Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Trãi

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 13702

    Nêu vai trò của vi sinh vật phân giải xenlulozo trong xác thực vật?

    • A.Tiêu diệt các sinh vật có hại trong môi trường đất
    • B.Gây ô nhiễm môi trường đất và không khí
    • C.Tái tạo khí O2 cho khí quyển
    • D.Làm màu mỡ, tăng chất dinh dưỡng trong đất
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 13704

    Vi sinh vật có khả năng tiết ra hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo trong xác thực vật nên con người có thể làm được điều gì?

    • A.Sử dụng chúng để làm giàu chất dinh dưỡng cho đất
    • B.Sử dụng chúng để làm giảm ô nhiễm môi trường
    • C.Phân giải polisaccarit và protein
    • D.Cả A, B
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 13705

    Chọn các enzim vi sinh vật được sử dụng phổ biến trong đời sống con người?

    • A.Amilaza
    • B.Prôtêaza
    • C.Xenlulaza và lipaza
    • D.Cả A, B, C đều đúng
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 13707

    Phát biểu nào sai khi nói đến quá trình phân giải protein của vi sinh vật.

    • A.Đây là quá trình phân giải ngoại bào của vi sinh vật.
    • B.Đây là quá trình chuyển hoá protein thành acid amin.
    • C.Quá trình được ứng dụng trong lên men rượu.
    • D.Được ứng dụng trong làm tương, nước chấm.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 13709

    Ngoài xạ khuẩn dạng vi sinh vật nào sau đây có thể tạo ra chất kháng sinh?

    • A.Nấm
    • B.Tảo đơn bào
    • C.Vi khuẩn chứa diệp lục
    • D.Vi khuẩn lưu huỳnh
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 13711

    Chất kháng sinh có nguồn gốc chủ yếu từ dạng vi sinh vật nào?

    • A.Vi khuẩn hình que
    • B.Vi rut
    • C.Xạ khuẩn
    • D.Nấm mốc
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 13714

    Nêu vai trò của phôtpho đối với tế bào?

    • A.Cần cho sự tổng hợp axit nuclêic (ADN, ARN)
    • B.Là thành phần của màng tế bào
    • C.Tham gia tổng hợp
    • D.Cả a, b, c đều đúng
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 13716

    Chất nào có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc?

    • A.Các chất phênol
    • B.Chất kháng sinh
    • C.Phoocmalđêhit
    • D.Rượu
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 13718

    Chất nào có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật khác?

    • A.Chất kháng sinh
    • B.Alđêhit
    • C.Các hợp chất cacbonhidrat
    • D.Axit amin
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 13720

    Loại vi sinh vật nào sau đây tổng hợp axit glutamic từ glucôzơ?

    • A.Nấm men
    • B.Xạ khuẩn
    • C.Vi khuẩn
    • D.Nấm sợi
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 13722

    Chọn phát biêu thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp?

    • A.Quang hợp tích lũy năng lượng, hô hấp giải phóng năng lượng. 
    • B.Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng, hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng. 
    • C.Sản phẩm C6H12Ocủa quang hợp là nguyên liệu của hô hấp. 
    • D.Đây là 2 quá trình ngược chiều nhau.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 13723

    Một tinh nguyên bào của ruồi giấm (2n = 8) nguyên phân liên tiếp 4 lần. Sau đó các tinh nguyên bào con đều tham gia giảm phân để tạo giao tử. Số giao tử được tạo ra là bao nhiêu?

    • A.16
    • B.32
    • C.64
    • D.128
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 13725

    Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 25% và mỗi trứng thụ tinh cần 1 triệu tinh trùng tham gia. Xác định số tinh trùng tham gia thụ tinh cho 25% số trứng nói trên.

    • A.32 triệu
    • B.16 triệu
    • C.64 triệu
    • D.128 triệu
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 13727

    Một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm (2n = 8) tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra số tế bào mới ở thế hệ cuối cùng có 512 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai nói trên là bao nhiêu?

    • A.4
    • B.5
    • C.6
    • D.7
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 13729

    Có 5 tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân số đợt bằng nhau cần môi trường cung cấp 620 NST đơn. 50% số tế bào con thực hiện giảm phân cần môi trường cung cấp số NST đơn là 320. Quá trình thụ tinh xảy ra với hiệu suất 12,5% đã hình thành 40 hợp tử. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai:

    • A.3
    • B.5
    • C.2
    • D.4
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 13731

    Xác định loài sau biết trong tế bào của một loài, vào kỳ giữa của nguyên phân, người ta xác định có tất cả 16 crômatít?

    • A.Người
    • B.Ruồi giấm
    • C.Đậu Hà Lan
    • D.Lúa nước
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 13733

    Một tế bào sinh dục sơ khai đực của một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội (2n = 24) tiến hành nguyên phân một số đợt đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 360 NST đơn. Xác định số lần nguyên phân của tế bào trên?

    • A.4
    • B.5
    • C.6
    • D.7
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 13735

    Xét 3 tế bào cùng loài đều nguyên phân bốn đợt bằng nhau đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 360 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài trên là:

    • A.4
    • B.8
    • C.16
    • D.32
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 13737

    Mười tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài nguyên phân liên tiếp 1 số đợt đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 2480 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con tạo ra đều buớc vào giảm phân, môi trường cung cấp thêm nguyên liệu tương đương 2560 nhiễm sắc thể đơn cho quá trình giảm phân. Bộ nhiễm sắc thể của loài là:

    • A.32
    • B.4
    • C.8
    • D.16
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 13739

    Ở một loài thực vật, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 20. Quá trình nguyên phân liên tiếp 4 lần từ tế bào sinh dục sơ khai đã cần môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 285 nhiễm sắc thể. Tế bào sinh dục sơ khai có bộ nhiễm sắc thể  như thế nào?

    • A.Tế bào có bộ NST là 2n +1.
    • B.Tế bào có bộ NST là 2n + 2. 
    • C.Tế bào có bộ NST là 2n.
    • D.Tế bào có bộ NST là 2n -1.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 13741

    Ở kỳ đầu I của giảm phân, các nhiễm sắc thể có hoạt động nào khác với quá trình nguyên phân?

    • A.Co xoắn dần lại
    • B.Gồm 2 crômatit dính nhau
    • C.Tiếp hợp
    • D.Cả a,b,c đều đúng
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 13745

    Ở kỳ đầu I của giảm phân, các nhiễm sắc thể có hoạt động nào khác với quá trình nguyên phân?

    • A.Co xoắn dần lại
    • B.Gồm 2 crômatit dính nhau
    • C.Tiếp hợp
    • D.Cả a,b,c đều đúng
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 13747

    Các nhiễm sắc thể dính vào tia thoi phân bào nhờ yếu tố nào?

    • A.Eo sơ cấp
    • B.Tâm động
    • C.Eo thứ cấp
    • D.Đầu nhiễm sắc thể
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 13750

    Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào như thế nào?

    • A.G2, G1, S
    • B.S, G2, G1
    • C.S, G1, G2
    • D.G1, S, G2
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 13752

    Hoạt động xảy ra trong pha G1 của kỳ trung gian là gì?

    • A.Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan
    • B.Trung thể tự nhân đôi
    • C.ADN tự nhân đôi
    • D.Nhiễm sắc thể tự nhân đôi
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 13754

    Đặc điểm nào sau đây không đúng về cấu tạo của vi sinh vật?

    • A.Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi
    • B.Tất cả các vi sinh vật đều có nhân sơ
    • C.Một số vi sinh vật có cơ thể đa bào
    • D.Đa số vi sinh vật có cơ thể là một tế bào
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 13756

    Môi trường nuôi cấy vi sinh vật mà người nuôi cấy đã biết thành phân hóa học và khối lượng của từng thành phần đó được gọi là gì?

    • A.môi trường nhân tạo
    • B.môi trường dùng chất tự nhiên
    • C.môi trường tổng hợp
    • D.môi trường bán tổng hợp
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 13758

    Căn cứ vào nguồn dinh dưỡng là cacbon, người ta chia các vi sinh vật quang dưỡng thành 2 loại nào?

    • A.Quang tự dưỡng và quang dị dưỡng
    • B.Vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật quang dị dưỡng
    • C.Quang dưỡng và hóa dưỡng
    • D.Vi sinh vật quang dưỡng và vi sinh vật hóa dương
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 13760

    Trong các nhận định sau, nhận định nào sai khi nói về môi trường nuôi cấy vi sinh vật?

    • A.Môi trường gồm cao thịt, nấm men, cơm,… là môi trường bán tổng hợp
    • B.Môi trường gồm cao thịt, nấm men, bánh mì,… là môi trường tự nhiên
    • C.Môi trường gồm nước thịt, gan, glucozo là môi trường bán tổng hợp
    • D.Tất cả các đáp án trên
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 13762

    Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm các nguồn năng lượng nào?

    • A.Nguồn năng lượng và khí CO2
    • B.Nguồn cacbon và nguồn năng lượng
    • C.Ánh sáng và nhiệt độ
    • D.Ánh sáng và nguồn cacbon
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 13764

    Nấm và động vật nguyên sinh không thể sinh trưởng trong môi trường thiếu yếu tố nào?

    • A.Ánh sáng mặt trời
    • B.Chất hữu cơ
    • C.Khí CO2
    • D.Cả A và B
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 13766

    Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là gì?

    • A.sự tăng sinh khối của quần thể.
    • B.sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
    • C.sự tăng kích thước của mỗi cá thể trong quần thể.
    • D.sự mở rộng phạm vi phân bố của quần thể.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 13768

    Ở E.coli, khi nuôi cấy trong môi trường thích hợp thì cứ 20 phút chúng sẽ phân chia một lần. Sau khi được nuôi cấy trong 3 giờ, từ một nhóm cá thể E.coli ban đầu đã tạo ra 384 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hỏi nhóm ban đầu có bao nhiêu cá thể?

    • A.6
    • B.7
    • C.8
    • D.9
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 13770

    Loài vi khuẩn A có g = 45 phút. Cho 200 cá thể của loài được sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy liên tục và sau một thời gian, người ta thu được tất cả 3200 cá thể ở thế hệ cuối cùng. Hãy tính thời gian nuôi cấy của nhóm cá thể ban đầu.

    • A.4,5 giờ
    • B.1,5 giờ
    • C.2 giờ
    • D.3 giờ
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 13772

    Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm mấy pha?

    • A.4 pha
    • B.3 pha
    • C.2 pha
    • D.5 pha
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 13773

    Ở môi trường nuôi cấy không liên tục, các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn ra theo trình tự sớm - muộn như thế nào?

    • A.Pha cân bằng - pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha suy vong
    • B.Pha tiềm phát - pha lũy thừa - pha cân bằng - pha suy vong
    • C.Pha tiềm phát - pha cân bằng - pha lũy thừa - pha suy vong
    • D.Pha lũy thừa - pha tiềm phát - pha cân bằng - pha suy vong
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 13774

    Khi quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường nuôi cấy không liên tục thì sự phân chia tế bào sẽ xảy ra ở bao nhiêu pha? 

    • A.2 pha
    • B.4 pha
    • C.3 pha
    • D.1 pha
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 13775

    Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha nào?

    • A.Pha lũy thừa
    • B.Pha tiềm phát
    • C.Pha cân bằng
    • D.Pha suy vong
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 13776

    Pha lag là tên gọi khác của pha nào trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục?

    • A.Pha cân bằng
    • B.Pha lũy thừa
    • C.Pha tiềm phát
    • D.Pha suy vong
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 13777

    Khi nói về đặc điểm của các pha trong đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn ở môi trường nuôi cấy không liên tục, nhận định nào dưới đây là đúng?

    • A.Ở pha tiềm phát chưa có sự phân chia tế bào.
    • B.Ở pha suy vong không có tế bào sinh ra, chỉ có các tế bào chết đi.
    • C.Tốc độ sinh trưởng của quần thể đạt cực đại ở pha cân bằng.
    • D.Số lượng tế bào trong quần thể đạt cực đại ở pha lũy thừa.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?