Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 97609

    Ứng động (Vận động cảm ứng) là gì?

    • A.Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích.
    • B.Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.
    • C.Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. 
    • D.Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 97610

    Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào sau đây?

    • A.Tác nhân kích thích không định hướng
    • B.Có sự vận động vô hướng
    • C.Không liên quan đến sự phân chia tế bào
    • D.Có nhiều tác nhân kích thích
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 97611

    Thân và rễ của cây có kiểu hướng động ra sao?

    • A.Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.
    • B.Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
    • C.Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm. 
    • D.Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 97612

    Giải phẩu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là gì?

    • A.Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp →Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
    • B.Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây thứ cấp → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
    • C. Bần → Tầng sinh bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Gỗ thứ cấp → Tuỷ.
    • D.Tầng sinh bần → Bần → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 97613

    Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

    • A.Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
    • B.Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
    • C.Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
    • D.Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 97614

    Lấy tủy làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?

    • A.Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm trong tầng sinh mạch
    • B.Gỗ và mạch rây nằm trong tầng sinh mạch
    • C.Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
    • D.Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 97615

    Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?

    • A.Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
    • B.Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
    • C.Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm.
    • D.Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 97616

    Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là những loài nào sau đây?

    • A.Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
    • B.Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
    • C.Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua
    • D.Châu chấu, ếch, muỗi
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 97617

    Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

    • A.Ở đỉnh rễ.
    • B.Ở thân.
    • C.Ở chồi nách.
    • D.Ở chồi đỉnh.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 97618

    Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở đâu?

    • A.Tinh hoàn. 
    • B.Tuyến giáp.
    • C.Tuyến yên.
    • D.Buồng trứng.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 97619

    Sinh trưởng sơ cấp của cây là gì?

    • A.Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
    • B.Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
    • C.Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.
    • D.Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 97620

    Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

    • A.Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
    • B.Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.
    • C.Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.
    • D.Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 97621

    Sinh trưởng thứ cấp là gì?

    • A.Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.
    • B.Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
    • C.Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.
    • D.Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 97622

    Người ta sử dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để làm gì?

    • A.kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
    • B.kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
    • C.hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
    • D.kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 97623

    Vì sao khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm?

    • A.Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể rối loạn, dẫn đến chết.
    • B.Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.
    • C.Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
    • D.Thân nhiệt giảm, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm, thậm chí bị rối loạn; các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn... giảm
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 97624

    Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày?

    • A.21 ngày.
    • B.34 ngày.
    • C. 25 ngày.
    • D.28 ngày.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 97625

    Thể vàng sản sinh ra hoocmôn nào sau đây?

    • A.FSH
    • B.LH
    • C.HCG
    • D.Prôgestêron
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 97626

    Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là gì?

    • A.Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.
    • B.Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
    • C.Người nhỏ bé hoặc khổng lồ.
    • D.Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 97627

    Vì sao đối với động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng?

    • A.Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm.
    • B.Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét.
    • C.Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
    • D.Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 97628

    Thời gian rụng trứng trung bình vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt ở người?

    • A.Ngày thừ 25.
    • B.Ngày thứ 7.
    • C.Ngày thứ 12.
    • D.Ngày thứ 14.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 97629

    Thời kì mang thai không có trứng chín và rụng là vì sao?

    • A.Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra hoocmôn prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
    • B. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.
    • C.Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
    • D.Khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 97630

    Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là gì?

    • A.Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
    • B.Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
    • C.Trường hợp ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
    • D.Trường hợp ấu trùng phát triển hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 97631

    Nhân tố quan trọng nhất trong điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là gì?

    • A.Nhân tố di truyền.
    • B.Hoocmôn.
    • C.Thức ăn.
    • D.Nhiệt độ và ánh sáng
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 97632

    Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả gì?

    • A.Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
    • B.Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
    • C.Người bé nhỏ hoặc khổng lồ.
    • D.Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 97633

    Những động vật nào sau đây sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn?

    • A.Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
    • B.Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
    • C.Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
    • D.Châu chấu, ếch, muỗi.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 97634

    Testostêrôn được sinh sản ra ở đâu?

    • A.Tuyến giáp.
    • B.Tuyến yên.
    • C.Tinh hoàn.
    • D.Buồng trứng.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 97635

    Sinh trưởng của cơ thể động vật là gì?

    • A.Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể.
    • B.Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào.
    • C.Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể.
    • D.Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 97636

    Cây nào dưới đây là cây ngày ngắn?

    • A.Cà chua, cây lạc, cây ngô
    • B.Cây cà rốt, rau diếp, lúa mì, sen cạn, củ cải đường
    • C.Cà phê, chè, lúa, đậu tương, gai dầu, hoa cúc
    • D.Cây cà chua, cà rốt, lúa mì, đậu tương
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 97637

    Cây ngày ngắn là cây như thế nào?

    • A.Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.
    • B.Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ.
    • C.Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
    • D.Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 97638

    Êtylen có vai trò gì đối với thực vật?

    • A.Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.
    • B.Thúc quả chóng chín,  rụng quả, kìm hãm rụng lá.
    • C.Thúc quả chóng chín, rụng lá, kìm hãm rụng quả.
    • D.Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 97639

    Auxin chủ yếu sinh ra ở đâu?

    • A.Đỉnh của thân và cành.
    • B.Phôi hạt, chóp rễ.
    • C.Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.
    • D.Thân, lá.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 97640

    Xitôkilin chủ yếu sinh ra ở đâu?

    • A.Đỉnh của thân và cành.
    • B.Lá, rễ.
    • C.Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.
    • D.Thân, cành.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 97641

    Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

    • A.Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
    • B.Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
    • C.Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
    • D.Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 97642

    Những hoocmôn thực vật nào sau đây thuộc nhóm kìm hãm sự sinh trưởng?

    • A.Auxin, xitôkinin.
    • B.Auxin, gibêrelin.
    • C.Gibêrelin, êtylen.
    • D.Etylen, Axit absixic.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 97643

    Cây dài ngày là cây như thế nào?

    • A.cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 8 giờ.
    • B.cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 10 giờ.
    • C.cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.
    • D.cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 14 giờ.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 97644

    Các cây trung tính là cây như thế nào?

    • A.thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương.
    • B.hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
    • C.cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
    • D.thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 97645

    Nhận xét nào sau đây là đúng về thụ tinh?

    • A.Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật bậc thấp.
    • B.Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt trần.
    • C.Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín.
    • D.Thụ tinh kép xảy ra ở tất cả thực vật.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 97646

    Hoocmôn sinh trưởng GH được sinh ra ở đâu?

    • A.buồng trứng
    • B.tinh hoàn
    • C.tuyến giáp
    • D.tuyến yên
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 97647

    Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là gì?

    • A.tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử)
    • B.hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển suốt quãng đời của nó
    • C.hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội
    • D.hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi vào thời kì đầu của cây con
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 97648

    Khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng bộ phận nào?

    • A.thân rễ
    • B.thân củ
    • C.
    • D.cành

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?