Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Hồng Bàng

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 74180

    Có các ứng dụng sau đây:

    (1) Xác định được vị trí của các gen trên NST để lập bản đồ gen

    (2) Tạo quả không hạt

    (3) Làm mất đi 1 số tính trạng xấu không mong muốn

    (4) Tăng hoạt tính của một đột biến mất đoạn

    Các ứng dụng của đột biến mất đoạn NST bao gồm?

    • A.(1), (2), (4)
    • B.(1), (3), (4)
    • C.(2), (3), (4)
    • D.(1), (3)
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 74181

    Các tia phóng xạ có khả năng gây ra?

    • A.Đột biến gen và đột biến NST
    • B. Đột biến cấu trúc NST và đột biến đa bội
    • C.Đột biến gen và đột biến dị bội
    • D.Đột biến cấu trúc và số lượng NST
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 74182

     Nếu dùng thể thực khuẩn làm thể truyền, phương pháp nào sau đây sẽ được sử dụng để đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận là vi khuẩn E. coli?

    • A.Để thể thực khuẩn mang ADN tái tổ hợp tự xâm nhập vào tế bào vi khuẩn E. coli mà không cần làm biến dạng màng sinh chất. 
    • B.Bơm trực tiếp phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn nhận bằng phương pháp vi tiêm để ADN tái tổ hợp tự chèn vào plasmit của E. coli. 
    • C.Dùng muối CaCl2 làm biến dạng màng sinh chất để tạo điều kiện cho thể thực khuẩn mang ADN tái tổ hợp xâm nhập vào tế bào vi khuẩn E. coli.
    • D.Dùng xung điện làm giãn màng sinh chất để tạo điều kiện cho thể thực khuẩn mang ADN tái tổ hợp xâm nhập vào tế bào vi khuẩn E. coli.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 74183

    Người ta cắt đoạn ADN mang gen quy định tổng hợp insulin từ gen của người rồi nối vào một phân tử plamit nhờ các enzim cắt và nối. Khẳng định nào sau đây là không đúng.

     

    • A.Phân tử ADN được tạo ra sau khi ghép gen được gọi là ADN tái tổ hợp
    • B.ADN tái tổ hợp này có khả năng xâm nhập vào tế bào nhận bằng phương pháp tải nạp
    • C.ADN tái tổ hợp này thường được đưa vào tế bào nhận là tế bào vi khuẩn
    • D.ADN tái tổ hợp này có khả năng nhân đôi độc lập với ADN của tế bào nhận
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 74184

    Trong kỹ thuật di truyền, đối tượng thường được sử dụng làm “ nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học là?

    • A.Vi khuẩn E.coli.
    • B.Tế bào thực vật.
    • C.Tế bào động vật.
    • D.Tế bào người
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 74185

    Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di truyền là?

    • A.tạo ưu thế lai.  
    • B.tạo thể song nhị bội.
    • C.tạo các giống cây ăn quả không hạt. 
    • D.sản xuất insulin ở quy mô công nghiệp.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 74186

     Ligaza có vai trò gì trong kỹ thuật di truyền?

    • A.Nhận ra và cắt đứt ADN ở những vị trí xác định.
    • B.Ghép đoạn ADN của tế bào nhận vào plasmit.
    • C.Ghép đoạn ADN của tế bào cho vào plasmit.
    • D.Nối ADN của tế bào cho với ADN của tế bào nhận.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 74187

    Các phương pháp tạo giống mới

    1.Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

    2.Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.

    3.Tạo giống bằng công nghệ tế bào

    4.Tạo giống bằng công nghệ gen.

    Các phương pháp tạo giống mới gồm có nguồn gen của  hai loài là?

    • A.2, 3
    • B.1, 2
    • C.3, 4
    • D.4
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 74188

    Phương pháp tạo giống nào dưới đây có thể áp dụng đối với cả thực vật, động vật và vi sinh vật?

    • A.Gây đột biến
    • B.Sử dụng công nghệ gen
    • C.Dung hợp tế bào trần
    • D.Nhân bản vô tính
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 74189

    Phương pháp tạo giống nào sau đây được áp dụng cho tất cả các đối tượng chọn giống (thực vật, động vật và vi sinh vật)?

    • A. Tạo giống bằng công nghệ tế bào.
    • B.Tạo giống nhờ công nghệ gen.
    • C.Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến. 
    • D.Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 74190

    Các tính trạng năng suất thường được di truyền theo quy luật?

    • A.Tương tác bổ sung.
    • B.Trội không hoàn toàn.
    • C.Trội hoàn toàn.
    • D.Tương tác cộng gộp.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 74191

    Phương pháp chọn lọc giống chỉ dựa trên kiểu hình mà không cần kiểm tra kiểu gen được gọi là?

    • A.Chọn lọc không có chủ định
    • B.Chọn lọc với qui mô nhỏ
    • C.Chọn lọc hàng loạt
    • D.Chọn lọc không đồng bộ
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 74192

    Loại biến dị không được sử dụng trong chọn giống là?

    • A.Thường biến
    • B.Đột biến nhiễm sắc thể.
    • C. Biến dị tổ hợp
    • D.Đột biến gen.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 74193

    Hai phương pháp chủ yếu được sử dụng trong chọn lọc giống là?

    • A.Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
    • B.Chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt
    • C.Chọn lọc chủ định và chọn lọc không có chủ định
    • D.Chọn lọc qui mô lớn và chọn lọc qui mô nhỏ
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 74194

    Trong sản xuất nông nghiệp, phát biểu nào dưới đây về năng suất, giống, kỹ thuật sản xuất là không đúng?

    • A.Kỹ thuật là yếu tố quyết định trong việc tăng năng suất của vật nuôi và cây trồng.
    • B.Năng suất là kết quả tác động của giống và kỹ thuật.
    • C. Kỹ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định.
    • D.Kiểu gen quy định giới hạn năng suất của một giống vật nuôi hoặc cây trồng.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 74195

    Quan hệ nào dưới đây là không đúng?

    • A.Kiểu gen quy định giới hạn năng suất của vật nuôi và cây trồng.
    • B. Kỹ thuật sản xuất quy định năng suất cụ thể của 1 giống trong giới hạn của mức phản ứng.
    • C.Kỹ thuật sản xuất quy định giới hạn năng suất của vật nuôi và cây trồng
    • D.Muốn vượt giới hạn năng suất của giống cũ phải tạo giống mới.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 74196

    Các tác nhân vật lí được sử dụng để gây đột biến nhân tạo là?

    • A.Các tia phóng xạ, cônsixin
    • B.Các tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt
    • C.Tia tử ngoại, cônsixin
    • D.Sốc nhiệt, tia tử ngoại, cônsixin
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 74197

    Cây lai xa giữa cải củ (2nR = 18) với cải bắp (2nB = 18) hữu thụ được gọi là?

    • A.Thể đa bội chẵn với 36 NST.
    • B.Thể lưỡng bội với 18 NST.
    • C.Thể tứ bội có 4n = 36 NST.
    • D.Thể song nhị bội.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 74198

    Khi lai giữa cây cải củ (2n = 18) với cây cải bắp (2n = 18) con lai F1 bất thụ do?

    • A.thời gian sinh trưởng kéo dài
    • B.ra hoa đơn tính.
    • C.cấu trúc bộ nhiễm sắc thể không tương đồng.
    • D.không ra hoa.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 74199

    Lai cải củ (2n=18) với cải bắp (2n=18), cải lai tạo ra (2n= 18) bất thụ. Tứ bội hóa cải lai (4n = 36) thì cải lai tứ bội sinh sản hữu tính bình thường. Hiện tượng này được giải thích là "ở cải lai tứ bội":

    • A.họat động sinh lí không bị rối loạn nên quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
    • B.các nhiễm sắc thể xếp thành cặp tương đồng nên quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
    • C.số lượng nhiễm sắc thể là số chẵn nên quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
       
    • D.bộ nhiễm sắc thể tăng gấp đôi nên có khả năng sinh sản hữu tính.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 74200

    Kapêtrencô (1927) đã tạo ra loài cây mới từ cải củ (2n = 18) và cải bắp (2n = 18) như thế nào?

    • A.Lai cải bắp với cải củ tạo ra con lai hữu thụ.
    • B.Đa bội hoá dạng cải bắp rồi cho lai với cải củ tạo ra con lai hữu thụ.
    • C.Đa bội hoá dạng cải củ rồi cho lai với cải bắp tạo ra con lai hữu thụ.
    • D.Lai cải bắp với cải củ được F1, đa bội hoá F1 được dạng lai hữu thụ.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 74201

    Lai xa làm xuất hiện những tính trạng mới mà lai cùng loài không thể thực hiện được do?

    • A.Sử dụng được nguồn gen ngoài nhân.
    • B.Giúp sinh vật thích nghi tốt hơn với điều kiện sống.
    • C. Do kết hợp được hệ gen của các sinh vật cách xa nhau trong hệ thống phân loại.
    • D.Hạn chế được hiện tượng thoái hoá giống.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 74202

    Đâu là ưu điểm của chọn lọc cá thể?

    • A.Dễ thực hiện
    • B.Giá thành thấp
    • C.Kết quả nhanh
    • D.Có thể áp dụng rộng rãi cả thực vật và động vật
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 74203

    Nhược điểm của chọn lọc cá thể là gì?

    • A.Khó tiến hành
    • B.Đòi hỏi kỹ thuật cao
    • C.Giá thành cao, không được áp dụng phổ biến
    • D.Cả A, B và C
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 74204

    Enzim giới hạn (enzim cắt giới hạn – restrictaza) dùng trong kỹ thuật di truyền chuyển gen có tác dụng?

    • A.Mở vòng plasmit và cắt phân tử ADN tại những điểm xác định
    • B.Chuyển ADN tái tổ hợp vào TB nhận
    • C.Cắt và nối ADN của plasmit ở những điểm xác định
    • D.Nối đoạn gen cho vào plasmit tạo thành ADN tái tổ hợp
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 74205

    Vai trò của plasmit trong kỹ thuật di truyền là gì?

    • A.Làm thể truyền gen
    • B.Kết nối vào ADN tế bào nhận
    • C.Truyền thông tin di truyền
    • D.Lưu giữ thông tin di truyền
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 74206

    Việc đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận là vi khuẩn E-coli trong kỹ thuật chuyển gen nhằm mục đích?

    • A.Làm tăng hoạt tính của gen được ghép
    • B.Để ADN tái tổ hợp kết hợp với nhân của vi khuẩn
    • C.Để gen được ghép tái bản nhanh nhờ tốc độ sinh sản mạnh của vi khuẩn E-coli
    • D.Để kiểm tra hoạt động của ADN tái tổ hợp
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 74207

    Đặc điểm của chọn lọc hàng loạt là gì?

    • A.Chỉ chọn lọc dựa trên kiểu hình
    • B.Chỉ đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu
    • C.Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém
    • D.Tất cả các đặc điểm trên
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 74208

    Đâu không phải là siêu tác nhân đột biến?

    • A.Cônsixin
    • B.Etyl metan sunphonat (EMS)
    • C.Nitrozo metyl ure (NMU)
    • D.Nitrozo etyl ure (NEU)
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 74209

    Tia phóng xạ thường được dùng để xử lí và gây đột biến ở?

    • A.thực vật, động vật
    • B.thực vật
    • C.vi sinh vật
    • D.động vật

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?