Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 7 năm 2021 Trường THCS Tam Hà

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 41215

    Loài khủng long nào KHÔNG sống trên cạn?

    • A.Khủng long cá
    • B.Khủng long bạo chúa
    • C.Khủng long cổ dài
       
    • D.Khủng long sấm
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 41216

    Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cá sấu?

    • A.Trứng có màng dai bao bọc.
    • B.Da ẩm ướt, không có vảy sừng.
    • C.Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.
    • D.Có mai và yếm.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 41217

    Lớp Bò sát rất đa dạng là vì?

    • A.Lớp Bò sát có lối sống đa dạng
    • B.Lớp Bò sát có môi trường sống đa dạng
    • C.Lớp Bò sát có số loài lớn
    • D.Tất cả các ý trên đều đúng
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 41218

    Đặc điểm của kiểu bay vỗ cánh là?

    • A.Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió
    • B.Cánh đập chậm rãi và không liên tục
    • C.Cánh dang rộng mà không đập
    • D.Cánh đập liên tục
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 41219

    Cấu tạo chi sau của chim bồ câu gồm?

    • A.2 ngón trước, 2 ngón sau, không vuốt.
    • B.3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt.
    • C.1 ngón trước, 3 ngón sau, có vuốt.
    • D.4 ngón trước, 1 ngón sau, không vuốt.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 41220

    Chi trước của chim có đặc điểm?

    • A.Có vuốt sắc
    • B.Có 3 ngón trước và 1 ngón sau
    • C.Giúp chim bám chặt vào cành cây
    • D.Là cánh chim
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 41221

    Lông ống ở chim bồ câu có vai trò gì?

    • A.Làm cho cơ thể chim nhẹ.
    • B.Làm cho đầu chim nhẹ.
    • C.Giữ nhiệt.
    • D.Làm cho cánh chim khi dang ra có diện tích rộng.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 41222

    Loài nào sau đây di chuyển bằng bay lượn?

    • A.Chim hải âu
    • B.Chim ri
    • C.Chim bồ câu
       
    • D.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 41223

    Chim bồ câu mỗi lứa đẻ bao nhiêu trứng?

    • A.5 – 10 trứng
    • B.2 trứng
    • C.1 trứng
    • D.Hàng trăm trứng
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 41224

    Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về sự sinh sản ở chim bồ câu?

    • A.Chim mái nuôi con bằng sữa tiết ra từ tuyến sữa.
    • B.Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng.
    • C.Khi đạp mái, manh tràng của chim trống lộn ra ngoài tạo thành cơ quan sinh dục tạm thời.
    • D.Quá trình thụ tinh diễn ra ngoài cơ thể.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 41225

    Đặc điểm sinh sản của bồ câu là?

    • A.Thụ tinh ngoài
    • B.Vỏ trứng dai
    • C.Đẻ con
    • D.Không có cơ quan giao phối
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 41226

    Lưỡng cư có vai trò?

    • A.Có giá trị thực phẩm, làm thuốc,
    • B.Là động vật dùng thí nghiệm sinh lý học
    • C.Có ích cho nông nghiệp.
    • D.Tất cả các vai trò trên
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 41227

    Tim cá sấu hoa cà có mấy ngăn?

    • A.4
    • B.3
    • C.2
    • D.1
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 41228

    Động vật nào dưới đây không có màng nhĩ?

    • A.Cá sấu Xiêm.
    • B.Rắn ráo.
    • C.Thằn lằn bóng đuôi dài.
    • D.Rùa núi vàng.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 41229

    Loài nào dưới đây có răng mọc trong lỗ chân răng?

    • A.Tắc kè.
    • B.Rắn nước.
    • C.Rùa núi vàng.
    • D.Cá sấu Ấn Độ.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 41230

    Đặc điểm nào dưới đây có cả ở khủng long sấm, khủng long cổ dài và khủng long bạo chúa?

    • A.Đuôi ngắn.
    • B.Mõm ngắn.
    • C.Ăn thực vật.
    • D.Cổ dài.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 41231

    Ở chim bồ câu, tuyến ngoại tiết nào có vai trò giúp chim có bộ lông mượt và không thấm nước?

    • A.Tuyến phao câu.
    • B.Tuyến mồ hôi dưới da.
    • C.Tuyến sữa.
    • D.Tuyến nước bọt.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 41232

    Tuyến phao câu tiết nhờn có tác dụng?

    • A.Giảm sức cản khi bay
    • B.Giảm trọng lượng cơ thể
    • C.Làm nhẹ đầu chim
    • D.Lông mịn và không thấm nước
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 41233

    Cổ chim dài có tác dụng?

    • A.Giảm trọng lượng khi bay
    • B.Giảm sức cản của gió
    • C.Hạn chế tác dụng của các giác quan
    • D.Thuận lợi khi bắt mồi và rỉa lông
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 41234

    Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của chim bồ câu khác với thằn lằn là gì?

    • A.Miệng có mỏ sừng
    • B.Không có miệng và mỏ sừng
    • C.Dạ dày gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến
    • D.Trên thực quản có chỗ phình to là diều
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 41235

    Số túi khí trong hệ thống túi khí của chim bồ câu là?

    • A.9 túi.
    • B.8 túi.
    • C.7 túi.
    • D.6 túi.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 41236

    Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Ở chim bồ câu, tim có …(1)…, gồm hai nửa phân tách nhau hoàn toàn là nửa trái chứa máu …(2)… và nửa phải chứa máu …(3)….

    • A.(1): bốn ngăn; (2): đỏ thẫm; (3): đỏ tươi
    • B.(1): bốn ngăn; (2): đỏ tươi; (3): đỏ thẫm
    • C.(1): ba ngăn; (2): đỏ thẫm; (3): đỏ tươi
    • D.(1): ba ngăn; (2): đỏ tươi; (3): đỏ thẫm
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 41237

    Khi chim đậu, hoạt động hô hấp được thực hiện nhờ?

    • A.Sự nâng hạ của cơ ức đòn chũm.
    • B.Sự thay đổi của thể tích lồng ngực.
    • C.Sự nâng hạ của thềm miệng.
    • D.Sự hút đẩy của hệ thống túi khí
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 41238

    Ngoài vai trò dự trữ khí cho hô hấp, hệ thống túi khí ở chim bồ câu có vai trò gì?

    • A.Giúp giảm ma sát giữa các nội quan với nhau khi bay.
    • B.Giúp giữ ấm cơ thể chim.
    • C.Giảm khối lượng riêng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn.
    • D.Giúp hạn chế sức cản của không khí khi hạ cánh.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 41239

    Hệ hô hấp của chim bồ câu bao gồm các bộ phận sau?

    • A.Khí quản, 2 lá phổi, túi khí.
    • B.Khí quản, phế quản, 2 lá phổi, túi khí.
    • C.Khí quản, phế quản, phổi.
    • D.Da, khí quản, phế quản, 2 lá phổi.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 41240

    Khi đậu chim hô hấp bằng?

    • A.Sự thay đổi thể tích lồng ngực
    • B.Phổi và da
    • C.Các túi khí
    • D.Trao đổi khí qua da
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 41241

    Đặc điểm cấu tạo của phổi chim là?

    • A.Không có vách ngăn
    • B.Có hệ thống ống khí thông với các túi khí
    • C.Có nhiều vách ngăn
    • D.Có mao mạch phát triển
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 41242

    Sự tiêu giảm, thiếu hụt một số bộ phận trên cơ thể có ý nghĩa như thế nào trong đời sống của chim bồ câu?

    • A.Giúp giảm ma sát giữa các nội quan khi bay.
    • B.Giúp giảm khối lượng của chim, thích nghi với đời sống bay lượn.
    • C.Giúp hạn chế sức cản của không khí lên cơ thể khi hạ cánh.
    • D.Giúp giảm mức năng lượng tiêu hao.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 41243

    Đặc điểm nào của chim giúp nó giảm trọng lượng khi bay?

    • A.Có túi khí
    • B.Không có bóng đái
    • C.Không có răng
    • D.Tất cả các đặc điểm trên đều đúng
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 41244

    Chức năng của diều trong quá trình tiêu hóa ở chim?

    • A.Tiết dịch tiêu hóa
    • B.Lấy thức ăn
    • C.Nghiền nát thức ăn
    • D.Làm mềm thức ăn

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?