Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 8 năm 2021- Trường THCS Hoàng Văn Thụ

Câu hỏi Trắc nghiệm (30 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 57925

    Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) thành lập vào thời gian nào?

    • A.Tháng 12 năm 1921.
    • B.Tháng 12 năm 1922.    
    • C.Tháng 12 năm 1923.
    • D.Tháng 12 năm 1924.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 57926

    Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Anh phát triển mạnh nhất ở lĩnh vực nào?

    • A.Các công trường thủ công.
    • B. Các ngành ngoại thương.
    • C. Các trung tâm về công nghiệp.
    • D.Các thành thị phát triển.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 57927

    Nhân tố nào không khiến các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị chiến tranh thế giới thứ nhất?

    • A.Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản.
    • B.Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
    • C. Sự thắng lợi của cách mạng vô sản tháng Mười Nga.
    • D.Hai khối quân sự đối lập nhau được thành lập.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 57928

    Cơn bão táp cách mạng tư sản diễn ra ở nhiều nước châu Âu trong những năm 1848 – 1849 đã

    • A.làm suy yếu chủ nghĩa tư bản ở các nước châu Âu.
    • B.làm rung chuyển chế độ phong kiến ở nhiều nước.
    • C.thống nhất các quốc gia, dân tộc ở châu Âu.
    • D.bùng lên phong trào cải cách nông nô ở châu Âu.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 57929

    Thực dân Anh đã thực hiện chính sách cai trị như thế nào đối với nhân dân Ấn Độ ?

    • A.Mở rộng quyền tự do dân chủ.
    • B.Cai trị hà khắc.
    • C.Cai trị gián tiếp.
    • D.Đàn áp tôn giáo.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 57930

    Những biện pháp của “Chính sách kinh tế mới” nhằm thực hiện điều quan trọng nhất đối với nước Nga lúc này là gì?

    • A. Ổn định đời sống nhân dân.
    • B.Vượt qua những khó khăn sau chiến tranh.
    • C.Đẩy mạnh sản xuất, phát triển, lưu thông hàng hóa.
    • D.Giải quyết hậu quả chiến tranh.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 57931

    Biểu hiện nào sau đây không phải hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

    • A.Tàn dư phong kiến tồn tại nặng nề.
    • B.Nhiều công ti mới xuất hiện.
    • C.Giá thực phẩm tăng cao.
    • D. Nông nghiệp không có gì thay đổi.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 57932

    Biểu tình của nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát (Nga) diễn ra vào ngày tháng nào năm 1917?

    • A.27/2.
    • B.23/2
    • C.20/2
    • D.3/2
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 57933

    Một trong những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực văn hóa – nghệ thuật của nền văn hóa Xô viết là gì?

    • A.Nhiều nhà văn và nghệ sĩ nổi tiếng khắp thế giới.
    • B.Phổ cập giáo dục tiểu học trên cả nước.
    • C.60 triệu người thoát nạn mù chữ.
    • D.Nhiều trường học được xây dựng mới.
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 57934

    Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (8 – 1789) và Hiến pháp 1791 ở Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp và tầng lớp nào?

    • A.Tư sản.
    • B. Vô sản.
    • C.Tiểu tư sản.    
    • D.Tăng lữ.
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 57935

    Cách mạng tháng Hai năm 1917 mang tính chất là một cuộc cách mạng gì?

    • A.dân chủ tư sản.
    • B.dân chủ tư sản kiểu mới.
    • C.giải phóng dân tộc.
    • D.dân tộc, dân chủ nhân dân.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 57936

    Chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới là tổ chức nào?

    • A.Đồng minh những người cộng sản.
    • B.Quốc tế thứ nhất.
    • C.Quốc tế thứ hai.         
    • D.Quốc tế thứ ba.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 57937

    Chế độ tư bản đạt được sự thắng lợi đối với chế độ phong kiến trên thế giới ở khoảng thời gian nào?

    • A.Từ sau năm 1830 đến năm 1840.
    • B.Từ sau năm 1840 đến năm 1848.
    • C.Từ sau năm 1848 đến năm 1870.
    • D.Từ sau năm 1840 đến năm 1870.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 57938

    Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Mĩ có sự phát triển phồn vinh vì:

    • A.Nước Mĩ xa trung tâm chiến tranh, lại thu được nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến
    • B.Chính phủ Mĩ dùng các biện pháp cải tiến kĩ thuật, sản xuất theo dây chuyền công nghiệp
    • C.Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân
    • D.Tất cả các nguyên nhân trên
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 57939

    Khi liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh, triều đình phong kiến Mãn Thanh có thái độ như thế nào?

    • A.Phối hợp với nghĩa quân Nghĩa Hòa đoàn chống lại.
    • B.Kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ Nghĩa hòa đoàn.
    • C.Triều đình Mãn Thanh cấu kết với các nước đế quốc.
    • D.Triều đình Mãn Thanh cho quân đến đàn áp cuộc khởi nghĩa.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 57940

    Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1905 – 1907 là gì?

    • A.Cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ở Mát-xcơ-va (12-1905).
    • B.Phong trào đấu tran của công nhân trong năm 1906.
    • C.Cuộc nổi dậy của nông dân đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến (5-1905).
    • D.14 vạn công nhân Pê-téc-bua đưa bản yêu sách lên nhà vua (1905).
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 57941

    Ý nào sau đây không phản ánh điểm tương đồng của các nhà triết học Ánh sáng Pháp thế kỉ XVII – XVIII?

    • A.Đều chấp nhận ánh sáng tự nhiên.
    • B.Đều vứt bỏ siêu hình học.
    • C.chấp nhận toán học như là một mô hình duy nhất của khoa học.  
    • D.đã có một quan niệm khác về con người.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 57942

    Hai tập đoàn nào của Mĩ lũng loạn ngành ngân hàng và nắm trong tay 1/3 số vốn ngân hàng toàn nước Mĩ trong những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

    • A.Công ty thép Mooc-gan, công ty dầu mỏ Rốc-phe-lơ.
    • B.Công ty ô tô Tata, công ty thép Mooc-gan.
    • C.Công ty dầu mỏ Rốc-phe-lơ, công ty ô tô Tata.
    • D.Công ty ô tô Tata, công ty ô tô Pho.
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 57943

    Phong trào yêu nước ở In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có điểm nổi bật là:

    • A.xuất hiện phong trào cải cách Duy tân đất nước theo gương Nhật Bản.
    • B.để giành độc lập, khởi nghĩa vũ trang đi liền với những cải cách duy tân đất nước
    • C.nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản ra đời, tổ chức công đoàn của công nhân được thành lập.
    • D.tất cả các phong trào đều đặt dưới sự lãnh đạo của các trí thức phong kiến.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 57944

    Một trong những nhân tố quan trọng giúp cuộc bãi công của công nhân Anh năm 1868 giành thắng lợi là

    • A.Sự thuyết phục của Quốc tế thứ nhất.
    • B.Sự khủng hoảng của chế độ tư bản ở Anh.
    • C.Công nhân Pháp đồng ý sang Anh làm việc.
    • D.Sự đoàn kết, giúp đỡ của công nhân Bỉ.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 57945

    Chính sách kinh tế mới được thực hiện đã mang lại kết quả gì cho nông nghiệp và các ngành kinh tế khác của nước Nga Xô viết?

    • A. sản xuất công, nông nghiệp đình trệ.
    • B.đưa Liên Xô trở thành một nước đế quốc.
    • C.được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
    • D.Đảng Bôn-sê-vích củng cổ quyền lực.
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 57946

    Nhân lúc thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang suy yếu, các thuộc địa của hai nước này ở khu vực Mĩ Latinh đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập, dẫn đến sự ra đời của

    • A.nhiều quốc gia dân tộc dân chủ.
    • B.một loạt quốc gia tư sản mới.
    • C.nhiều quốc gia vô sản mới.
    • D.một loạt của các quốc gia tư bản mới.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 57947

    Khối Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm những nước nào?

    • A.Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a.
    • B.Đức, Anh, Pháp.
    • C.Anh, Pháp, Nga.
    • D.Anh, Pháp, i-ta-li-a.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 57948

    Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại đều đạt được mục tiêu chung là gì?

    • A.Lật đổ ách thống trị của chế độ phong kiến.
    • B.Chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới.
    • C.Thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.
    • D.Giành lại độc lập từ tay thực dân Anh.
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 57949

    Cương lĩnh của “Đồng minh những người cộng sản” do Mác và Ăng-ghen soạn thảo có tên là?

    • A.Cương lĩnh những người cộng sản.
    • B.Cương lĩnh đồng minh cộng sản.
    • C.Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
    • D.Tuyên ngôn những người cộng sản.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 57950

    Sự kiện nào được xem là đã mở đầu cho thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

    • A.Hội nghị ba đẳng cấp tại cung điện Véc – xai (5/5/1789).
    • B.Quần chún nhân dân phá ngục Ba – xti (14/7/1789).
    • C.Các đại biểu Đẳng cấp thứ ba tự họp thành hội đồng dân tộc (17/6/1789).
    • D.Vua Louis XVI lên ngôi (1774).
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 57951

    Thực dân phương Tây đã không thực hiện thủ đoạn cai trị nào đối với các nước Đông Nam Á ?

    • A.Chính sách "chia để trị".
    • B.Ra sức vơ vét của cải, tài nguyên đem về chính quốc.
    • C.Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh và nổi dậy của nhân dân thuộc địa.
    • D.Biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa "kiểu mới" của chủ nghĩa thực dân.
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 57952

    “Giống như Mặt trời chói lọi, cách mạng thảng Mười Nga chiếu sảng nhất năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất”. Câu nói đó của ai?

    • A.Lê-nin.
    • B.Hồ Chí Minh.
    • C.Xta-lin.
    • D.Mao Trạch Đông.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 57953

    Điểm tương đồng về nội dung giữa bản “Tuyên ngôn độc lập” của nhân dân Bắc Mĩ (4/7/1776) và bản “Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền” (26/8/1789) của nhân dân Pháp là gì?

    • A.Lên án chế độ cai trị hà khắc, tàn bạo và phản động của thực dân Anh.
    • B.Đề cao và bảo vệ các đặc quyền, đặc lợi của giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô.
    • C.Đề cao và bảo vệ các quyền tự nhiên cơ bản của con người như: Tự do, bình đẳng,..
    • D.Tuyên bố xóa bỏ chế độ nô lệ  và sự áp bức cuat giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 57954

    Từ khi thành lập đến năm 1870, Quốc tế thứ nhất không đóng vai trò nào sau đây?

    • A.Kêu gọi nhân dân các nước quyên góp, ủng hộ công nhân Bỉ.
    • B.Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân.
    • C.Xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa.
    • D.Thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?