Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 179407
Nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960) vì
- A.phong trào đấu tranh của nhân dân đang phát triển mạnh.
- B.lực lượng cách mạng vũ trang miền Nam đã phát triển.
- C.cách mạng miền Nam đã chuyển hẳn sang thế tiến công.
- D.không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình.
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 179409
Nguyên nhân quan trọng quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là
- A.nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết, dũng cảm.
- B.sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
- C.sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân các nước Đông Dương.
- D.sự đồng tình, ủng hộ của lực lượng hòa bình, dân chủ trên thế giới.
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 179411
Chiến thắng nào dưới đây của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?
- A.Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
- B.Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965.
- C.Chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho) năm 1963.
- D.Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 179413
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cách mạng cả nước?
- A.Căn cứ địa cách mạng.
- B.Hậu phương kháng chiến.
- C.Quyết định nhất.
- D.Quyết định trực tiếp.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 179421
Địa danh được mệnh danh “cánh cửa thép” cuối cùng bảo vệ Sài Gòn từ phía đông của quân ngụy trong năm 1975 là
- A.An Lộc.
- B.Bảo Lộc.
- C.Xuân Lộc.
- D.Biên Hòa.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 179423
Chiến thắng quân sự nào của quân dân miền Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
- A.An Lão (Bình Định).
- B.Bình Giã (Bà Rịa).
- C.Ba Gia (Quảng Ngãi).
- D.Đồng Xoài (Bình Phước).
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 179425
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân (1968) đã buộc Mĩ phải tuyên bố
- A.“phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
- B.rút hết quân đội về nước.
- C.“Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.
- D.chấm dứt phá hoại ở miền Bắc.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 179427
Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là
- A.đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ - Diệm.
- B.chống lại sự bắn phá và ném bom ác liệt của chính quyền Mĩ - Diệm.
- C.tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đấu tranh chống Mĩ - Diệm.
- D.hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 179429
Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại đâu?
- A.Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4-1976).
- B.Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7-1976).
- C.Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (1976).
- D.Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (1975).
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 179431
Trong thời kì 1954 - 1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?
- A.Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
- B.Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
- C.Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
- D.Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết năm 1973.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 179433
Mĩ cho máy bay tập kích Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố trong 12 ngày đêm liên tục (từ 18 đến 29-12-1972) nhằm mục đích gì?
- A.Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở Việt Nam.
- B.Uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí chiến đấu của nhân dân ta.
- C.Giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta kí hiệp định có lợi cho Mĩ.
- D.Đánh phá miền Bắc, không cho tiếp tế cho chiến trường miền Nam.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 179434
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1965), Mĩ nhằm thực hiện âm mưu cơ bản nào?
- A.Dùng người Việt đánh người Việt.
- B.Cô lập lực lượng vũ trang cách mạng.
- C.Chia cắt lâu dài nước Việt Nam.
- D.Tách nhân dân với phong trào cách mạng.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 179436
Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương tháng 4 - 1970 được triệu tập nhằm mục đích
- A.Thể hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung.
- B.Công nhận chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam.
- C.Tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.
- D.Đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 179438
Hội ngị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 24 (9-1975) đã đề ra nhiệm vụ cấp thiết nào dưới đây?
- A.Ổn định tình hình chính trị - xã hội ở miền Nam.
- B.Tiếp tục mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.
- C.Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.
- D.Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 179440
Địa phương cuối cùng ở miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
- A.Long An.
- B.Bến Tre.
- C.Châu Đốc.
- D.Cà Mau.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 179441
Người nữ tướng nào trở thành một nhà lãnh đạo và biểu tượng của “Đội quân tóc dài”, phong trào đấu tranh chống Mĩ - Diệm của phụ nữ ở miền Nam Việt Nam?
- A.Nguyễn Thị Út.
- B.Nguyễn Thị Định.
- C.Võ Thị Sáu.
- D.Nguyễn Thị Bình.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 179442
Chiến thắng Vạn Tường (18-8-1965) của quân dân ta đã chứng tỏ điều gì?
- A.Lực lượng quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.
- B.Lực lượng vũ trang miền Nam đã lớn mạnh về mọi mặt.
- C.Ý chí quyết tâm đánh giặc của quân và dân miền Nam.
- D.Quân và dân miền Nam có khả năng đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 179443
Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), Mĩ đề ra chiến lược quân sự mới “tìm diệt” nhằm mục đích nào dưới đây?
- A.Ngăn chặn tiếp viện từ miền Bắc vào miền Nam.
- B.Nhanh chóng kết thúc chiến tranh với ta.
- C.Đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự.
- D.Tạo điều kiện thuận lợi cho Mĩ trên bàn ngoại giao.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 179444
Ý nghĩa quan trọng của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước là
- A.Tạo điều kiện chính trị, phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
- B.Phát triển nền kinh tế đa phương hóa, đa dạng hóa.
- C.Xây dựng và phát triển kinh tế hàng hóa.
- D.Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 179445
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam là
- A.đánh dấu bước ngoặt của cách mạng ở miền Nam Việt Nam.
- B.cách mạng miền Nam chuyển sang thế chủ động.
- C.làm lung lay tận gốc chính quyền Mĩ - Diệm.
- D.chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 179446
Nội dung nào thuộc đường lối đổi mới về chính trị của Đảng ta (1986)?
- A.Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
- B.Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- C.Xây dựng nhà nước Việt Nam độc lập.
- D.Khắc phục tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 179447
Thái độ của Mĩ sau chiến thắng của quân dân ta ở Phước Long (tháng 1-1975) là gì?
- A.Không can thiệp bằng quân sự đối với miền Nam.
- B.Phản ứng mạnh, tiếp tục tăng viện trợ cho quân đội Sài Gòn.
- C.Tiếp tục tăng cường can thiệp quân sự vào miền Nam.
- D.Chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 179448
Kế hoạch nào được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” và nâng lên thành “quốc sách” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965)
- A.tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
- B.tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
- C.tăng cường viện trợ quân sự cho Diệm.
- D.sử dụng chiến thuật mới “trực thăng vận”.
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 179449
Nội dung nào không thuộc đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng ta (1986)?
- A.Tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
- B.Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
- C.Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp.
- D.Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 179450
Đường lối đổi mới của Đảng ta (1986) chịu tác động nào từ tình hình thế giới?
- A.Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trở thành xu thế thế giới.
- B.Ảnh hưởng, tác động của xu thế toàn cầu hóa.
- C.Tình trạng chiến tranh lạnh giữa các cường quốc.
- D.Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 179451
Sự kiện quan trọng diễn ra ngày 20-9-1977, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức
- A.thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN.
- B.thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
- C.thành viên thứ 150 của WTO.
- D.thành viên chính thức của APEC.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 179452
Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” là hình thức
- A.thực hiện chính sách dồn dân lập “ấp chiến lược”.
- B.mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
- C.chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ.
- D.sử dụng quân đội Mĩ và đồng minh là chủ yếu.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 179453
Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam Việt Nam đang
- A.giữ vững và phát triển thế tiến công.
- B.chuyển hẳn sang tiến công chiến lược.
- C.chuyển dần sang đấu tranh chính trị.
- D.gặp muôn vàn khó khăn và tổn thất.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 179454
Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?
- A.Phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch.
- B.Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo.
- C.Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.
- D.Sự ra đời của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 - 12 - 1960).
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 179455
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?
- A.Giáng một đòn mạng vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- B.Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- C.Sự ra đời của mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960)
- D.Làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 179456
“Chiến tranh đặc biệt” nằm trong hình thức nào của chiến lược toàn cầu của Mỹ?
- A.Phản ứng linh hoạt.
- B.Ngăn đe thực tế.
- C.Bên miệng hố chiến tranh.
- D.Chính sách thực lực.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 179457
Bình định miền Nam trong 18 tháng, là nội dung của kế hoạch nào sau đây?
- A.Kế hoạch Stalây – Taylo.
- B.Kế hoạch Johnson Mac-namara.
- C.Kế hoạch Đờ-lát Đờ-tát-Xi-nhi.
- D.Kế hoạch Stalây - Taylo và Johnson Mac-namara.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 179458
Trọng tâm của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
- A.Dồn dân vào ấp chiến lược.
- B.Dùng người Việt đánh người Việt.
- C.Bình định miền Nam.
- D.Bình định miền Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 179459
Chiến thắng Ấp Bắc diễn ra vào thời gian nào?
- A.01-01-1963.
- B.01-02-1963.
- C.02-01-1963.
- D.03-01-1963.
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 179460
Ngày 02-12-1964, quân dân miền Nam đã giành thắng lợi nào sau đây?
- A.Chiến thắng Ba Ray.
- B.Chiến thắng Bình Giã.
- C.Chiến thắng Ba Gia.
- D.Chiến thắng Đồng Xoài.
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 179461
Chiến thắng quân sự nào của ta đã làm phá sản về cơ bản “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ?
- A.Ấp Bắc.
- B.Bình Giã.
- C.Đồng Xoài.
- D.Ba Gia.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 179462
Cuộc đấu tranh chính trị tiêu biểu nhất của đồng bào miền Nam trong năm 1963 là
- A.cuộc biểu tình của 2 vạn tăng ni phật tử Huế (08-5-1963)
- B.hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm ở Sài Gòn.
- C.cuộc biểu tình của 70 vạn quân chúng ở Sài Gòn (16-6-1963).
- D.cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 179463
Ngày 01-11-1963 là ngày gì?
- A.Tổng thống Kennodi bị ám sát.
- B.Johnson lên nắm chính quyền.
- C.Kế hoạch Giônxơn Mac Namara được thông qua.
- D.Ngô Đình Diệm bị lật đổ.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 179464
Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị trong “chiến tranh cục bộ” là lực lượng nào?
- A.Lực lượng quân ngụy.
- B.Lực lượng quân viễn chinh Mỹ.
- C.Lực lượng quân chư hầu.
- D.Lực lượng quân ngụy và chư hầu.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 179465
Cuộc hành quân mang tên “ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho chiến lược chiến tranh nào của Mỹ?
- A.Chiến tranh đơn phương.
- B.Chiến tranh đặc biệt.
- C.Chiến tranh cục bộ.
- D.Việt Nam hóa chiến tranh.