Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 12 năm 2021 Trường THPT Trần Thị Tâm

Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):

  • Câu 1:

    Mã câu hỏi: 179346

    Ý nào sau đây phản ánh không đúng âm mưu của Mĩ trong việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là

    • A.Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
    • B.Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
    • C.Làm lung lay ý chí chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta.
    • D.Mở rộng xâm lược miền Bắc, buộc ta phải khuất phục trên bàn đàm phán.
  • Câu 2:

    Mã câu hỏi: 179347

    Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “Chiến tranh cục bộ“ là lực lượng nào?

    • A.Lực lương quân ngụy.
    • B.Lực lượng quân viễn chinh Mỹ.
    • C.Lực lượng quân chư hầu.
    • D.Lực lượng quân ngụy và chư hầu.
  • Câu 3:

    Mã câu hỏi: 179348

    Cuộc hành quân mang tên “ánh sáng sao“ nhằm thí điểm cho chiến lược chiến tranh nào của Mỹ

    • A.Chiến tranh đơn phương.
    • B.Chiến tranh đặc biệt.
    • C.Chiến tranh cục bộ.
    • D.Việt Nam hóa chiến tranh.
  • Câu 4:

    Mã câu hỏi: 179349

    Cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965- 1966 của Mỹ kéo dài trong bao lâu, với bao nhiêu cuộc hành quân lớn nhỏ

    • A.4 tháng với 450 cuộc hành quân.
    • B.4 tháng với 540 cuộc hành quân.
    • C.6 tháng với 450 cuộc hành quân.
    • D.7 tháng với 540 cuộc hành quân.
  • Câu 5:

    Mã câu hỏi: 179350

    Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua các chiến dịch theo thứ tự

    • A.Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
    • B.Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh.
    • C.Tây Nguyên, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
    • D.Plâyku, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
  • Câu 6:

    Mã câu hỏi: 179351

    “Đánh sập nguỵ quân, nguỵ quyền giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mỹ phải đàm phán rút quân về nước”. Đó là mục tiêu của ta trong

    • A.Cuộc chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt”.
    • B.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.
    • C.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1972.
    • D.Cuộc tổng tiến công và nổi dậy muà xuân 1975.
  • Câu 7:

    Mã câu hỏi: 179352

    Ý nghĩa lớn nhất của cuộc tổng công kích, tổng nổi dậy tết Mậu Thân 1968 là gì?

    • A.Làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố ” phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược.
    • B.Buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá họai miền Bắc.
    • C.Mỹ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta.
    • D.Giáng một đòn nặng vào quân Mỹ, làm cho chúng không dám đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam.
  • Câu 8:

    Mã câu hỏi: 179353

    Ngày 06-06-1969 gắn liền với sự kiện nào trong lịch sử dân tộc ta?

    • A.Phái đoàn ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến Hội nghị Pari.
    • B.Hội nghị cấp cao ba nưóc Đông Dương.
    • C.Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoạị ra miền Bắc lần hai.
    • D.Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.
  • Câu 9:

    Mã câu hỏi: 179354

    Để mở đầu cho cuộc tổng tiến công chiến 1972, quân ta đã tấn công vào nơi nào?

    • A.Tây Nguyên.
    • B.Đông Nam Bộ.
    • C.Nam Trung Bộ.
    • D.Quảng Trị
  • Câu 10:

    Mã câu hỏi: 179355

    “Bất kể trong tình huống nào, con đường giành thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng là con đường bạo lực”. Câu nói trên được nêu ra trong hội nghị nào?

    • A.Hội nghị lần thứ 15 của Đảng (01-1959).
    • B.Hội nghị lần thứ 21 của Đảng (7-1973).
    • C.Hội nghị Bộ Chính trị (30-9 đến 7-10-1973).
    • D.Hội nghị Bộ chính trị mở rộng (18-12-1974 đến 8-01-1975).
  • Câu 11:

    Mã câu hỏi: 179356

    Với chiến thắng Phước Long, giúp Bộ Chính trị bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam như thế nào?

    • A.Giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
    • B.Tiến hành tổng công kích- tổng khởi nghĩa giải phóng miền Nam trong năm 1976.
    • C.Nếu thời cơ đến đầu hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
    • D.Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), nhưng nhận định kể cả năm 1975là thời cơ và chỉ thị rõ: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
  • Câu 12:

    Mã câu hỏi: 179357

    Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về phong trào cách mạng 1930-1931 của nhân dân Việt Nam?

    • A.Có hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
    • B.Mang tính thống nhất cao, nhưng chưa rộng khắp.
    • C.Vô cùng quyết liệt, nhưng chỉ diễn ra ở nông thôn.
    • D.Diễn ra vô cùng quyết liệt, nhất là ở các thành thị.
  • Câu 13:

    Mã câu hỏi: 179358

    Điểm khác biệt về thành tựu của chiến lược kinh tế hướng ngoại so với chiến lược kinh tế hướng nội của các nước sáng lập ASEAN là gì?

    • A.Phát triển mạnh một số ngành nông nghiệp.
    • B.Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp chế tạo, chế biến.
    • C.Đã xây dựng được một nền kinh tế tự chủ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước.
    • D.Thu hút được nguồn vốn lớn và kĩ thuật của nước ngoài, tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, kinh tế đối ngoại tăng trưởng nhanh.
  • Câu 14:

    Mã câu hỏi: 179359

    Hướng tiến công và chiến lược của quân và dân ta trong đông xuân 1953 - 1954 là gì?

    • A.Đồng bằng Bắc Bộ, nơi tập trung quân cơ động chiến lược của Pháp.
    • B.Trên toàn bộ các chiến trường Đông Dương.
    • C.Điện Biên Phủ, trung tâm điểm của kế hoạch Nava.
    • D.Những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
  • Câu 15:

    Mã câu hỏi: 179360

    Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, những địa phương nào giành được chính quyền sớm trong cả nước

    • A.Hà Tĩnh, Quảng Nam, Hà Nội, Huế.
    • B.Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
    • C.Hà Nội, Huế, Sài Gòn, Hà Tĩnh.
    • D.Hải Dương, Hà Nội, Hà Tĩnh, Nghệ An.
  • Câu 16:

    Mã câu hỏi: 179361

    “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp vô sản đến vạn năm cũng không đòi được”

    Nội dung trên được trích trong văn kiện của hội nghị nào dưới đây?

    • A.Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
    • B.Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Đông Dương 11/1939.
    • C.Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Đông Dương 5/1941.
    • D.Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Đông Dương 11/1940.
  • Câu 17:

    Mã câu hỏi: 179362

    Sự kiện nào thể hiện Đảng ta có chính sách bồi dưỡng sức dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

    • A.Đảng đề ra chính sách nhằm chấn chỉnh chế độ thuế khóa.
    • B.Đảng ta phát động triệt giảm tô và cải cách ruộng đất đầu năm 1953.
    • C.Chính phủ mở cuộc vận động sản xuất và thực hành tiết kiệm năm 1952.
    • D.Chia lại toàn bộ ruộng công cho giai cấp công nhân.
  • Câu 18:

    Mã câu hỏi: 179363

    Đường lối đổi mới đất nước của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại đại hội Đảng lần thứ

    • A.IV   
    • B.V    
    • C.VI      
    • D.VII
  • Câu 19:

    Mã câu hỏi: 179364

    Trong chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào thời điểm nào?

    • A.Trước khi quân phát xít Italia đầu hàng quân đồng minh.
    • B.Khi nhân dân ta nổi dậy tổng khởi nghĩa dành chính quyền.
    • C.Sau khi phát xít Đức đầu hàng quân đồng minh.
    • D.Sau khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử và quân đội Liên Xô đánh bại đội quân Quan Đông.
  • Câu 20:

    Mã câu hỏi: 179365

    Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng xác định lãnh đạo cách mạng Việt Nam là

    • A.giai cấp tư sản dân tộc.   
    • B.tầng lớp tiểu tư sản tri thức.
    • C.giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
    • D.giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
  • Câu 21:

    Mã câu hỏi: 179366

    Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra tại

    • A.Quảng Châu (Trung Quốc).
    • B.Hương Cảng (Trung Quốc).
    • C.Vân Nam (Trung Quốc).
    • D.Phố Khâm Thiên (Hà Nội).
  • Câu 22:

    Mã câu hỏi: 179367

    Ý nào sau đây phản ánh đúng tiến trình phát triển của cách mạng miền Nam trong giai đoạn 1954 -1975 là gì?

    • A.Đấu tranh chính trị - Khởi nghĩa - Chiến tranh giải phóng.
    • B.Khởi nghĩa - Chiến tranh giải phóng.
    • C.Đấu tranh chính trị - Khởi nghĩa từng phần - Tổng khởi nghĩa.
    • D.Đấu tranh chính trị - Khởi nghĩa từng phần - Tổng tiến công và nổi dậy.
  • Câu 23:

    Mã câu hỏi: 179368

    Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc?

    • A.Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa (7/1920).
    • B.Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Vecxai 1919.
    • C.Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã ảnh hưởng đến tư tưởng cứu nước của Người.
    • D.Tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp 12/1920.
  • Câu 24:

    Mã câu hỏi: 179369

    Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:

    1. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội giành thắng lợi.

    2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế giành thắng lợi.

    3. Nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền.

    4. Vua Bảo Đại thoái vị.

    • A.2,3,1,4    
    • B.3,2,4,1
    • C.3,1,2,4   
    • D.1,2,3,4
  • Câu 25:

    Mã câu hỏi: 179370

    Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

    • A.Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
    • B.Mĩ, Tây Âu, Liên Xô.
    • C.Mĩ, Tây Âu, Trung Quốc.
    • D.Mĩ, Nhật Bản, Liên Xô.
  • Câu 26:

    Mã câu hỏi: 179371

    Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 đã thông qua gì?

    • A.Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng. 
    • B.Chương trình hành động của Đảng.
    • C.Luận cương chính trị của Đảng.       
    • D.Chính cương, sách lược của Đảng.
  • Câu 27:

    Mã câu hỏi: 179372

    Trước tình thế sa lầy và thất bại của Pháp ở Đông Dương, động thái của Mĩ đối với cuộc chiến tranh Đông Dương như thế nào?

    • A.Can thiệp sâu vào Đông Dương. 
    • B.Không can thiệp vào Đông Dương.
    • C.Chuẩn bị can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
    • D.Bắt đầu can thiệp vào Đông Dương. 
  • Câu 28:

    Mã câu hỏi: 179373

    Ý nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ quan điểm đổi mới của Đảng ta?

    • A.Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế.
    • B.Đổi mới về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội.
    • C.Đổi mới về kinh tế phải gắn liền với đổi mới về chính trị - xã hội.
    • D.Đổi mới để khắc phục những khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.
  • Câu 29:

    Mã câu hỏi: 179374

    Công lao đầu tiên, to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1930 là

    • A.Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.   
    • B.Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
    • C.Hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
    • D.Khởi thảo Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng.
  • Câu 30:

    Mã câu hỏi: 179375

    Thắng lợi quân sự của quân và dân ta tác động trực tiếp đến việc triệu tập Hội nghị Pari về Việt Nam là

    • A.cuộc tiến công chiến lược năm 1972.   
    • B.chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972.
    • C.cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
    • D.tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
  • Câu 31:

    Mã câu hỏi: 179384

    Ý nào sau đây không phản ánh đúng nét tương đồng về nguyên nhân giúp cho kinh tế Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu phát triển nhanh, trở thành các trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới?

    • A.Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.   
    • B.Người dân cần cù, chịu khó, trình độ tay nghề cao.
    • C.Vai trò của bộ máy nhà nước trong việc tiến hành cải cách tài chính, tiền tệ.
    • D.Lãnh thổ không rộng, nghèo tài nguyên, thường xuyên gặp thiên tai.
  • Câu 32:

    Mã câu hỏi: 179386

    Có thể vận dụng những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc để giải quyết những vấn đề cấp bách nào của đất nước ta hiện nay?

    • A.Vấn đề chủ quyền biên giới, biển, hải đảo và toàn vẹn lãnh thổ.          
    • B.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
    • C.Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
    • D.Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
  • Câu 33:

    Mã câu hỏi: 179388

    Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự tan rã của chế độ CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu là gì?

    • A.Lạc hậu về khoa học - kĩ thuật, không theo kịp sự phát triển chung của thế giới.        
    • B.Chậm cải cách, sửa đổi và khi thực hiện lại mắc phải nhiều sai lầm.
    • C.Xây dựng một mô hình CNXH chưa khoa học, đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp.
    • D.Sự chống phá của các thế hệ thù địch trong và ngoài nước
  • Câu 34:

    Mã câu hỏi: 179390

    Sau khi Liên Xô tan rã, vị thế ngoại giao của Liên bang Nga như thế nào?

    • A.Là quốc gia kế tục Liên Xô, kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài.               
    • B.Suy giảm nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế.
    • C.Nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của các nước tư bản phương Tây.
    • D.Suy giảm nghiêm trọng trong cộng đồng các quốc gia độc lập.
  • Câu 35:

    Mã câu hỏi: 179392

    Trong các thế lực đế quốc có mặt trên đất nước ta ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, đế quốc nào là kẻ thù chính?

    • A.Thực dân Pháp với âm mưu quay lại xâm lược Việt Nam, núp bóng quân Anh liên tiếp có hành động gây hấn.
    • B.Hơn 1 vạn quân Anh dưới danh nghĩa quân Đồng minh, ủng hộ quân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương.
    • C.6 vạn quân Anh dưới danh nghĩa quân Đồng minh, ủng hộ quân Pháp quay trở lại xâm lược Đông Dương.
    • D.20 vạn quân Trung Hoa dưới danh nghĩa quân Đồng minh, có Mĩ hậu thuẫn, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của ta.
  • Câu 36:

    Mã câu hỏi: 179394

    Trong những năm 1945 - 1954, để cứu vãn nền hòa bình ở Đông Dương, Đảng, Chính phủ ta đã thể hiện thiện chí hòa bình thông qua nhiều văn kiện quan trọng, ngoại trừ

    • A.Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương 1954.
    • B.Tạm ước 9/1946.
    • C.Kháng chiến nhất định thắng lợi 9/1947.
    • D.Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946.
  • Câu 37:

    Mã câu hỏi: 179396

    Ý nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

    • A.Những tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động có hiệu quả.      
    • B.Các quốc gia cần hợp tác phát triển kinh tế sau khi giành được độc lập.
    • C.Nhu cầu hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
    • D.Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam bước vào giai đoạn kết thúc.
  • Câu 38:

    Mã câu hỏi: 179398

    Lực lượng cách mạng được xác định trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là

    • A.công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và địa chủ phong kiến.         
    • B.công nhân và nông dân.
    • C.toàn thể dân tộc Việt Nam.
    • D.công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung, tiểu địa chủ.
  • Câu 39:

    Mã câu hỏi: 179400

    Xu thế hòa hoãn và hợp tác trên thế giới bắt đầu xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

    • A.Từ năm 1990, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.    
    • B.Từ nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX.
    • C.Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.
    • D.Từ nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
  • Câu 40:

    Mã câu hỏi: 179403

    Hội nghị nào đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng của Đảng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

    • A.Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng Sản Đông Dương 11/1939.
    • B.Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng Sản Đông Dương 7/1936.
    • C.Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Đông Dương 5/1941.
    • D.Hội nghị Ban Chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Đông Dương 11/1940.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?