Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 74150

    Khi nói về thoái hóa giống, phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A.Những giống có kiểu gen dị hợp nếu giao phấn ngẫu nhiên cũng gây ra thoái hóa giống.
    • B.Thoái hóa giống luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.
    • C.Thoái hóa giống là hiện tượng năng suất của giống bị giảm dần do tác động của ngoại cảnh.
    • D.Thoái hóa giống được biểu hiện cao nhất ở đời F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 74151

    Phát biểu nào sau đây không đúng?

    • A.Chim bồ câu thường xuyên giao phối gần nhưng không bị thoái hóa
    • B.Qua các thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ thể đồng hợp tăng còn thể dị hợp giảm
    • C.Tự thụ phấn làm tăng biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
    • D.Giao phối gần gây hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 74152

    Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?

    • A.Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp không thay đổi
    • B.Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm
    • C.Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp không đổi
    • D.Tỉ lệ thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 74153

    Vì sao một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt hoặc động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa khi tự thụ phấn hay giao phối cận huyết?

    • A.Do chúng mang cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng
    • B.Do chúng có những gen có khả năng kiềm hãm sự biểu hiện bệnh của các cặp gen đồng hợp
    • C.Do khả năng gây bệnh của các gen đã bị bất hoạt
    • D.Không có đáp án nào đúng
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 74154

    Hiện tượng thoái hóa ở thực vật xuất hiện do?

    • A.thụ phấn nhân tạo
    • B.giao phấn giữa các cây đơn tính
    • C.Tự thụ phấn
    • D.Không có đáp án nào đúng
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 74155

    Sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái được gọi là gì?

    • A.Giao phối cận huyết
    • B.Thụ tinh nhân tạo
    • C.Ngẫu phối
    • D.Không có đáp án đúng 
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 74156

    Phát biểu không đúng về quá trình tự thụ phấn?

    • A.Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau
    • B.Ở cây giao phấn, hiện tượng thoái hóa thường xuất hiện do tự thụ phấn
    • C.Đậu Hà lan là cây tự thụ phấn rất nghiêm ngặt
    • D.Hiện tượng thoái hóa ở thực vật làm cây kém phát triển, sinh trưởng chậm và có thể chết
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 74157

    Đặc điểm của thoái hóa do giao phối gần ở động vật là gì?

    • A.Các thế hệ sau sinh trưởng và phát triển yếu
    • B.Các thế hệ sau có khả năng sinh sản giảm
    • C.Các thế hệ sau có thể bị dị tật bẩm sinh, chết non
    • D.Tất cả các đặc điểm trên
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 74158

    Phát biểu nào sau đây đúng nhất về khái niệm giao phối gần?

    • A.Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ
    • B.Giao phối gần là sự giao phối giữa các cá thể cùng loài khác nhau
    • C.Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái
    • D.Giao phối gần là sự giao phối giữa bố mẹ và con cái
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 74159

    Đặc điểm nào sau đây không phải là mục đích của việc ứng dụng tự thụ phấn và giao phối gần vào chọn giống và sản xuất?

    • A.Tạo ra dòng thuần chủng để làm giống
    • B.Tập hợp các đặc tính quý vào giống để sản xuất
    • C.Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn
    • D.Phát hiện và loại bỏ gen xấu ra khỏi quần thể
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 74160

    Đâu không phải là biểu hiện của thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn?

    • A.Các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống mạnh, sinh trưởng tốt
    • B.Các cá thể của thế hệ kế tiếp phát triển chậm
    • C.Các cá thể của thế hệ kế tiếp có năng suất giảm và có thể chết
    • D.Một số cá thể có thể bị bệnh bạch tạng, thân lùn
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 74161

    Người ta thường gây đột biến nhân tạo trên những đối tượng nào?

    • A.Thực vật và vi sinh vật
    • B.Động vật và vi sinh vật
    • C.Động vật và thực vật
    • D.Vi khuẩn và virus
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 74162

    Cho các loài cây sau:

    (1). Ngô. (2). Đậu tương. (3). Củ cải đường. (4). Lúa đại mạch. (5). Dưa hấu. (6). Nho.

    Trong những loài trên, những loài có thể áp dụng phương pháp tạo giống cây tam bội để làm tăng năng suất cây trồng là:

    • A.(3), (4), (6).
    • B.(1), (3), (5).
    • C.(3), (5), (6).
    • D.(2), (4), (6).
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 74163

    Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cải bắp (loài Brassica 2n = 18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n = 18) tạo ra cây lai khác loài. Trong các đặc điểm sau đây, có bao nhiêu đặc điểm đúng với các thể song nhị bội?

    (1) Mang vật chất di truyền của hai loài ban đầu.

    (2) Trong tế bào sinh dưỡng, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng;

    (3) Có khả năng sinh sản hữu tính;

    (4) Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen

    • A.3
    • B.2
    • C.1
    • D.2
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 74164

    Để gây đột biến nhân tạo, có thể dùng các tác nhân vật lí là?

    • A.các tia phóng xạ, tia tử ngoại.
    • B.các tia phóng xạ, sốc nhiệt.
    • C.các tia tử ngoại, sốc nhiệt.
    • D.các tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 74165

    Tia phóng xạ có đặc điểm gì?

    • A.Có khả năng xuyên qua các mô, gây đột biến NST.
    • B.Không có khả năng xuyên sâu.
    • C.Có khả năng gây đột biến gen.
    • D.Được dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 74166

    Đâu không phải là tia phóng xạ?

    • A.Tia X
    • B.Tia gamma
    • C.Tia anpha
    • D.Tia UV
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 74167

    Đâu không phải là biểu hiện của thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn?

    • A.Các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống mạnh, sinh trưởng tốt.
    • B.Các cá thể của thế hệ kế tiếp phát triển chậm.
    • C.Các cá thể của thế hệ kế tiếp có năng suất giảm và có thể chết.
    • D.Một số cá thể có thể bị bệnh bạch tạng, thân lùn.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 74168

    Đặc điểm nào sau đây không phải là mục đích của việc ứng dụng tự thụ phấn và giao phối gần vào chọn giống và sản xuất?

    • A.Tạo ra dòng thuần chủng để làm giống.
    • B.Tập hợp các đặc tính quý vào giống để sản xuất.
    • C.Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn.
    • D.Phát hiện và loại bỏ gen xấu ra khỏi quần thể.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 74169

    Đặc điểm của thể đa bội là?

    • A.Cơ quan sinh dưỡng bình thường
    • B.Cơ quan sinh dưỡng to
    • C.Dễ bị thoái hóa giống
    • D.Tốc độ sinh trưởng phát triển chậm
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 74170

    Hoá chất sau đây thường được ứng dụng để gây đột biến đa bội ở cây trồng là?

    • A.Axit phôtphoric
    • B.Axit sunfuaric
    • C.Cônsixin
    • D.Cả 3 loại hoá chất trên
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 74171

    Trong chọn giống cây trồng, hóa chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là?

    • A.Cônxixin
    • B.EMS
    • C.5BU
    • D.NMU
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 74172

    Tác dụng của sốc nhiệt là?

    • A.Gây mất cặp nuclêôtit trong đột biến gen
    • B.Gây lặp đoạn NST trong đột biến cấu trúc NST
    • C.Gây đảo đoạn NST
    • D.Thường gây đột biến số lượng NST
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 74173

    Để gây đột biến ở thực vật bằng các tia phóng xạ, người ta không chiếu xạ chúng vào bộ phận nào sau đây?

    • A.Hạt nảy mầm, hạt phấn, bầu nhuỵ
    • B.Đỉnh sinh trưởng của thân, cành
    • C.Mô rễ và mô thân
    • D.Mô thực vật nuôi cấy
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 74174

    Vì sao các tia phóng xạ có thể xuyên qua được mô sống để gây đột biến?

    • A.Vì chứa chất phóng xạ
    • B.Vì có tác dụng phân hủy ngay tế bào
    • C.Do chứa nhiều năng lượng
    • D.Do có cường độ rất lớn
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 74175

    Tia tử ngoại thường được dùng để xử lí và gây đột biến ở?

    • A.Thực vật và động vật
    • B. Vi sinh vật, bào tử và hạt phấn
    • C.Vi sinh vật, mô động vật và thực vật
    • D.Động vật, vi sinh vật
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 74176

    Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về công nghệ gen ở vi sinh vật?

    (1) ADN tái tổ hợp từ gen cần chuyển và plasmit được chuyển vào tế bào vi khuẩn bằng phương pháp tải nạp.

    (2) Các vi sinh vật được sử dụng làm tế bào nhận có thể là sinh vật nhân sơ hoặc sinh vật nhân thực.

    (3) Gen tổng hợp insulin được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm và chuyển vào vi khuẩn E. coli bằng vectơ là plasmit.

    (4) Gen cần chuyển có thể tồn tại trong tế bào chất hoặc trong nhân của tế bào nhận.

    (5) Có thể sử dụng virut đốm thuốc lá để chuyển gen vào vi khuẩn

    (6) Khi sử dụng thực khuẩn thể làm thể truyền thì không thể chuyển gen vào tế bào nhận là nấm men.

    • A.1
    • B.2
    • C.3
    • D.4
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 74177

    Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen?

    • A.Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu.
    • B.Tạo ra cừu Đôly.
    • C.Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín.
    • D.Tạo vi khuẩn sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 74178

    Lần lượt điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
    Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng ……(1)………. . Trong sản xuất, công nghệ gen được ứng dụng trong việc tạo ra các sản phẩm sinh học, tạo ra các ………(2)……… và động vật biến đổi gen.

    • A.(1) Kĩ thuật gen, (2) hoocmôn.
    • B.(1) Kĩ thuật gen, (2) giống cây trồng.
    • C.(1) Chuyển gen, (2) vật nuôi.
    • D.(1) Kĩ thuật gen, (2) sản phẩm sinh học.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 74179

    Trong kỹ thuật chuyển gen, những đối tượng nào sau đây được dùng làm thể truyền?

    • A.Plasmit và vi khuẩn E. coli
    • B.Plasmit và thể thực khuẩn
    • C.Vi khuẩn E. coli và thể thực khuẩn
    • D.Plasmit, thể thực khuẩn và vi khuẩn E. coli

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?