Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2018-2019, Trường THCS Bách Thuận
Câu hỏi Tự luận (6 câu):
-
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
-
Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” (Phần dịch thơ) của chủ tịch Hồ Chí Minh và trả lời những câu hỏi sau: (2.0 điểm)
a) Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
b) Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
c) Từ bài thơ “Ngắm trăng” của Bác, chúng ta học tập được ở Bác tinh thần lạc quan, chủ động trong mọi hoàn cảnh. Vậy, em có nhớ hiện nay chúng ta đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động nào để học theo gương Bác Hồ, hãy chép lại đúng tên cuộc vận động đó.
Xem đáp án Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” của chủ tịch Hồ Chí Minh (0,5 đ)
NGẮM TRĂNG
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
a) Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. (0,25 đ)
b) Nội dung bài thơ: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. (0.5 đ)
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, lời thơ giản dị, ý thơ hàm súc. (0,5 đ)
c) Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. (0.25 đ)
-
Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói đối với các câu trong đoạn văn sau: (2.0 điểm)
“Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)
- Sáng ngày người ta đâm u có đau lắm không? (2)
Chị Dậu gạt nước mắt: (3)
- Không đau con ạ! (4)”.
(Ngô Tất Tố - Tắt đèn)
Xem đáp án - Câu (1): Câu trần thuật (0.5 đ)
- Câu (2): Câu nghi vấn (0.5 đ)
- Câu (3): Câu trần thuật (0.5 đ)
- Câu (4): Câu phủ định (0.5 đ)
-
Qua hai câu thơ:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quận điều phạt trước lo trừ bạo”
Em hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? (1.0 điểm)
Xem đáp án Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: “yên dân”, “trừ bạo” nghĩa là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc; muốn yên dân thì phải diệt trừ mọi thế lực tàn bạo.
-
Phần 2: Làm văn (5 điểm)
-
Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
Xem đáp án - Yêu cầu
- Hình thức, kĩ năng:
- Thể loại: Nghị luận chứng minh.
- Bố cục phải có đủ 3 phần.
- Không mắc lỗi diễn đạt, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
- Nội dung: Đảm bảo nội dung từng phần như sau:
- Mở bài (1.0 điểm): Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần chứng minh.
- Thân bài (3.0 điểm): Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và chứng minh hai luận điểm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả viết vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ khi tác giả mới bị bắt giam ở đây. Khi đó tác giả còn rất trẻ.
- Chứng minh luận điểm 1: Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản có lòng yêu cuộc sống tha thiết (6 câu đầu)
- Chứng minh luận điểm 2: Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản khao khát tự do cháy bỏng (4 câu cuối).
- Tổng kết luận điểm. Nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ.
- Kết bài (1.0 điểm): Thái độ tình cảm của em về hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trong hoàn cảnh tù đày.
- Biểu điểm
- Điểm 4 - 5: Thực hiện tốt các yêu cầu trên, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả.
- Điểm 3: Thực hiện tương đối đảm bảo yêu cầu trên, sai không quá 5 lỗi chính tả.
- Điểm 1 - 2: Thực hiện sơ sài yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi diễn đạt, sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 0: Bỏ giấy trắng, lạc đề.
- Lưu ý: Trên đây chỉ là hướng dẫn chấm, giáo viên cần căn cứ vào mức độ bài làm của học sinh để ghi điểm cho thích hợp và cần khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo trong việc vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự.
"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.