Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2018-2019, Trường TH&THCS Cát Vân
Câu hỏi Tự luận (8 câu):
-
Phần 1: Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(...) Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất; đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về...
(Trích “Bàn về đọc sách” - Chu Quang Tiềm, SGK Ngữ văn 9, tập 2)
-
Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Xem đáp án Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
-
Chỉ ra câu mang chủ đề của đoạn?
Xem đáp án Câu chủ đề: Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
-
Hình ảnh so sánh sau đây có ý nghĩa gì?
“… đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa ý loạn, tay không mà về”.
Xem đáp án Ý nghĩa của hình ảnh so sánh: đọc sách nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu, tưởng là có tác dụng nhưng thực ra chẳng thu được kết quả gì đáng kể. (chấp nhận cách diễn đạt hợp lí khác).
-
Theo em, những lí do nào khiến tác giả cho rằng khi đọc sách “quan trọng nhất là phải chọn cho tinh”.
Xem đáp án Những lí do khiến tác giả cho rằng khi đọc sách “quan trọng nhất là phải chọn cho tinh”: sách nhiều nên phải chọn cho kĩ để có được những cuốn sách có chất lượng, phù hợp với mục đích đọc của mình;… (chấp nhận những lí do hợp lí khác, nếu có).
-
Phần 2: Tạo lập văn bản (7,0 điểm)
-
Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) để trình bày ý kiến của mình về việc đọc sách đối với học sinh hiện nay. (2 điểm)
Xem đáp án - Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Triển khai hợp lí nội dung của bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết bài theo định hướng sau:
- Ngày nay có nhiều cách để học sinh có thể tiếp cận thông tin cũng như tham khảo tài liệu để học mà không phụ thuộc vào sách.
- Tuy nhiên, sách báo giấy ngày càng phát triển, sách báo mạng còn hơn thế, nhiều và luôn có cái mới, luôn có cả cái tốt và cái không tốt, thậm chí là sai lệch...
- Tạo cho mình thói quen đọc sách quả là điều khó nhưng đó là thói quen tốt không ai có thể phủ nhận. Internet rất tiện lợi nhưng không thể thay thế tất cả! Cảm giác được trải nghiệm, được tiếp thu tri thức bằng việc lật từng trang sách, sờ vào từng chữ, mang nó bên mình... thật thú vị! Và nhất là khi ở nhiều vùng quê, việc có được cuốn sách giáo khoa đối với mỗi bạn học sinh đã là một phần thưởng quý giá!
- Hãy cố gắng chọn cho mình một số cuốn sách có ý nghĩa bên cạnh việc lướt web, để phục vụ cho việc học tập và thư giãn, bạn sẽ thấy được mình có được nhiều hơn mình mong đợi!
- Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
- Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
-
Suy nghĩ của em về hiện tượng nói tục trong học đường./. (5 điểm)
Xem đáp án - Đảm bảo thể thức của một bài văn.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Triển khai hợp lí nội dung của bài văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết bài theo định hướng sau:
- Giới thiệu được nói tục là một trong những thói xấu làm ô nhiễm học đường hiện nay.
- Phân tích làm rõ vấn đề:
- Các biểu hiện cụ thể:
- Nói tục là dùng những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa.
- Những lời lẽ ấy được dùng trong mọi nơi, mọi lúc, với mọi đối tượng.
- Nguyên nhân:
- Do thiếu ý thức, thiếu văn hóa giao tiếp.
- Một số do đua đòi, bắt trước để ra vẻ ra oai.
- Một số bị ảnh hưởng từ người lớn.
- Hậu quả:
- Người nói tục tự biến mình thành người thô tục.
- Vi phạm nội quy nhà trường, hạnh kiểm không tốt.
- Để lại ấn tượng xấu.
- Biện pháp khắc phục:
- Mỗi HS tự nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức.
- Kỉ luật nghiêm khắc hững bạn được nhắc nhở mà không tiến bộ.
- Khẳng định vấn đề, đưa ra lời khuyên...
- Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
- Chính tả, dùng từ đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
- Lưu ý:
- Do đặc trưng của môn ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
- Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ đáp án và lí lẽ thuyết phục.
- Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.