Câu hỏi Trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 100883
Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống lại chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh trong những năm 1918 -1929 là
- A.Bạo lực cách mạng.
- B.đấu tranh vũ trang.
- C.đấu tranh chính trị.
- D.hòa bình, không bạo lực
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 100884
Sự thành lập Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925) có tác động như thế nào đến phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ
- A.Khẳng định phong trào đấu tranh theo biện pháp hòa bình là đúng
- B.Thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh
- C.Khẳng định giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào
- D.Tạo điều kiện để chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 100885
Nhân tố nào sau đây là yếu tố quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925)?
- A.Sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân
- B.Chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ
- C.Phong trào dân tộc dân chủ ở Ấn Độ theo con đường cách mạng vô sản có bước phát triển
- D.Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản dần suy yếu
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 100886
Trong năm 1930, những Đảng cộng sản nào đã lần lượt ra đời ở khu vực Đông Nam Á?
- A.Đảng cộng sản Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin
- B.Đảng cộng sản Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm
- C.Đảng cộng sản Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a
- D.Đảng cộng sản Việt Nam, Phi-lip-pin, Xin-ga-po
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 100887
Cuộc khởi nghĩa chống Pháp nào ở Lào, kéo dài suốt hơn 30 năm đầu thế kỉ XX?
- A.Khởi nghĩa Ong Kẹo
- B.Khởi nghĩa Commađam
- C.Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam.
- D.Khởi nghĩa Chậu Pachay
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 100888
Cơ sở nào đưa đến sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A.Sự ra đời của giai cấp tư sản dân tộc.
- B.Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- C.Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
- D.Ảnh hưởng của các cuộc cải cách chính trị ở khu vực
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 100889
Hội nghị Muy-nich với sự tham gia của các quốc gia nào sau đây?
- A.Anh, Pháp, Nhật, Italia.
- B.Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp.
- C.Đức, Áo, Hung, Bỉ.
- D.Anh, Pháp, Đức, Italia.
-
Câu 8:
Mã câu hỏi: 100890
Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh vào ngày tháng năm nào?
- A.15/08/1945.
- B.30/08/1945.
- C.25/08/1945.
- D.05/08/1945.
-
Câu 9:
Mã câu hỏi: 100891
Chủ nghĩa Mác –Lê nin được truyền bá, phát triển nhanh chóng và sâu rộng ở Trung Quốc sau sự kiện nào?
- A.Phong trào Đồng minh hội.
- B.Phong trào Nghĩa hòa đoàn.
- C.Cách mạng Tân Hợi 1911.
- D.Phong trào Ngũ Tứ 1919.
-
Câu 10:
Mã câu hỏi: 100892
Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc là phong trào đấu tranh của
- A.học sinh, sinh viên, công nhân.
- B.giai cấp nông dân, công nhân.
- C.giai cấp tư sản, tiểu tư sản.
- D.giai cấp tiểu tư sản, nông dân.
-
Câu 11:
Mã câu hỏi: 100893
Phong trào Ngũ tứ (1919) đã khắc phục được hạn chế lớn nhất của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc giai đoạn trước là
- A.Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
- B.Có sự lãnh đạo của một chính đảng thống nhất.
- C.Kết hợp cả chống đế quốc và chống phong kiến tay sai.
- D.Diễn ra trên quy mô rộng lớn, có sự thống nhất.
-
Câu 12:
Mã câu hỏi: 100894
Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 –1939) là
- A.quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
- B.đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc.
- C.đòi các nước đế quốc trao trả độc lập.
- D.đòi tự do kinh doanh, tự chủ chính trị.
-
Câu 13:
Mã câu hỏi: 100895
Tình hình chính trị ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có điểm chung nào?
- A.Chế độ quân chủ chuyên chế vẫn tồn tại
- B.Chính quyền thực dân khống chế về chính trị
- C.Các nước giành quyền tự chủ trong chừng mực nhất định
- D.Nền thống trị thực dân bị sụp đổ hoàn toàn
-
Câu 14:
Mã câu hỏi: 100896
Nhân tố nào quy định phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi?
- A.Phong trào còn mang tính tự phát
- B.Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia
- C.Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết
- D.Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào
-
Câu 15:
Mã câu hỏi: 100897
Chiến tranh thế giới thứ hai không diễn ra ở châu lục nào?
- A.Châu Âu.
- B.Châu Á.
- C.Châu Mĩ.
- D.Châu Phi.
-
Câu 16:
Mã câu hỏi: 100898
Hậu quả của Đệ Nhị thế chiến đối với con người kinh khủng như thế nào?
- A.1 triệu người chết, 500.000 người bị thương.
- B.60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương.
- C.120 triệu người chết, 5 triệu người bị thương.
- D.Hàng vạn người chết và bị thương.
-
Câu 17:
Mã câu hỏi: 100899
Vì sao nước Mĩ không bị Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá?
- A.Mĩ không tham gia vào cuộc chiến tranh.
- B.Mĩ tham gia chiến tranh một cách khôn ngoan.
- C.Mĩ tham gia chiến tranh muộn hơn các nước.
- D.Chiến tranh đã không xảy ra trên đất Mĩ.
-
Câu 18:
Mã câu hỏi: 100900
Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?
- A.Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức.
- B.Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ.
- C.Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít.
- D.Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
-
Câu 19:
Mã câu hỏi: 100901
Yếu tố nào không tác động đến sự hình thành khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
- A.Sự thay đổi thái độ của các chính phủ Anh, Mĩ.
- B.Chiến thắng Xtalingrat của nhân dân Liên Xô.
- C.Sự kiện Liên Xô tham chiến.
- D.Hành động xâm lược của phe phát xít.
-
Câu 20:
Mã câu hỏi: 100902
Cuối thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây, triều đình nhà Nguyễn đã thi hành chính sách nào?
- A.Tự do tôn giáo.
- B.Bế quan tỏa cảng.
- C.Cải cách văn hóa.
- D.Cải cách, mở cửa.
-
Câu 21:
Mã câu hỏi: 100903
Sau khi ký hiệp ước Nhâm Tuất 1862, triều đình Huế đã có hành động gì?
- A.Đàn áp cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân Nam Kì.
- B.Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
- C.Tập trung binh lực sẵn sàng giúp thực dân pháp đàn áp nhân dân.
- D.Giúp Pháp đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh Nam Kì.
-
Câu 22:
Mã câu hỏi: 100904
Khi quân Pháp bị sa lầy ở Đà Nẵng và Gia Định (1858-1860), thái độ của triều đình nhà Nguyễn là gì?
- A.Phân hoá theo tư tưởng chủ hoà.
- B.Không có hành động đối phó nào.
- C.Phân hoá theo tư tưởng chủ chiến.
- D.Tiếp tục chờ đợi quân pháp suy yếu hơn.
-
Câu 23:
Mã câu hỏi: 100905
Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là ai?
- A.Nguyễn Tri Phương.
- B.Nguyễn Trung Trực.
- C.Phạm Văn Nghị.
- D.Trương Định
-
Câu 24:
Mã câu hỏi: 100906
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì sau Hiệp ước 1862 là
- A.khởi nghĩa Trương Quyền.
- B.khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm.
- C.khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.
- D.khởi nghĩa Trương Định.
-
Câu 25:
Mã câu hỏi: 100907
Bản hiệp ước nào đã được sửa chữa một số điều khoản nhằm xoa dịu dư luận, mua chuộc thêm các phần tử phong kiến đầu hàng ?
- A.Hiệp ước Nhâm Tuất 1862.
- B.Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
- C.Hiệp ước Hác măng 1883.
- D.Hiệp ước Pa tơ nốt 1884.
-
Câu 26:
Mã câu hỏi: 100908
Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần 2, phản ứng của quân dân Hà Nội như thế nào?
- A.Tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa cản giặc.
- B.Thực hiện chính sách vườn không nhà trống.
- C.Ra sức hưởng ứng theo giặc.
- D.Nhân dân đấu tranh dưới sự lãnh đạo hoàn toàn của triều đình.
-
Câu 27:
Mã câu hỏi: 100909
Chiến thằng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (1883) là sự kết hợp chiến đấu giữa đội quân của
- A.Trương Định và Nguyễn Trung Trực.
- B.Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
- C.Hoàng Tá Viêm và Nguyễn Trung Trực.
- D.Nguyễn Trung Trực và Lưu Vĩnh Phúc.
-
Câu 28:
Mã câu hỏi: 100910
Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam khi nào?
- A.Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết.
- B.Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng.
- C.Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2.
- D.Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.
-
Câu 29:
Mã câu hỏi: 100911
Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884)?
- A.Thực dân Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam về mặt quân sự.
- B.Phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi nổi, quyết liệt trên cả nước.
- C.Phái chủ chiến đã chuẩn bị tốt lực lượng để phản công quân Pháp.
- D.Nội bộ triều đình Huế chia làm hai phái: chủ hòa và chủ chiến.
-
Câu 30:
Mã câu hỏi: 100912
Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam?
- A.Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng năm 1858.
- B.Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết năm (1883- 1884).
- C.Sau khi Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai năm (1882- 1883).
- D.Sau khi Pháp đánh chiếm kinh thành Huế năm 1883.
-
Câu 31:
Mã câu hỏi: 100913
Đứng đầu phải chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn là
- A.Tôn Thất Thuyết.
- B.Phan Đình Phùng.
- C.Hoàng Hoa Thám.
- D.Nguyễn Thiện Thuật.
-
Câu 32:
Mã câu hỏi: 100914
Nhận xét nào dưới đây đúng với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
- A.Quy mô lớn, chống đế quốc, phong kiến.
- B.Diễn ra sôi nổi, quyết liệt và rất triệt để.
- C.Khủng hoảng đường lối, giai cấp lãnh đạo.
- D.Hình thức đấu tranh phong phú và mới.
-
Câu 33:
Mã câu hỏi: 100915
Thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam đã để lại bài học gì?
- A.Đấu tranh hòa bình phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- B.Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.
- C.Lực lượng cách mạng chỉ bao gồm nông dân.
- D.Bạo động vũ trang không phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
-
Câu 34:
Mã câu hỏi: 100916
Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc chính biến vào thời gian nào?
- A.tháng 5/1927
- B.tháng 3/1927
- C.tháng 6/1927
- D.tháng 4/1927
-
Câu 35:
Mã câu hỏi: 100917
Lãnh đạo phong trào đấu tranh của Ấn Độ giai đoạn 1918 – 1939 là lực lượng nào?
- A.Công hội
- B.Tổ chức công đoàn
- C.Đảng Quốc đại
- D.Tướng lĩnh trong quân đội
-
Câu 36:
Mã câu hỏi: 100918
Nét mới của phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919) so với các phong trào và các cuộc đấu tranh trước đó là
- A.Phong trào lần đầu tiên lôi kéo giai cấp công nhân.
- B.Phong trào đấu tranh chống cả đế quốc và phong kiến.
- C.Lực lượng công nhân tham gia với vai trò nòng cốt của phong trào Ngũ Tứ.
- D.Phong trào có quy mô rộng lớn nhất 22 tỉnh và 150 thành phố trong cả nước.
-
Câu 37:
Mã câu hỏi: 100919
Cuộc khởi nghĩa nào ở Lào kéo dài từ năm 1918 đến năm 1922 ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam?
- A.Ong Kẹo và Com-ma-đam.
- B.Công – pông Chàm.
- C.Công – pông Chơ – năng.
- D.Chậu Pa - chay.
-
Câu 38:
Mã câu hỏi: 100920
Chính sách bóc lột tàn bạo và chế độ thuế khóa lao dịch nặng nề của Pháp ở Đông Dương đã
- A.tăng nhanh quá trình khủng hoảng kinh tế của các nước Đông Nam Á.
- B.làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp
- C.tăng cường chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa.
- D.dẫn tới sự thành lập các Đảng Cộng sản.
-
Câu 39:
Mã câu hỏi: 100921
Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Campuchia đầu thế kỉ XX mà chính quyền thực dân đã tiến hành đàn áp đẫm máu với hơn 400 người chết là
- A.Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Prâyveng
- B.Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Côngpông Chàm
- C.Phong trào chống bắt phu, bắt lính đấu tranh vũ trang chống Pháp ở tỉnh Côngpông Chơnăng
- D.Cuộc khỏi nghĩa chống Pháp của Phacađuốc.
-
Câu 40:
Mã câu hỏi: 100922
Thái độ của Mĩ đối với sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít ở những năm 30 của thế kỷ XX là
- A.coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất và kiên quyết chống phát xít.
- B.đưa ra "Đạo luật trung lập" không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.
- C.hợp tác chặt chẽ với Liên Xô, hình thành liên minh để chống lại chủ nghĩa phát xít.
- D.tích cực chuẩn bị lực lượng để cùng với Anh, Pháp chống chủ nghĩa phát xít.