Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 74221
Đâu không phải là ứng dụng của công nghệ gen?
- A.Tạo ra các chủng vi sinh vật mới.
- B.Tạo giống cây trồng biến đổi gen.
- C.Nhân bản vô tính ở động vật.
- D.Tạo động vật biến đổi gen.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 74223
Các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn AND mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền được gọi là gì?
- A.Kỹ thuật gen.
- B.Công nghệ tế bào.
- C.Kỹ thuật PCR.
- D.Đáp án khác.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 74225
Công nghệ sinh học hiện đại gồm những lĩnh vực nào?
1. Công nghệ tế bào thực vật và động vật
2. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi
3. Công nghệ lắp ghép và thay thế nội tạng ở động vật
4. Công nghệ sinh học xử lí môi trường
5. Công nghệ enzim, protein để sản xuất Axit Amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, chế tạo các chất cảm ứng sinh học và thuốc phát hiện chất độc
6. Công nghệ gen (công nghệ cao) quyết định sự thành công của cách mạng sinh học
7. Công nghệ làm dấm và làm tương
8. Công nghệ lên men để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi trồng trọt và bảo quản
- A.1, 3, 4, 5, 6, 7
- B.1, 3, 4, 5, 6, 8
- C.2, 3, 4, 5, 6, 8
- D.3, 4, 5, 6, 7, 8
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 74227
Ngành công nghệ sử dụng các tế bào sống và quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người là ngành?
- A.Công nghệ enzim / prôtêin
- B.Công nghệ tế bào thực vật và động vật
- C.Công nghệ gen
- D.Công nghệ Sinh Học
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 74228
Sản phẩm nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ enzyme?
- A.Bột giặt
- B.Rượu
- C.Sắt thép
- D.Bánh mì
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 74230
Công nghệ gen được ứng dụng nhằm tạo ra?
- A.các sản phẩm sinh học
- B.các chủng vi khuẩn E.coli có lợi
- C.các phân tử ADN tái tổ hợp
- D.các sinh vật chuyển gen
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 74232
Trong ứng dụng kĩ thuật gen. Sản phẩm nào sau đây tạo ra qua ứng dụng lĩnh vực "tạo ra các chủng vi sinh vật mới"
- A.Hoocmôn insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người
- B.Tạo giống lúa giàu vitamin A
- C.Sữa bò có mùi sữa người và dễ tiêu hóa, dùng để nuôi trẻ trong vòng 6 tháng tuổi
- D.Cá trạch có trọng lượng cao
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 74234
Kỹ thuật gen là ứng dụng của......(I)..... Người ta dùng kĩ thuật gen để chuyển một.....(II)....sang tế bào của loài nhận. Đoạn ADN này mang....(III)....được ghép vào một phân tử ADN khác đóng vai trò trung gian được gọi là.....(IV).....
Số (IV) là:
- A.vật ghép
- B.thể truyền
- C.thể tiếp hợp
- D.Vật xúc tác
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 74236
Kỹ thuật gen là ứng dụng của......(I)..... Người ta dùng kĩ thuật gen để chuyển một.....(II)....sang tế bào của loài nhận. Đoạn ADN này mang....(III)....được ghép vào một phân tử ADN khác đóng vai trò trung gian được gọi là.....(IV).....
Số (I) là:
- A.kĩ thuật công nghệ
- B.kĩ thuật di truyền
- C.đột biến nhân tạo
- D.đột biến tự nhiên
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 74238
Ứng dụng của công nghệ gen là gì?
- A.Tạo ra các chủng vi sinh vật mới
- B.Tạo ra giống cây trồng biến đổi gen
- C.Tạo giống vật nuôi biến đổi gen
- D.Tạo giống vật nuôi và cây trồng đa bội hóa
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 74240
Khi nói về công nghệ gen, phát biểu nào sau đây sai?
- A.Công nghệ gen là quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen hoặc chuyển gen.
- B.Quy trình chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác không thuộc công nghệ gen.
- C.Công nghệ gen góp phần tạo ra các sinh vật biến đổi gen có những đặc tính quý hiếm cớ lợi cho con người.
- D.Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 74242
Trong kĩ thuật tạo dòng ADN tái tổ hợp, phân tử ADN tái tổ hợp là phân tử ADN được hình thành nhờ sự liên kết của?
- A.ADN của thể truyền và ADN của tế bào nhận.
- B.ADN của tế bào cho và phân tử ADN thể truyền.
- C.ADN của tế bào cho và ADN của tế bào nhận.
- D.Tất cả các tổ hợp trên đều tạo thành ADN tái tổ hợp.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 74244
Trong kĩ thuật di truyển, đối tượng thường được sử dụng làm “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học là?
- A.vi khuẩn E.coli.
- B.tế bào động vật.
- C.tế bào người.
- D.tế bào thực vật.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 74246
Trong kĩ thuật chuyển gen, người ta thường dùng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận với mục đích sản xuất được nhiều sản phẩm mong muốn là vì E.coli có đặc điểm
- A.Hệ gen thích hợp cho việc nuôi cấy
- B.Có nhiều plasmit dùng để làm thể truyền
- C.Tổ chức cơ thể đơn giản, dễ nuôi cấy
- D.Sinh sản nhanh
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 74248
Một giống lúa có năng suất tối đa là 5 tấn/ha. Dựa vào hiểu biết về mức phản ứng, người nông dân tăng năng suất lúa bằng cách nào?
- A.Cung cấp nước đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.
- B.Cải tạo đất trồng, đánh luống cao.
- C.Thay giống cũ bằng giống mới.
- D.Cung cấp phân bón đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 74250
Giống lúa A khi trồng ở đồng bằng Bắc bộ cho năng suất 8 tấn/ ha, ở vùng Trung bộ cho năng suất 6 tấn/ ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ ha. Nhận xét nào sau đây đúng?
- A.Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất là mức phản ứng của kiểu gen quy định tính trạng năng suất lúa
- B.Giống lúa A có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất
- C.Năng suất thu được của giống lúa hoàn toàn do môi trường quy định
- D.Điều kiện môi trường thay đổi làm cho kiểu gen của giống lúa A thay đổi
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 74252
Đối tượng vi sinh vật thường được sử dụng làm tế bào nhận để tạo ra các sản phẩm sinh học trong công nghệ gen là?
- A.virut
- B. vi khuẩn
- C.thực khuẩn
- D.Nấm mốc
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 74254
Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật biến đổi gen?
- A.Lúa ”gạo vàng” có khả năng tổng hợp β- caroten trong hạt
- B.Cừu có khả năng sinh sản ra protein trong sữa của chúng
- C.Cà chua có gen làm chín quả đã bị bất hoạt
- D.Dâu tằm tam bội có năng suất lá cao
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 74256
Plasmit là những cấu trúc nằm trong tế bào chất của vi khuẩn, chúng có đặc điểm?
- A.Có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN của NST
- B.Có khả năng sinh sản nhanh
- C.Mang rất nhiều gen
- D.Dễ sinh sản trong môi trường nhân tạo
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 74258
Hoocmon insulin được dùng để?
- A.Làm thể truyền trong kĩ thuật gen
- B.Chữa bệnh đái tháo đường
- C.Sản xuất chất kháng sinh từ xạ khuẩn
- D.Điều trị suy dinh dưỡng từ ở trẻ
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 74260
Trong các khâu sau: Trình tự nào là đúng với kĩ thuật cấy gen?
I Tạo ADN tái tổ hợp
II.Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện
III. Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút
- A.I, II, III
- B.III, II, I
- C.III, I, II
- D.II, III, I
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 74261
Kĩ thuật gen được ứng dụng như thế nào ?
- A.Tạo ra các chủng vi sinh vật mới
- B.Tạo giống cây trồng biến đổi gen
- C.Tạo giống động vật biến đổi gen
- D.Cả A, B và C
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 74262
Trong chọn giống cây trồng, người ta chú ý tới các đột biến nào?
- A.Đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng, cho năng suất và chất lượng cao
- B.Đột biến kháng được nhiều loại sâu bệnh
- C.Đột biến tạo khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi về nhiệt độ và đất đai
- D.Cả A, B, C
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 74263
Phát biểu nào sau đây sai khi gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa hóa?
- A.Sử dụng hóa chất gây đột biến gen
- B.Các hóa chất gây đột biến đều có tính độc cao
- C.Dùng cônsixin có thể gây ra các thể đa bội
- D.Hóa chất gây đột biến nhân tạo có khả năng xuyên sâu kém
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 74264
Phát biểu nào sau đây đúng nhất về khái niệm giao phối gần?
- A.Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ
- B.Giao phối gần là sự giao phối giữa các cá thể cùng loài khác nhau
- C.Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái
- D.Giao phối gần là sự giao phối giữa bố mẹ và con cái
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 74265
Đặc điểm nào sau đây không phải là mục đích của việc ứng dụng tự thụ phấn và giao phối gần vào chọn giống và sản xuất?
- A.Tạo ra dòng thuần chủng để làm giống
- B.Tập hợp các đặc tính quý vào giống để sản xuất
- C.Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn
- D.Phát hiện và loại bỏ gen xấu ra khỏi quần thể
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 74266
Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn chủ yếu để?
- A.Thay đổi mức phản ứng của giống gốc.
- B.Cải tiến giống có năng suất thấp.
- C.Kiểm tra kiểu gen của giống cần quan tâm.
- D.Củng cố đặc tính tốt, tạo dòng thuần chủng.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 74267
Trong chọn giống, để củng cố một đặc tính mong muốn, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn hay giao phối cận huyết do?
- A.Thế hệ sau sẽ có độ dị hợp cao do đó các gen lặn đột biến có hại không được biểu hiện
- B.Thế hệ sau tập trung các gen trội nên thể hiện ưu thế lai
- C.Các gen lặn đều được biểu hiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá kiểu gen
- D.Tạo ra những dòng thuần có các cặp gen ở trạng thái đồng hợp
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 74269
Trong chọn giống cây trồng, người ta không dùng phương pháp tự thụ phấn để?
- A.Duy trì một số tính trạng mong muốn
- B.Tạo dòng thuần
- C.Tạo ưu thế lai
- D.Chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 74271
Hiện tượng không xuất hiện khi cho vật nuôi giao phối cận huyết là?
- A.Sức sinh sản ở thế hệ sau giảm
- B.Xuất hiện quái thai, dị hình
- C.Con cháu xuất hiện các đặc điểm ưu thế so với bố mẹ
- D.Tạo ra nhiều kiểu gen mới trong bầy, đàn.