Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 167739
Vì sao tỉ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40/60 (hay 2/3)?
- A.tỉ lệ tử vong 2 giới không đều
- B.do nhiệt độ môi trường
- C.do tập tính đa thê
- D.phân hoá kiểu sinh sống
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 167740
Tuổi quần thể là gì?
- A.tuổi thọ trung bình của cá thể
- B.tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể
- C.thời gian sống thực tế của cá thể
- D.thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 167741
Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
- A.làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể
- B.làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường
- C.duy trì mật độ hợp lí của quần thể
- D.tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 167742
Kiểu phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa sinh thái là gì?
- A.tận dụng nguồn sống thuận lợi
- B.phát huy hiệu quả hỗ trợ cùng loài
- C.giảm cạnh tranh cùng loài
- D.hỗ trợ cùng loài và giảm cạnh tranh cùng loài
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 167743
Mật độ của quần thể là gì?
- A.số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó
- B.số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể
- C.khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể
- D.số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 167744
Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng:
- A.tăng dần đều
- B.đường cong chữ J
- C.đường cong chữ S
- D.giảm dần đều
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 167745
Các dạng biến động số lượng?
1. Biến động không theo chu kì.
2. Biến động theo chu kì.
3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường)
4. Biến động theo mùa vụ.
Phương án đúng là:
- A.1, 2
- B.1, 3, 4
- C.2, 3
- D.2, 3, 4
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 167746
Trong kỉ Pecmơ quyết khổng lồ bị tiêu diệt vì:
- A.Bị cây hạt trần cạnh tranh
- B.Sự phát triển nhanh chóng bò sát ăn cỏ
- C.Biến động địa chất, khí hậu khô và lạnh hơn, một số vùng khô rõ rệt
- D.Sự xuất hiện của bò sát răng thú
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 167747
Sự xuất hiện dương xỉ có hạt ở kỉ Than đá do đâu?
- A.Mưa nhiều làm các rừng quyết khổng lồ bị vùi dập
- B.Cuối kỉ biển rút, khí hậu khô hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển của dương xỉ có hạt
- C.Không bị tàn phá bởi sâu bọ bay
- D.Hình thành những sa mạc lớn, có những trận mưa lớn xen kẽ với những kì hạn hán kéo dài
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 167748
Giới hạn sinh thái gồm có:
- A.giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận
- B.khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu
- C.giới hạn dưới, giới hạn trên
- D.giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 167749
Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò như thế nào?
- A.Làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới
- B.Góp phần thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc
- C.Xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li
- D.Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 167750
Quan hệ giữa chim sáo với trâu thuộc quan hệ
- A.hợp tác
- B.cạnh tranh
- C.hãm sinh (ức chế - cảm nhiễm)
- D.hội sinh
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 167751
Nhiệt độ không khí tăng lên đến khoảng 40- 45oC sẽ làm tăng các quá trình trao đổi chất ở động vật biến nhiệt, nhưng lại kìm hãm sự di chuyển của con vật điều đó thể hiện quy luật sinh thái
- A.giới hạn sinh thái
- B.tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường
- C.không đồng đều của các nhân tố sinh thái
- D.tổng hợp của các nhân tố sinh thái
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 167752
Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là
- A.một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó
- B.hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau
- C.một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi
- D.một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 167753
Bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chủng, di truyền đặc điểm của chúng cho thế hệ sau là:
- A.Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép
- B.Sự xuất hiện các enzim
- C.Sự hình thành các côaxecva
- D.Sự hình thành màng
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 167754
Sinh vật hằng nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể như thế nào?
- A.phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
- B.tương đối ổn định
- C.luôn thay đổi
- D.ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 167755
Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là:
- A.tuổi sinh thái
- B.tuổi sinh lí
- C.tuổi trung bình
- D.tuổi quần thể
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 167756
Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:
- A.tăng dần đều
- B.đường cong chữ J
- C.đường cong chữ S
- D.giảm dần đều
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 167757
Kích thước của một quần thể không phải là yếu tố nào?
- A.tổng số cá thể của nó
- B.tổng sinh khối của nó
- C.năng lượng tích luỹ trong nó
- D.kích thước nơi quần thể sống
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 167758
Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới yếu tố nào?
- A.khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể
- B.mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể
- C.hình thức khai thác nguồn sống của quần thể
- D.tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trng quần thể
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 167759
Các cực trị của kích thước quần thể là gì?
1. Kích thước tối thiểu.
2. Kích thước tối đa.
3. Kích thước trung bình.
4. Kích thước vừa phải.
Phương án đúng là:
- A.1, 2, 3
- B.1, 2
- C.2, 3, 4
- D.3, 4
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 167760
Kích thước của quần thể sinh vật là gì?
- A.số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể
- B.độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố
- C.thành phần các kiểu gen biểu hiện thành cấu trúc di truyền của quần thể
- D.tương quan tỉ lệ giữa tỉ lệ tử vong với tỉ lệ sinh sản biểu thị tốc độ sinh trưởng của quần thể
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 167761
Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là:
- A.kích thước tối thiểu
- B.kích thước tối đa
- C.kích thước bất ổn
- D.kích thước phát tán
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 167762
Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt:
- A.dưới mức tối thiểu
- B.mức tối đa
- C.mức tối thiểu
- D.mức cân bằng
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 167763
Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?
- A.Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản
- B.Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung
- C.Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.
- D.Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 167764
Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là:
- A.biến động kích thước
- B.biến động di truyền
- C.biến động số lượng
- D.biến động cấu trúc
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 167765
Phát biểu nào dưới đây là không đúng
- A.Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống sinh sôi, nảy nở và duy trì liên tục
- B.ADN có khả năng tự sao đúng mẫu của nó, do đó cấu trúc của ADN luôn luôn duy trì được tính đặc trưng, ổn định và bền vững qua các thế hệ
- C.Cơ sở phân tử của sự tiến hoá là quá trình tích luỹ thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hoá đa dạng hơn so với nguyên mẫu
- D.Tổ chức sống là những hệ mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường, dẫn tới sự thường xuyên tự đổi mới thành phần của tổ chức
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 167766
Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất của ..... (N: axit nuclêic, P: prôtêin, C: carbon) dẫn tới sự hình thành tương tác giữa các đại phân tử ..... (H: vô cơ và hữu cơ, P: prôtêin, N: axit nuclêic, PN: prôtêin và axit nuclêic) có khả năng ..... (S: sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng, V: vận động, sinh trưởng và cảm ứng, T: tự nhân đôi, tự đổi mới).
- A.C, PN, T
- B.N, H, S
- C.P, P, V
- D.C, N, T
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 167767
Hai quần thể được phân hoá từ một quần thể ban đầu sẽ trở thành hai loài khác nhau khi giữa chúng xuất hiện dạng cách li
- A.tập tính.
- B.không gian
- C.sinh sản
- D.địa lí
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 167768
Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có:
- A.Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên
- B.Tạo thành các côaxecva
- C.Xuất hiện các enzim
- D.Tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 167769
Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có:
- A.Mêtan (CH4) và amôniac (NH3)
- B.Oxy (O2) và nitơ (N2)
- C.Xianôgen (C2N2)
- D.Hơi nước (H2O)
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 167770
Giai đoạn tiến hoá hoá học từ các chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản rồi phức tạp là nhờ:
- A.Sự xuất hiện của cơ chế tự sao chép
- B.Tác động của các enzim và nhiệt độ
- C.Tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên (bức xạ nhiệt, tia tử ngoại, ...)
- D.Do các cơn mưa kéo dài hàng ngàn năm
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 167771
Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học:
- A.Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học
- B.Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có O2 và N2
- C.Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit
- D.Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 167772
Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học:
- A.Sự xuất hiện các enzim
- B.Hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic
- C.Sự tạo thành các côaxecva
- D.Sự hình thành màng
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 167773
Giả sử trong cùng một cánh đồng rau, quần thể côn trùng thuộc loài A lại chỉ sống trên cây rau cải xanh, còn quần thể khác cũng thuộc loài côn trùng A lại thích nghi sống trên cây bắp cải. Giữa hai quần thể này đã có sự
- A.Cách li sinh sản
- B.Cách li di truyền
- C.Cách li sau hợp tử
- D.Cách li thời gian
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 167774
Theo quan điểm hiện đại, nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là
- A.du nhập gen
- B.biến dị tổ hợp
- C.giao phối ngẫu nhiên
- D.đột biến
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 167775
Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
- A.Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau
- B.Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật
- C.Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn
- D.Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 167776
Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
- A.Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể
- B.Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định
- C.Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi
- D.Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 167777
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về hoá thạch?
(1) Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
(1) Xác của các sinh vật được bảo quản nguyên vẹn trong các lớp băng hoặc trong các lớp hổ phách được coi là một dạng hoá thạch.
(3) Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hoá của sinh giới.
(4) Tuổi hoá thạch có thể được xác định bằng phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch hoặc đồng vị phóng xạ có trong các lớp đất đá chứa hoá thạch.
- A.2
- B.3
- C.1
- D.4
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 167778
Nếu hai quần thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì sau một thời gian cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đây là con đường hình thành loài
- A.nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá
- B.khác khu vực địa lí
- C.bằng cách li tập tính
- D.bằng cách li sinh thái