Đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2017-2018, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Câu hỏi Tự luận (7 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 84426

    Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm)

    Đọc và trả lời những câu hỏi sau:

    Đến với Thu ẩm, chúng ta cũng không thấy những hình ảnh ước lệ, tượng trưng, văn hoa, sang trọng như “rèm châu, lầu ngọc, chén vàng” mà thay vào đó là sự bình dân, thanh sơ và giản dị, với “Năm gian nhà cỏ thấp le te - Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè”. Hình ảnh ngôi nhà, vừa là tả thực, vừa khái quát tầm vóc của một làng quê  vùng đồng chiêm trũng. Từ láy “le te” đã khắc hoạ hình dáng của ngôi nhà cỏ trong  không gian, nó là nơi thu hút, hội tụ sự ấm áp, dung dị của đời sống nông thôn đất Việt. Đối lập với những “lầu son, gác tía”, “lồng ngọc, rèm châu” xa lạ, ngôi nhà cỏ như đang nâng đỡ trên mình một giá trị văn hoá đáng quý. Yêu quê hương, yêu đất nước, yêu cảnh thu, yêu con người, Nguyễn Khuyến với hình ảnh thơ mộc mạc ấy đã đặt mốc cho quá trình phát triển nội dung thơ dân tộc. Quả thực, hình ảnh ngôi nhà cỏ đã đem đến cái nhìn khác hẳn so với câu thơ ước lệ về sự phù hoa: “Bên hoa triệu ngọc ngồi ngơ ngẩn - Dưới nguyệt rèm châu đứng thẩn thơ” (Thu ngâm - Nữ sĩ Ni Tần).

    (Cảnh thu trong thơ Trung đại Việt Nam - PGS.TS. Nguyễn Huy Quát; Chu Thị Thúy Hằng

    - Khoa Ngữ văn, ĐHSP Thái Nguyên)

  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 84427

    Đoạn văn trên sử dụng thao tác lập luận chính nào?

    Xem đáp án

  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 84428

    Nội dung của đoạn trích là gì? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn văn?

    Xem đáp án

  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 84429

    Tại sao tác giả lại viết “Đối lập với những “lầu son, gác tía”, “lồng ngọc, rèm châu” xa lạ, ngôi nhà cỏ như đang nâng đỡ trên mình một giá trị văn hoá đáng quý.

    Xem đáp án

  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 84430

    Viết 1 đoạn văn từ 7 đến 10 dòng bày tỏ cảm nhận của anh/chị về tác giả Nguyễn Khuyến.

    Xem đáp án

  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 84431

    Phần II. Nghị luận văn học (6,0 điểm)

  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 84432

    Vẻ đẹp của người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong đoạn văn sau:

    Khá thương thay!

    Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ.

    Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố.

    Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.

    Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

    Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

    Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

    (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc -  Nguyễn Đình Chiểu,

    Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

    Xem đáp án

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?