    Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{( - 1)}^ - }} \dfrac{{{x^2} + 3x + 2}}{{\left| {x + 1} \right|}}\)

    • A.\( + \infty \)
    • B.\( - \infty \)
    • C.-2
    • D.-1
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 79829

    Cho hàm số \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{x - 8}}{{\sqrt[3]{x} - 2}}\,\,\,\,\,khi\,\,\,x > 8\\ax + 4\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \le 8\end{array} \right.\) . Để hàm số liên tục tại x = 8, giá trị của a là:

    • A.1
    • B.2
    • C.4
    • D.3
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 79831

    Chọn giá trị của \(f(0)\)để hàm số \(f(x) = \dfrac{{\sqrt[3]{{2x + 8}} - 2}}{{\sqrt {3x + 4}  - 2}}\)liên tục tại điểm x = 0

    • A.1
    • B.2
    • C.\(\dfrac{2}{9}\)
    • D.\(\dfrac{1}{9}\)
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 79833

    Tìm a để hàm số \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\dfrac{{\sqrt {3x + 1}  - 2}}{{{x^2} - 1}},\,x > 1}\\{\dfrac{{a({x^2} - 2)}}{{x - 3}},\,x \le 1}\end{array}} \right.\) liên tục tại x = 1

    • A.\(\dfrac{1}{2}\)
    • B.\(\dfrac{1}{4}\)
    • C.\(\dfrac{3}{4}\)
    • D.1
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 79835

    Chọn mệnh đề đúng:

    • A.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f\left( x \right) =  + \infty  \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left[ { - f\left( x \right)} \right] =  + \infty \)
    • B.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f\left( x \right) =  + \infty  \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left[ { - f\left( x \right)} \right] =  - \infty \)
    • C.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f\left( x \right) =  + \infty  \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left[ { - f\left( x \right)} \right] =  - \infty \)
    • D.\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f\left( x \right) =  - \infty  \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \left[ { - f\left( x \right)} \right] =  - \infty \)
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 79837

    Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - 1} \dfrac{{{x^2} + 6x + 5}}{{{x^3} + 2{x^2} - 1}}\) bằng?

    • A.4
    • B.6
    • C.-4
    • D.-6
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 79839

    Cho hàm số \(f(x) = \dfrac{{\sqrt x  - 1}}{{x - 1}}\). Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

    (1) \(f(x)\) gián đoạn tại x = 1

    (2) \(f(x)\) liên tục tại x = 1

    (3) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = \dfrac{1}{2}\)

    • A.Chỉ (1)
    • B.Chỉ (2)
    • C.Chỉ (1), (3)
    • D.Chỉ (2), (3)
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 79841

    Cho \({u_n} = \dfrac{{{n^2} - 3n}}{{1 - 4{n^3}}}\).  Khi đó \(\lim {u_n}\)bằng?

    • A.0
    • B.\( - \dfrac{1}{4}.\)
    • C.\(\dfrac{3}{4}.\)
    • D.\(-\dfrac{3}{4}.\)
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 79843

    Dãy số nào dưới đây có giới hạn bằng \( + \infty \)?

    • A.\({u_n} = \dfrac{{{n^2} - 2n}}{{5n + 5{n^2}}}.\)
    • B.\({u_n} = \dfrac{{1 + {n^2}}}{{5n + 5}}.\)
    • C.\({u_n} = \dfrac{{1 + 2n}}{{5n + 5{n^2}}}.\)
    • D.\({u_n} = \dfrac{{1 - {n^2}}}{{5n + 5}}.\)
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 79845

    Giới hạn \(\lim \dfrac{{\sqrt {{n^2} - 3n - 5}  - \sqrt {9{n^2} + 3} }}{{2n - 1}}\) bằng?

    • A.\(\dfrac{5}{2}.\)
    • B.\(\dfrac{-5}{2}.\)
    • C.1
    • D.-1
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 79847

    Cho hàm số \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{a^2}{x^2}\,,\,\,x \le \sqrt 2 ,a \in \mathbb{R}}\\{(2 - a){x^2}\,\,\,,x > \sqrt 2 }\end{array}} \right.\). Tìm a để \(f(x)\)liên tục trên \(\mathbb{R}\)

    • A.1 và 2
    • B.1 và -1
    • C.-1 và 2
    • D.1 và -2
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 79849

    Giá trị của \(\lim \dfrac{1}{{n + 1}}\) bằng:

    • A.0
    • B.1
    • C.2
    • D.3
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 79851

    Giá trị đúng của \(\lim (\sqrt[3]{{{n^3} + 9{n^2}}} - n)\) bằng

    • A.\( + \infty \) 
    • B.\( - \infty \) 
    • C.0
    • D.3
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 79854

    Tính giới hạn sau: \(\lim \left[ {\left( {1 - \dfrac{1}{{{2^2}}}} \right)\left( {1 - \dfrac{1}{{{3^2}}}} \right)...\left( {1 - \dfrac{1}{{{n^2}}}} \right)} \right]\)

    • A.1
    • B.\(\dfrac{1}{2}\)
    • C.\(\dfrac{1}{4}\)
    • D.\(\dfrac{3}{2}\)
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 79858

    Tính giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \dfrac{{3x + 2}}{{2x - 1}}\)

    • A.\( + \infty \)
    • B.\( - \infty \)
    • C.5
    • D.1
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 79861

    Cho hàm số \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{{3 - x}}{{\sqrt {x + 1 - 2} }}\,\,\,\,khi\,\,x \ne 3\\m\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x = 3\end{array} \right.\)  Hàm số đã cho liên tục tại x = 3 khi m bằng :

    • A.-4
    • B.4
    • C.-1
    • D.1
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 79864

    Giá trị của \(\lim \dfrac{{\sqrt[4]{{3{n^3} + 1}} - n}}{{\sqrt {2{n^4} + 3n + 1}  + n}}\)

    • A.\( - \infty \)
    • B.\( + \infty \)
    • C.0
    • D.1
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 79867

    Tính giới hạn sau: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \dfrac{\pi }{6}} \dfrac{{{{\sin }^2}2x - 3\cos x}}{{\tan x}}\)

    • A.\( + \infty \)
    • B.\( - \infty \)
    • C.\(\dfrac{{3\sqrt 3 }}{4} - \dfrac{9}{2}\)
    • D.1
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 79870

    Giá trị của \(\lim \dfrac{{n - 2\sqrt n }}{{2n}}\) bằng

    • A.\( + \infty \)
    • B.\( - \infty \)
    • C.\(\dfrac{1}{2}\)
    • D.1
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 79873

    Tìm giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 0} \dfrac{{\sqrt {(2x + 1)(3x + 1)(4x + 1)}  - 1}}{x}\)

    • A.\( + \infty \)
    • B.\( + \infty \)
    • C.\(\dfrac{9}{2}\)
    • D.1
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 79876

    Cho hình bình hành ABCD tâm I, S là điểm nằm ngoài mặt phẳng (ABCD). Tìm mệnh đề sai.

    • A.\(\overrightarrow {SA}  - \overrightarrow {SB}  = \overrightarrow {SD}  - \overrightarrow {SC} \).
    • B.\(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SB}  = \overrightarrow {SC}  + \overrightarrow {SD} \).
    • C.\(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SC}  = 2\overrightarrow {SI} \).  
    • D.\(\overrightarrow {SA}  + \overrightarrow {SC}  = \overrightarrow {SB}  + \overrightarrow {SD} \).
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 79879

    Cho chóp S. ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật tâm I, cạnh bên SA vuông góc với đáy. Điểm cách đều các đỉnh của hình chóp là:

    • A.Trung điểm SB.
    • B.Trung điểm SC.
    • C.Trung điểm SD.
    • D.Điểm nằm trên đường thẳng d // SA và không thuộc SC.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 79881

    Cho hình lập phương ABCDEFGH, góc giữa hai đường thẳng AB và GH là:

    • A.0o
    • B.45o
    • C.180o
    • D.90o
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 79883

    Cho hình lập phương ABCD. A’B’C’D’ . Mặt phẳng (ACC’A’) vuông góc với mặt phẳng nào sau đây:

    • A.(ABCD).
    • B.(CDD’C’).
    • C.(BDC’).
    • D.(A’BD).
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 79885

    Cho hình hộp ABCD. A’B’C’D’ có tất cả các cạnh bằng nhau. Điều nào sau đây đúng?

    • A.\(AC \bot B'D'\).
    • B.ACC’A’ là hình thoi.
    • C.Cả A và B đều sai.
    • D.Cả A và B đều đúng.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?